Ngừng chịu đựng trong im lặng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngày nay nhiều nam giới và nữ giới đang phải chịu đựng các vấn đề về tinh thần trong im lặng. họ sống cuộc sống bí mật vì mắc chứng trầm cảm, lo âu, ADHD, ám ảnh xã hội hay rối loạn lưỡng cực và nhiều tình trạng suy nhược tinh thần khác.

Một số cá nhân khác không phải chịu đựng chứng rối loạn tâm thần nhưng phải chật vật trong việc thể hiện suy nghĩ và ý kiến cá nhân. Họ có thể nghe theo người khác vì họ không có tiếng nói cá nhân để bảo vệ bản thân hay sống vì lợi ích của bản thân. Nếu bạn ở trong trường hợp trên, hãy học cách chia sẻ vấn đề bạn đang phải chịu đựng, tìm tiếng nói của bản thân là cách chữa trị chính xác nhất.

Các bước[sửa]

Xóa bỏ rào cản[sửa]

  1. Nhớ rằng bạn không đơn độc. Dù bạn đang chịu đựng căng thẳng hậu chấn thương hay trầm cảm, bạn cũng không đơn độc. Mặc dù mỗi đêm bạn lo lắng hay khóc rồi ngủ thiếp đi và cảm giác như chỉ có mình bạn có cảm giác như vậy, nhưng điều này không đúng. Có hàng triệu người đã trải qua những điều bạn đang phải chịu đựng và nhiều người trong số họ được tiếp thêm can đảm để nhận sự giúp đỡ từ người khác.
    • Cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh về tinh thần. Trong số 17 người mắc bệnh sẽ có một người phải chịu đựng tình trạng nghiêm trọng chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt.[1]
    • Thông thường, các vấn đề tinh thần chưa được chẩn đoán vì người bệnh thường chịu đựng trong im lặng. Không chắc những người xung quanh bạn cũng gặp vấn đề tương tự nhưng biết đâu có người bạn biết cũng mắc bệnh vì tỷ lệ là 1/4.
  2. Tin tưởng rằng bạn có thể hồi phục. Có thể bạn nghĩ rằng đám mây u ám sẽ không bao giờ biến mất, nhưng không phải vậy. Bệnh tinh thần hình thành do nhiều nguyên nhân: di truyền, sinh học, môi trường, v.v. Hầu hết chúng không thể chữa trị hoàn toàn.[2] Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm thì cơ hội hồi phục sẽ cao hơn.
    • Nhiều người tin rằng các bệnh về tinh thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, ADHD đều có các nghiên cứu hỗ trợ, phương pháp điều trị hiệu quả có thể đem đến cho người bệnh một cuộc sống đầy hứa hẹn.[3]
  3. Không được nghĩ bản thân yếu đuối. Một trong những sai lầm thường gặp nhất của người chịu đựng chứng rối loạn tâm thần trong im lặng là tin rằng bản thân họ yếu đuối. "Nếu tôi không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình thì tôi là kẻ yếu đuối". Điều này không đúng và nếu cứ tin như thế thì chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn mà thôi.[4]
    • Rối loạn tinh thần là bệnh có thể điều trị cũng giống như bệnh tăng huyết áp và tiểu đường. Nếu bạn đến gặp bác sĩ thì bạn sẽ không tự cho mình là thiếu ý chí hay yếu đuối. Đồng thời, tình trạng sức khỏe tinh thần cũng không chuyển biến thành sự yếu đuối.
    • Trên thực tế, người chấp nhận rằng mình không thể tự xử lý tình trạng của bản thân và đến gặp chuyên gia lại là người mạnh mẽ.
  4. Giải tỏa nhu cầu được kiểm soát. Bạn nghĩ rằng tất cả những gì mình làm là kết hợp mọi thứ với nhau. Trở nên bận rộn. Tiến về phía trước. Quên đi những triệu chứng. Hành động như chẳng có chuyện gì xảy ra. Mong muốn kiểm soát vô tận được hình thành do nỗi sợ hãi, nếu bạn ngừng lại và nhận ra mình đang phải chịu đựng, có thể bạn sẽ mất trí. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân để giúp bạn từ bỏ sự kiểm soát.:[5]
    • Bạn sợ điều gì về tình trạng bệnh tinh thần của mình?
    • Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thôi không kiểm soát nữa?
    • Liệu từ bỏ và nhận sự giúp đỡ của người khác có giải thoát cho bạn?

Tiếp nhận sự giúp đỡ[sửa]

  1. Tìm kiếm khái quát về căn bệnh. Một trong những rào cản lớn nhất để giúp đỡ người bệnh là thông tin sai lệch. Nếu chỉ dựa vào sự chỉ trích bản thân và lãnh đạm của những người không nhạy cảm với người mắc bệnh tinh thần thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn. Trang bị cho bản thân kiến thức về triệu chứng hay căn bệnh bạn đang phải chịu đựng là bước đầu tiên để vượt qua sự kỳ thị của bản thân và người khác.[6]
    • Tiến hành tìm kiếm tổng quát về triệu chứng bệnh trên mạng để hiểu rõ hơn về nó. Hãy tìm kiếm ở những trang sức khỏe có uy tín, chẳng hạn như Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia hay Trung tâm Tâm thần, Hiệp hội Tâm thần.[7][8][6]
  2. Tham gia nhóm hỗ trợ trực tuyến. Một phương pháp khác để hình thành sự tự tin là tiếp nhận sự giúp đỡ và giảm sự kỳ thị là tham gia vào nhóm hỗ trợ. Các nhóm này cho phép bạn lắng nghe câu chuyện của những người gặp vấn đề tương tự. Bạn có thể tìm được thông tin bổ ích như các biện pháp tự nhiên để giảm bớt triệu chứng, luyện tập kỹ năng đối phó và nhận gợi ý về phương pháp điều trị hiệu quả trong diễn đàn.[9][10]
    • Khi bạn đến trung tâm y tế, hãy thảo luận bất kỳ kế hoạch điều trị tự nhiên nào với bác sĩ trước khi bắt đầu. Đừng tự ý điều trị bệnh vì cho dù người kia mắc cùng chứng bệnh giống bạn nhưng trải nghiệm của hai người là khác nhau. Hãy để bác sĩ hoặc chuyên gia đánh giá toàn diện để biết được phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn.
  3. Đến gặp bác sĩ. Hầu hết mọi người bắt đầu với các học viên rồi sau đó mới gặp bác sĩ. Trình bày các triệu chứng hay lo lắng của bạn là cách hiệu quả nhất để thảo luận thẳng thắn với bác sĩ.[11]
    • Hãy nhớ rằng mặc dù bác sĩ tư có thể đưa ra một vài lời khuyên hay kê đơn thuốc, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tinh thần.[12] Các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên khoa trong việc điều trị bệnh tinh thần có thể cung cấp cho bạn cơ hội phục hồi tốt nhất.

Giảm Sự kỳ thị[sửa]

  1. Ngừng tỏ ra kỳ thị. Kỳ thị bệnh tinh thần là lý do lớn nhất khiến nhiều người bệnh không tiếp nhận điều trị. Nếu bạn lo lắng mình sẽ bị nhìn nhận hay đối xử lạnh nhạt bởi gia đình, bạn bè xã hội chính là điều ngăn cản bạn hồi phục. Cảm thấy xấu hổ vì bệnh hay cô lập chính mình bởi vì sự kỳ thị. Cách duy nhất để vượt qua kỳ thị là xây dựng hiểu biết và tự tin về căn bệnh bằng cách tiếp nhận điều trị.[13]
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng khi người ta nhận thấy sự hiệu quả của phương pháp điều trị,họ sẽ bớt kỳ thị và phân biệt đối xử hơn[14]
    • Một cách khác để giảm kỳ thị là ngừng liên kết bản thân với bệnh tật. Thay vì nói "Tôi là người ADHD", bạn có thể nói "Tôi mắc bệnh ADHD".[15]
  2. Tâm sự với một người bạn.[11] Bước này không bắt buộc nhưng được khuyến khích cao. Đối mặt với bệnh tật một mình là một thử thách cô đơn. Phá bỏ rào cản và nhận sự giúp đỡ nghĩa là bạn sẽ không phải chịu đựng trong im lặng nữa. Hãy tìm kiếm nguồn động viên. Thử tìm người nào đó có thể giúp đỡ bạn mà không phán xét gì cả, chia sẻ thông tin của bạn với người đó.
    • Ghi nhớ rằng chia sẻ với người khác về bệnh tinh thần là cách tuyệt vời để giảm kỳ thị và sai lệch thông tin.[15] Giao thiệp với người khác sẽ khiến việc đến gặp bác sĩ bớt đáng sợ hơn.
  3. Trở thành người động viên. Sau khi chấp nhận tình trạng của bản thân, có một cách khác để khắc phục xu hướng chịu đựng trong đơn độc là lên tiếng và kêu gọi mọi người tiếp nhận giúp đỡ. Nghiên cứu về nhóm người động viên trong khu vực hoặc quốc gia và cách tham gia.[16][17]
    • Lan truyền nhận thức và truyền đạt kiến thức về bệnh tinh thần có thể chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến người khác phải chịu đựng trong im lặng.[15]

Tìm tiếng nói riêng[sửa]

  1. Thừa nhận vấn đề. Khi nói đến việc sống một cuộc sống thoải mái, giữ im lặng về điều bạn muốn chính là kẻ thù. Để tìm thấy tiếng nói riêng và ngừng chịu đựng trong im lặng, bạn phải hiểu rằng bạn chưa sử dụng tiếng nói của mình. Nhận thức vấn đề là bước đầu tiên để thay đổi. Sau đây là một vài dấu hiệu chứng tỏ bạn chưa có tiếng nói riêng:
    • Bạn mắc kẹt với công việc mà không ai muốn làm
    • Người khác nhận công việc và ý tưởng của bạn là của họ
    • Bạn thường làm việc theo ý người khác, không phải do bản thân
    • Bạn thấy không thỏa mãn vì bạn không sống vì lợi ích của chính mình
  2. Xác định giá trị của bản thân.[18] Giá trị bản thân là niềm tin, lý tưởng và quy tắc hình thành quyết định. Suy nghĩ về giá trị như bản đồ dẫn lối trên con đường bạn chọn. Nếu bạn thường phải chịu đựng trong im lặng thì có thể bạn đang sống ngược lại với giá trị của bản thân.
    • Nếu giá trị của bản thân không rõ ràng, bạn có thể học cách xác định giá trị bằng cách hoàn thành bảng tóm tắt.[19][20]
  3. Học cách giao tiếp quyết đoán. Quyết đoán giúp bạn cởi mở, thành thật và thẳng thắn trong giao tiếp. Điều này khiến mọi người nhận ra nhu cầu của bạn và bạn cảm nhận mình được lắng nghe. Rèn luyện sự quyết đoán có thể giúp bạn vượt qua việc chịu đựng trong im lặng và cải thiện sự tự tin.[21]
  4. Dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện nhu cầu. Khi bạn nói chuyện với người khác, hãy quay sang nhìn họ. Chân đặt xuống sàn một cách chắc chắn. Biểu cảm gương mặt vui vẻ nhưng chắc chắn. Nói với giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng nhưng không có bé hay thều thào.[22]
  5. Hãy sở hữu mong muốn và nhu cầu của bạn. Dùng từ khẳng định "Tôi". Đưa ra nhu cầu theo cách này cho phép bạn sở hữu chúng trong khi giảm thiểu sự phòng vệ của người khác.[22]
    • Ví dụ, thay vì nói "Bạn không bao giờ lắng nghe tôi!", bạn có thể nói "Tôi sẽ cảm kích nếu bạn cho phép tôi nói hết câu trước khi ngắt lời hay đổi chủ đề."

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www2.nami.org/factsheets/mentalillness_factsheet.pdf
  2. http://psychcentral.com/blog/archives/2009/05/22/how-do-you-cure-mental-illness/
  3. https://www.nami.org/Learn-More/Mental-Health-Conditions
  4. http://psychcentral.com/archives/top_myths.htm
  5. http://tinybuddha.com/blog/let-go-of-control-how-to-learn-the-art-of-surrender/
  6. 6,0 6,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2012/11/04/what-many-people-dont-get-about-mental-illness/
  7. https://www.nimh.nih.gov/index.shtml
  8. http://psychcentral.com/
  9. http://www.mentalhealthamerica.net/find-support-groups
  10. http://psychcentral.com/resources/Mental_Health/Support_Groups/
  11. 11,0 11,1 http://bottomlinehealth.com/the-stigma-of-mental-illness-makes-you-suffer-in-silence-when-and-how-to-speak-up/
  12. http://www.mentalhealthamerica.net/conditions/finding-help-when-get-it-and-where-go
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/why-we-worry/201308/mental-health-stigma
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25528557
  15. 15,0 15,1 15,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/in-depth/mental-health/art-20046477
  16. http://mhaadvocacy.org/joomla/
  17. https://www.nami.org/Get-Involved
  18. http://wire.wisc.edu/yourself/selfreflectknowyourself/Yourpersonalvalues.aspx
  19. https://career.virginia.edu/majors-and-careers/explore-careers/assessments/life-values-inventory
  20. https://www.binghamton.edu/ccpd/quick-reference-guides/values.pdf
  21. http://www.octech.edu/sites/www/Uploads/files/TRIO/Assertiveness%20Training%20workshop%20on-line.pdf
  22. 22,0 22,1 http://www.uwosh.edu/ccdet/caregiver/Documents/Gris/Handouts/gracasr.pdf