Ngưng lười biếng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lười biếng có thể là lối sống không lành mạnh. Có lẽ nó là tệ nhất trong tất cả các lối sống, và rất dễ để rơi vào tình trạng lười biếng vô biên và không có động lực. Cách bạn quản lý thời gian và những việc bạn làm ngay lúc này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn, vì vậy hãy đọc một vài lời khuyên bên dưới về cách để ngừng lười biếng và bắt đầu làm việc hiệu quả hơn.

Các bước[sửa]

Thân thể, đầu óc và tinh thần[sửa]

Nếu bạn cảm thấy lười biếng, có thể bạn phải giải quyết việc bạn quan tâm (hay không quan tâm) đến bản thân ra sao. Xem những mẹo sau để tạo thật nhiều năng lượng cho bản thân một cách tự nhiên.

  1. Ngủ. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng duy trì thói quen ngủ thường xuyên. Ngủ không thường xuyên hoặc mất ngủ có thể dẫn đến thiếu năng lượng và gây lười biếng.
  2. Rửa mặt. Ngay khi thức dậy vào buổi sáng, hãy rửa mặt, tắm rửa và thay quần áo. Cách này giúp bạn tỉnh táo dễ dàng hơn và bắt đầu ngày mới ngay lập tức.
  3. Tập thể dục thường xuyên. Thậm chí những bài tập đơn giản như đi bộ sẽ cho bạn năng lượng tự nhiên đồng thời giải tỏa endorphin giúp cải thiện tâm trạng, khiến bạn cảm thấy muốn ra ngoài và hoàn thành công việc ngay trong ngày nhiều hơn.
  4. Theo dõi chế độ ăn. Nếu bạn không nạp đủ rau hay các thực phẩm tốt cho sức khỏe vào cơ thể, nó cũng có thể tác động đến toàn bộ năng lượng của bạn. Cố gắng hạn chế đồ ăn vặt và thường xuyên ăn nhiều bữa mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn và muốn ăn nhẹ, hãy ăn những thứ có lợi cho sức khỏe (như ăn một ít trái cây thay vì khoai tây chiên.)
  5. Nhờ giúp đỡ. Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, thì cảm xúc lười biếng của bạn rất có thể sẽ liên kết với chứng trầm cảm, hoặc hiếm hơn nữa là vấn đề sức khỏe tinh thần khác như rối loạn tăng động giảm chú ý. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia là việc rất đáng làm.

Có tâm trạng thích hợp[sửa]

Cảm giác lười biếng hoặc uể oải thường liên quan trực tiếp tới việc chúng ta suy nghĩ như thế nào về bản thân hoặc cuộc sống. Dưới đầy là những cách giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

  1. Dọn dẹp nhà và nơi làm việc. Có một môi trường không lộn xộn có thể thường xuyên loại bỏ sự lộn xộn ra khỏi tâm trí bạn và giúp bạn cảm thấy có động lực cũng như làm việc hiệu quả hơn.
  2. Bắt đầu một ngày bằng cách tự nói với bản thân những điều tích cực. Ví dụ, "Hôm nay, mình sẽ đi dạo."
  3. Nghe nhạc sôi động. Luyện tập những bài hát hoặc bài tập thể dục giúp bạn "phấn chấn" và cảm giác năng động sẽ tạo nên tinh thần lạc quan cho cả ngày của bạn.
  4. Thay đổi môi trường. Môi trường khác nhau có tác động khác nhau đến năng suất của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang cố làm việc gì đó trong phòng ngủ, nó có khiến bạn muốn làm việc đó không hay chỉ muốn rúc vào ngủ? Có thể bạn sẽ muốn cân nhắc một không gian khác nếu đang cố gắng hoàn thành một công việc nhất định.
  5. Bao quanh mình bởi những người tích cực. Những người xung quanh với cảm hứng cho hành vi của bạn. Hãy kết bạn với người thành công và đầy nhiệt huyết, và năng lượng của họ sẽ tác động đến bạn.
  6. Nói với người khác về mục tiêu của bạn. Có phải bạn luôn muốn có một công việc mới hoặc muốn chạy marathon? Nói với người khác về điều đó! Bất cứ khi nào mọi người gặp bạn, họ sẽ hỏi han bạn bây giờ như thế nào với những mục tiêu đó. Đây là cách tuyệt vời để bản thân có trách nhiệm về hành động của mình.
  7. Ngừng quan trọng hoá vấn đề. Có phải bạn đang chờ thời điểm hoàn hảo để hoàn thành một việc nào đó? Nhưng thường không chỉ là một việc. Không may thay, chủ nghĩa hoàn hảo có thể là một trong những lí do lớn nhất cho tính trì hoãn.

Dành ưu tiên cho thời gian của bạn[sửa]

Nếu bạn có nhiều việc để làm, có thể nó nhiều đến nỗi bạn chẳng làm được gì. Dưới dây là một số cách tăng tối đa thời gian mà bạn có.

  1. Lên danh sách. Nếu bạn có nhiều việc phải làm trong một ngày, ưu tiên chúng vào "việc-phải-làm," "việc-cần-làm" và "việc-nên-làm". Làm việc-phải-làm trước. Viết mọi việc ra giấy thường giúp bạn dễ biết được việc nào là quan trọng nhất.
  2. Đừng làm những việc khó nhất trước. Khi bạn không còn bất kỳ năng lượng nào, hãy làm việc khó nhất trong ngày sau đó. Nếu tập trung vào những việc dễ trước, bạn sẽ có thêm thời gian làm những thứ khó sau. Những việc bạn không thích làm rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường. Điều này tạo ra rào chắn trong suy nghĩ của bạn khi có những việc khác mà bạn thích làm hoặc có thể dễ dàng hoàn thành, nhưng lại không làm, vì bạn bị mắc kẹt với những việc mà mình không thích.
  3. Chọn kế hoạch cẩn thận. Một lần nữa, bạn sẽ không muốn chôn vùi bản thân trong sự thờ ơ. Hãy tập trung vào một hoặc hai việc và làm hết mình với những việc đó. Bạn không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc.
  4. Chia công việc thành từng bước nhỏ. Một cách khác để tránh làm việc quá tải là chia một việc thành nhiều phần, rồi tập trung vào từng phần nhỏ.
  5. Tạo lịch trình chi tiết. Nếu bạn có một kế hoạch và cho bản thân thời hạn hoàn thành, thì thật dễ để tạm gác những việc khác cho đến giây cuối cùng. Tạo một lịch trình liệt kê tất cả các bước bạn sẽ cần làm đến hạn chót và cho bản thân khoảng thời gian hợp lí để hoàn thành.

Quý trọng thời gian của bạn[sửa]

Thời gian của bạn là vô giá. Sau đây là một vài cách để tránh lười biếng và tận dụng tối đa một ngày của bạn.

  1. Học làm một vài thứ khi rảnh. Hãy thử một thú vui hay sở thích mới. Thử một hoạt động mang tính cấu trúc: điều này không phụ thuộc vào việc bạn làm có hiệu quả hay không. Cách này sẽ giúp bạn bận rộn và làm việc hiệu quả, cũng như sẽ mở rộng sở thích và kỹ năng của bạn.
  2. Làm mọi việc ngay lập tức. Nếu bạn có bài tập về nhà thì đừng trì hoãn đến cuối tuần. Hãy bắt đầu làm ngay bây giờ trong khi mọi thứ còn rõ trong tâm trí bạn.
  3. Loại bỏ sự trì hoãn. Ý thức được những việc bạn trì hoãn và hành động để loại bỏ nó. Nếu bạn lãng phí thời gian để lướt web, hãy làm việc ở nơi không có internet. Nếu nhắn tin cho bạn bè là nhược điểm của bạn thì hãy để điện thoại vào phòng khác hoặc nhờ một người bạn giữ hộ cho đến chiều.
  4. Tuân thủ giờ giấc. Nếu bạn nói mình sắp làm một vài việc vào buổi trưa, thì hãy bắt đầu vào buổi trưa. Đừng dễ dàng chấp nhận bắt đầu trễ hơn 30 hoặc 40 phút so với thời gian quy định.
  5. Lập thời gian biểu công việc và các giờ giải lao. Việc bạn cần nghỉ giải lao sau khi làm việc là điều bình thường, nhưng hãy đảm bảo thời gian là hạn chế. Ví dụ, bạn có thể đã hứa làm việc 50 phút đầu tiên mỗi tiếng và nghỉ giải lao trong 10 phút.
  6. Hãy thực hiện! Không có bất kỳ phương thuốc nào chữa được bệnh lười biếng. Cách duy nhất để khắc phục điều này là đặt tâm trí bạn vào công việc và hoàn thành nó. Hãy có tính kỷ luật.

Lời khuyên[sửa]

  • Nhớ rằng bạn phải làm việc để đạt được mục tiêu của mình, nó sẽ không xảy ra ngay lập tức.
  • Không dùng điện thoại hoặc máy tính cả ngày! Nếu bạn phải làm hầu hết mọi việc trên điện thoại hoặc máy tính, đảm bảo bạn được nghỉ giải lao và làm việc gì đó năng động.
  • Đừng làm trái với lời nói của bạn. Để duy trì động lực cho bản thân, hãy nghĩ về kết quả tuyệt vời sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng.
  • Nếu bạn chán nản, hãy đọc sách hoặc đi dạo. Đừng chỉ ngồi và xem tivi.
  • Làm hết những thứ bạn không thật sự thích trước để có thể làm những thứ bạn thích vào phần còn lại trong ngày!
  • Cố gắng hoàn thành mục tiêu dài hạn.
  • Có một hình mẫu tốt để duy trì động lực.
  • Cố gắng hết mình, thậm chí những việc nhỏ, như trò chuyện với người bạn không thích hay đơn giản là làm bài tập.
  • Tham gia vào một môn thể thao hoặc một hoạt động.
  • Tự kiểm soát khi ăn. Khi ăn nhiều thức ăn, bạn có thể cảm thấy mệt và chán nản.

Cảnh báo[sửa]

  • Sau một thời gian, bạn có thể cảm thấy bị cuốn vào những thói quen cũ. Tránh xa nó là rất điều quan trọng!
  • Lười biếng là một chuyện, và đẩy mình vào giới hạn là chuyện khác. Đừng làm khó mình. Quá trình này sẽ không xảy ra ngày một ngày hai.