Ngừng gãi vùng da kích ứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đối phó với vùng da bị ngứa ngáy, còn được biết dưới tên gọi là bệnh ngứa (pruritis), thường sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Nhìn chung, tốt nhất là bạn không nên gãi vùng da bị ngứa bởi vì bạn có thể khiến vấn đề tiềm ẩn trở nên tồi tệ hơn, gây kích ứng da nhiều hơn, hoặc gây viêm nhiễm. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn đối phó với với tình trạng ngứa da mà không cần phải gãi và kìm nén sự cám dỗ muốn gãi ngứa ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Kìm nén Sự cám dỗ muốn Gãi ngứa Ngay lập tức[sửa]

  1. Cắt ngắn móng tay. Móng tay ngắn sẽ khiến bạn khó có thể gãi. Nếu bạn muốn để móng dài, bạn nên đeo găng tay để tránh gãi chỗ ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.
  2. Gãi hoặc ấn tay quanh vùng da bị kích ứng chứ không phải là ngay phía trên nó. Lý thuyết cổng kiểm soát cơn đau (gate control therapy) đã khuyên rằng áp một lực và kích thích khu vực khác sẽ giúp bạn ngừng tập trung vào vết ngứa và có thể giảm thiểu cơn đau.[1]
    • Bắn chun vào cổ tay khi cảm nhận niềm thôi thúc muốn gãi ngứa. Một vài người thường ấn một chữ X tại vùng da gần với khu vực bị ngứa chẳng hạn như vết muỗi đốt. Đây là những ví dụ cụ thể của lý thuyết cổng kiểm soát cơn đau trong việc ngăn ngừa hành động gãi ngứa.
  3. Chà xát mặt trong của vỏ chuối trên bề mặt bị ngứa. Hợp chất có trong vỏ chuối đã đuợc chứng minh rằng có thể giúp xoa dịu cơn ngứa.[2]
  4. Áp đá viên hoặc chườm gạc lạnh, ướt. Chà xát viên đá đang tan chảy lên vùng da bị ngứa có thể đem lại hiệu quả xoa dịu và làm mát. Một chiếc khăn ẩm, lạnh cũng có thể có tác dụng tương tự.[3]
    • Nhúng một chiếc khăn mặt sạch vào nước lạnh. Vắt bớt nước sao cho chiếc khăn chỉ còn ấm chứ không quá ướt. Nhẹ nhàng chườm khăm vào khu vực bị ngứa và giữ nguyên vị trí để làm giảm bớt cơn ngứa.
    • Áp một lát dưa chuột hoặc bông gòn có chứa giấm táo cũng sẽ đem lại hiệu quả làm mát tương tự.
  5. Tìm kiếm tác nhân gây xao nhãng. Đôi khi, ngừng suy nghĩ về cơn ngứa là tất cả những gì mà bạn cần. Bậc phụ huynh có con bị chàm đều biết rõ rằng đồ chơi, trò chơi điện tử, TV, hoạt động thể chất, và thậm chí là cù sẽ giúp con cái họ ngừng gãi ngứa.[4]
    • Bạn cũng có thể bóp chặt “quả cầu sức khỏe” (stress ball) trong tay. Nếu bạn muốn sử dụng ngón tay của mình, bạn có thể đan len hoặc đan móc khi muốn gãi khu vực bị ngứa. Giữ cho đôi bàn tay luôn bận rộn là cách khá tốt để ngăn ngừa hành động gãi ngứa.
  6. Chà xát nhẹ nhàng mảnh vài mềm mại lên vùng da bị ngứa. Bạn có thể sử dụng mảnh vải mềm để nhẹ nhàng vuốt ve làn da ngứa ngáy mà không gây kích ứng thêm cho da.[5] Bạn cũng có thể dùng băng gạc không dính để che phủ khu vực này thay vì vải mềm.

Sử dụng Bài thuốc Tại nhà[sửa]

  1. Dùng đất sét. Đất sét bentonit, còn được gọi là dầu gội đầu đất sét, đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm và hăm tã và có thể được tìm mua tại nhiều cửa hành sản phẩm thiên nhiên.[6]
    • Khuấy đất sét xanh với một chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt như bơ lạc và bôi vào da. Để khô và sau đó lột bỏ nó, nó sẽ giúp loại bỏ mọi tác nhân kích ứng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.
  2. Ngâm mình trong nước ấm với yến mạch tươi hoặc dưới dạng keo. Yến mạch có chứa hợp chất giúp giảm viêm nhiễm và kích ứng.[7]
    • Hầu hết mọi tiệm thuốc tây đều có bán loại yến mạch đã được chuẩn bị sẵn để bạn có thể thêm vào nước tắm của mình.
    • Bạn cũng có thể thêm một ít nước vào cốc yến mạnh tươi, ngâm trong một vài phút, và sau đó là bôi dưới dạng hỗn hợp sệt lên khu vực bị kích ứng.
  3. Mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton.[3]
    • Trang phục rộng rãi sẽ ngăn ngừa kích ứng do ma sát gây nên. Cotton là chất liệu vải thân thiện và mát mẻ nhất để bạn có thể bao phủ lên vùng da bị kích ứng vì nó sẽ không gây trầy xước da và khá thoáng khí.
  4. Bôi dầu bạc hà. Nhiều cửa hàng sản phẩm từ thiên nhiên có bán tinh dầu chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, thường được chứa trong một thanh lăn và bạn có thể lăn trực tiếp lên da.[8]
    • Lá bạc hà cũng có thể được nghiền nhỏ và hòa trộn đều với một chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt và nhẹ nhàng thoa lên da.
    • Bạn cũng có thể áp túi trà bạc hà ẩm trực tiếp trên da.
  5. Sử dụng xà phòng ít gây dị ứng không chứa phẩm màu và hương liệu.[3]
    • Ít gây dị ứng có nghĩa là sản phẩm mà bạn sử dụng đã được kiểm tra là không chứa hóa chất chẳng hạn như hương liệu hoặc phẩm màu có thể gây kích ứng da.
  6. Tránh xa bột giặt có hương thơm. Ngoài ra bạn cũng nên giặt xả quần áo thêm một lần nữa.[3]
    • Bột giặt có hương thơm thường chứa hóa chất khiến tình trạng kích ứng da trở nên trầm trọng hơn.
  7. Bôi lô hội. Nếu bạn có trồng cây lô hội tại nhà, bạn chỉ cần bẻ đầu một chiếc lá và nhẹ nhàng chà xát một chút dung dịch lô hội tự nhiên lên da.[9]
    • Hãy nhớ không nên sử dụng móng tay khi bôi lô hội lên da hoặc nếu không, chúng có thể khiến tình trạng kích ứng trở nên trầm trọng hơn.
  8. Giảm thiểu căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể làm tăng mức độ cortisol trong máu, khiến da của bạn gia tăng sự cảnh giác trước tình trạng viêm nhiễm và tạo nên phản ứng với chúng.[3]
    • Trò chuyện với bác sĩ nếu bạn mắc phải chứng bệnh căng thẳng và lo lắng mãn tính. Có khá nhiều phương pháp để bạn có thể đối phó với căng thẳng một cách tự nhiên.

Giải quyết Nguyên nhân[sửa]

  1. Xoa dịu làn da khô. Da khô là vấn đề khá phổ biến trong mùa đông, đặc biệt khi bạn không ngừng sử dụng lò sưởi và muỗi hoàn toàn biến mất khỏi không khí. Bạn nên dưỡng ẩm cho làn da bị hư tổn ít nhất là hai lần mỗi ngày với loại kem đậm đặc để xoa dịu cơn ngứa, đặc biệt là sau khi tắm.[10]
    • Không nên tắm quá lâu và không sử dụng nước quá nóng để ngăn da trở nên khô hơn.
  2. Theo dõi phản ứng dị ứng. Xà phòng và hóa chất gia dụng, một vài loại vải, và mỹ phẩm có thể gây nên phản ứng dị ứng khiến da bạn bị ngứa. Nếu bạn nghi ngờ rằng một trong những nguyên nhân này chính là thủ phạm, bạn nên thay đổi hoặc chấm dứt sử dụng từng thứ một để xác định tác nhân gây dị ứng cho làn da của bạn.[10]
    • Nhân tố dị ứng trong môi trường chẳng hạn như cỏ và phấn hoa, các loại cây chẳng hạn như cây thường xuân độc, và lông vật nuôi có thể gây kích ứng cho da và bạn nên yêu cầu bác sĩ của bạn tiến hành xét nghiệm dị ứng.
    • Dị ứng thực phẩm cũng có thể được biểu hiện thông qua tình trạng kích ứng da. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị dị ứng thức ăn, bạn nên viết nhật ký thực phẩm để ghi chú mọi loại thức ắn mà bạn tiêu thụ, và đặt lịch hẹn gặp bác sĩ để bàn luận về việc tiến hành xét nghiệm dị ứng.
  3. Đánh giá vết mẩn ngứa và tình trạng da. Viêm da, chàm, vảy nến, ghẻ, chấy rận, và thủy đậu là bệnh lý phổ biến gây ngứa da.[10]
    • Bệnh ghẻ thường khá phổ biến ở trẻ em và thường bị bỏ qua trong quá trình chẩn đoán. Còn được biết dưới tên gọi là con mạt ngứa (itch mite), ghẻ sẽ kí sinh dưới da và vết đốt của chúng sẽ trông tương tự như phản ứng dị ứng.[11]
    • Bác sĩ của bạn có thể đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho mọi tình trạng bệnh lý trên. Bạn nên nhớ hành động kịp thời để có thể giảm nhẹ vấn đề và ngăn ngừa lây lan.
  4. Cần biết rằng ngứa ngáy khá phổ biến nếu bạn gặp phải bất kỳ sự rối loạn nào trong hệ thống nội bộ hay thần kinh. Nếu bạn mắc bệnh celiac, thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, đa xơ cứng, bệnh giời leo, ung thư, hoặc bệnh gan hoặc thận, bạn nên hiểu rằng ngứa có thể là do những căn bệnh này gây nên.[10]
    • Ngứa ngáy bắt nguồn từ những loại bệnh này thường sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
  5. Suy nghĩ về loại thuốc mà bạn sử dụng. Ngứa là tác dụng phụ phổ biến của khá nhiều loại thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang lo lắng về loại thuốc mà bạn dùng.[10]
    • Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, và thuốc ngủ thường gây ngứa.
  6. Cần biết rằng ngứa là triệu chứng thông thường của quá trình mang thai. Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể sẽ đặc biệt cảm thấy ngứa ngáy dọc theo vùng bụng, ngực, đùi, và cánh tay, vì làn da của bạn đang điều tiết để thích nghi với sự sống mới trong cơ thể bạn.[10]
  7. Đi khám bệnh. Bạn nên nhớ liên lạc với bác sĩ nếu tình trạng ngứa kéo dài hơn hai tuần và không thuyên giảm thông qua các bài thuốc tại nhà hoặc thay đổi trong lối sống.[12]
    • Bạn nên sớm đến gặp bác sĩ nếu ngứa ngáy kèm theo đỏ, sốt, sưng tấy, sụt cân bất thường, hoặc kiệt sức nghiêm trọng.
    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị ngứa âm đạo. Bạn sẽ khó có thể tự mình phân biệt bệnh nhiễm nấm âm đạo và bệnh vảy nến âm đạo cũng như chàm và bạn sẽ phải cần đến quá trình điều trị y tế thông qua các loại kem bôi kê toa hoặc thuốc uống.[13]
    • Nam giới bị ngứa bẹn có thể sẽ cần đến thuốc chống nấm. Đàn ông cũng có thể bị nhiễm nấm. Bạn nên đi khám bệnh.[14]
    • Ngứa hậu môn có thể là kết quả của tác nhân kích ứng trong thực phẩm, vấn đề vệ sinh, tình trạng da chẳng hạn như vảy nến, giun kim (đặc biệt khá phổ biến ở trẻ nhỏ) hoặc trĩ. Bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.[15]

Thỏa mãn Cơn ngứa theo Y khoa[sửa]

  1. Uống thuốc được kê toa. Nếu nguyên nhân gây ngứa của bạn là do dị ứng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamin, hoặc thuốc dị ứng cho bạn. Nếu bạn mắc phải bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh thận, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc khác để bạn sử dụng.[16]
    • Bác sĩ cũng có chỉ định bạn dùng kem corticosteroid để bôi trực tiếp lên vùng da bị kích ứng, tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân. Nếu cơn ngứa của bạn khá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thuốc uống có chứa steroid hoặc các loại thuốc bôi ngoài da khác.
  2. Điều trị bệnh bằng ánh sáng (phototherapy). Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên tiến hành điều trị với tia cực tím, trong phương pháp này, một số bước sóng sẽ được sử dụng để kiểm soát cơn ngứa.[16]
    • Đây là biện pháp điều trị khá phổ biến cho tình trạng ngứa ngáy liên quan đến chứng vàng da do các bệnh về gan chẳng hạn như xơ gan.
  3. Sử dụng kem bôi thông thường. 1% các loại kem hydrocortisone thường được bày bán tại hầu hết mọi tiệm thuốc tây và có thể sẽ khá hữu dụng trong thời gian ngắn trong khi nguyên nhân tiềm ẩn khác đang được điều trị.[3]
    • Không nên sử dụng thuốc gây tê tại chỗ chẳng hạn như benzocaine mỗi ngày mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ trước tiên vì nó có thể gây nên tác dụng phụ. Không được sử dụng thuốc bôi gây tê ngoài da cho trẻ em.
    • Sản phẩm dưỡng da calamin thường được sử dụng để xoa dịu cơn ngứa do cây thường xuân độc và bệnh thủy đậu gây nên.[17]
  4. Khám phá lựa chọn y tế khác. Nếu bạn không thể xoa dịu cơn ngứa thông qua phương thuốc y tế hoặc bài thuốc tại nhà, bạn nên bàn luận với bác sĩ về nguyên nhân gây ngứa ngáy ít phổ biến hơn liên quan đến tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, bệnh tâm thần chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hoặc bệnh di truyền chẳng hạn như bong biểu bì bullosa.[18]
    • Đôi khi, bác sĩ thậm chí sẽ kê toa thuốc chống trầm cảm để giúp bạn xoa dịu cơn ngứa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây