Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngừng say mê một người
Từ VLOS
Khi bạn quá say mê và phụ thuộc vào ai đó, bạn cảm thấy mình luôn phải dính lấy hoặc ‘giữ chặt’ người đó bên mình, bất chấp những hậu quả nhãn tiền. Điều này có thể xảy ra cả ở tình yêu lẫn tình bạn. Trong những mối quan hệ này, bạn có thể sẽ cảm thấy dường như mình đã cho người đó tất cả mọi thứ nhưng lại chẳng nhận được lại mấy. Nếu bạn đang tìm cách để thoát khỏi sự gắn bó không lành mạnh này, bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích mối quan hệ, rồi thực hiện vài bước để phá vỡ sự say mê thái quá của mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết một mối quan hệ say mê thái quá[sửa]
-
Lên
danh
sách.
Ở
một
cột,
viết
ra
những
điều
tích
cực
mà
bạn
nhận
được
từ
mối
quan
hệ,
và
ở
cột
khác,
viết
những
điều
tiêu
cực
về
mối
quan
hệ
này.
Tìm
hiểu
kĩ
mọi
khía
cạnh
trong
cuộc
sống
để
xem
những
sự
kết
nối
đó
có
ích
về
mặt
xã
hội,
tinh
thần,
cảm
xúc
hay
công
việc
hay
không.[1]
Dưới
đây
mà
một
số
khía
cạnh
của
một
mối
quan
hệ
lành
mạnh
để
bạn
xem
xét:[2]
- Giao tiếp cởi mở và trung thực. Cả hai bên: đều có thể biểu lộ cảm xúc và ý kiến mà không sợ bị làm hại hoặc bị xem thường; sử dụng ngôn ngữ lịch sự và quan tâm để thể hiện cảm xúc và không chê bai hay đổ lỗi cho người còn lại; không bao biện cho những hành động của mình; biết ghi nhận cảm xúc của người còn lại.
- Sự công bằng và thỏa thuận. Hai bên đều sẵn sàng thỏa thuận và thỏa hiệp để tìm ra những giải pháp tốt. Không ai chịu thua hoặc bỏ cuộc. Cả hai đều cố gắng nhìn nhận vấn đề từ phương diện của người kia. Không ai cố gắng “ganh đua để thắng cuộc” với người còn lại.
- Chia sẻ trách nhiệm và quyền lực. Không ai phải đưa ra mọi quyết định. Nếu chỉ có một người thường xuyên đưa ra quyết định, đó là vì cả hai đều cảm thấy thoải mái với điều đó.
- Tôn trọng. Cả hai bên đều cảm thấy giá trị của mình được tôn trọng; đều thể hiện sự trân trọng đối với người kia. Ngay cả khi tức giận hoặc tổn thương, họ vẫn giữ được sự tôn trọng và không sử dụng ngôn từ hoặc hành động bạo lực, gây tổn thương.
- Tin tưởng và hỗ trợ. Hai người đều luôn hỗ trợ lẫn nhau. Họ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho người kia. Cả hai đều cảm thấy họ có thể dựa vào nhau. Họ cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm xúc, nguyện vọng, và như cầu mà không sợ bị phán xét.
- Sự thân mật. Có thể đây là sự thân mật về mặt thân thể. Cũng có thể điều này là sự tôn trọng giới hạn hoặc sự riêng tư của nhau. Ở những mối quan hệ thân thiết thật sự, hai người không tìm cách kiểm soát hoặc điều khiển hành vi của nhau.
- Được là chính mình. Cả hai người đều cảm nhận được cá tính của mình trong mối quan hệ. Họ đều có sự độc lập và có thể duy trì những giá trị, cảm nhận và niềm tin của riêng mình. Cả hai điều chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.
-
Xem
lại
những
mối
quan
hệ
đã
qua.
Nhiều
người
trở
nên
quá
gắn
bó
với
người
khác
sau
khi
phải
trải
qua
những
mối
quan
hệ
gia
đình
thiếu
cân
bằng.
Những
người
thân
trong
gia
đình
họ
có
thể
khôn
đáng
tin
cậy
hoặc
không
thỏa
mãn
những
nhu
cầu
cơ
bản
như
thực
phẩm,
nơi
ở
hoặc
hỗ
trợ
cảm
xúc.[3]
- Nếu người mà bạn đang say mê và phụ thuộc khiến bạn nhớ tới một người thân hoặc một mối quan hệ đã qua, có thể bạn đang tìm kiếm sự bù đắp cho một mối quan hệ thất bại thông qua mối quan hệ này. Bạn cần phải tách biệt cảm xúc của mình khỏi hai mối quan hệ khác nhau và bước tiếp.
- Một dấu hiệu điển hình của một người bị đồng phụ thuộc là rất thu hút những người có trạng thái không ổn định.[4] Có thể bạn luôn kết bạn hoặc bắt đầu mối quan hệ với những người lạnh lùng. Hãy xem xét lại những mối quan hệ trước kia để kiểm chứng.
- Ghi chép về mối quan hệ. Hãy thường xuyên viết về cảm nhận của bạn về mối quanh hệ và trong bạn đang ẩn chứa những hành vi, hi vọng và mơ mộng gì. Ghi chép hàng ngày về mối quan hệ có thể giúp bạn tránh được việc tô hồng những khoảnh khắc tồi tệ và giả vờ rằng mọi thứ vẫn tốt đẹp.[5]
-
Ghi
lại
cách
bạn
giao
tiếp
và
tương
tác.
Trong
những
mối
quan
hệ
kiểu
quá
say
mê,
hai
người
thường
không
thể
thảo
luận
về
những
vấn
đề
có
thể
gây
rạn
nứt
và
thường
không
nói
thật
hoàn
toàn
khi
nhắc
tới
vài
chủ
đề
nhất
định.
Nếu
bạn
nhận
thấy
bạn
và
người
kia
hiếm
khi
có
những
cuộc
trò
chuyện
thật
sự
thân
mật
về
những
nỗi
sợ
hoặc
giấc
mơ
thầm
kín,
có
thể
bạn
đang
mắc
phải
mối
quan
hệ
kiểu
này.[6]
- Những mối quan hệ lành mạnh và thân thiết sẽ có những cuộc trò chuyện về những chủ đề mà bạn thường không chia sẻ với số đông. Sự gắn kết này còn bao gồm cả việc cho và nhận từ cả hai phía, cũng như là lợi ích chung từ sự gắn kết.[7]
- Những mối quanh hệ không lành mạnh và đồng phụ thuộc thường hời hợt và có rất ít những cuộc trò chuyện thân thiết. Có thể bạn luôn luôn giả vờ vui vẻ khi ở cạnh người đó, nhưng trong lòng, bạn cảm thấy buồn bã hoặc bối rối. Bạn chỉ có thể cảm thấy thư giãn và vui vẻ khi người đó cũng cảm thấy như vậy. Bạn sợ những chuyện có thể xảy ra khi bạn nói ra cảm xúc thật của mình với bạn bè hoặc người yêu.[4]
-
Chấp
nhận
rằng
một
mối
quan
hệ
không
phải
là
lành
mạnh
nếu
bạn
thấy
có
những
dấu
hiệu
của
sự
ám
ảnh,
kiểm
soát
hoặc
bạo
hành.[8]
Nếu
mối
quan
hệ
của
bạn
với
người
khác
khiến
bạn
phải
đánh
mất
cá
tính
cùng
những
mối
quan
hệ
khác,
và
bạn
cảm
thấy
mình
không
thể
làm
gì
nếu
không
có
người
kia,
đó
chính
là
dấu
hiệu
của
một
mối
quan
hệ
quá
phụ
thuộc.
Bạn
cần
phải
thoát
ra
trước
khi
tình
hình
trở
nên
tệ
hơn.
- Những dấu hiệu của một mối quan hệ ám ảnh bao gồm: xu hướng ảo tưởng trong đó người yêu hoặc người bạn đó thổi phồng mọi sự tương tác của bạn với những người khác. Người đó có thể nghĩ một nụ cười của bạn với người lạ có ẩn ý gì khác. Họ có thể muốn kiểm tra điện thoại hoặc thư điện tử của bạn để đảm bảo mối quan hệ giữa hai người đang dược ưu tiên.[9]
- Một người có tính kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy bị mất sự tự do. Người đó có thể buộc tội bạn về cách bạn sử dụng thời gian, tới mức bạn không còn dành được chút thời gian nào cho gia đình hoặc những người bạn khác.
- Hầu hết mọi người nghĩ rằng một mối quan hệ bạo hành là tương đương với sự bạo hành về thân thể. Thực tế, sự ám ảnh và hành vi kiểm soát người khác có thể dẫn tới bạo hành về cảm xúc. Nếu người yêu hoặc người bạn đó cô lập bạn khỏi những người khác, cư xử đầy tính sở hữu, luôn bảo bạn phải làm gì, hoặc đặt bạn ở vị trí bị kiểm soát thì bạn đang mắc phải mối quan hệ bạo hành.[10]
Loại bỏ sự gắn bó không lành mạnh[sửa]
-
Chỉ
ra
phần
nào
trong
mối
quan
hệ
này
là
ảo
tưởng,
phần
nào
là
thực
tế.
Trong
mối
quan
hệ
này,
việc
bạn
nhìn
người
kia
qua
lăng
kính
màu
hồng
là
điều
phổ
biến.
Chúng
ta
có
xu
hướng
duy
trì
ảo
tưởng
về
một
người
với
hi
vọng
rằng
một
ngày
nào
đó,
ảo
tưởng
sẽ
trở
thành
sự
thật.
Chúng
ta
cũng
có
thể
diễn
giải
những
ảo
tưởng
đó
khi
kể
với
người
khác.[11]
- Chấp nhận sự thật về người đó. Thay vì nói rằng: “Anh ấy không tệ đến thế đâu; anh ấy đã mua cho tôi sợi dây chuyền nhân dịp sinh nhật”, hãy nói ra sự thật về người đó. “Cô ấy giả vờ ghen tuông với những người mà tôi đi cùng để rồi tôi chỉ có thể đi với mỗi cô ấy”, hoặc “cô ấy thường không cho tôi đi gặp gia đình của tôi”. Nếu mối quan hệ đó - dù là trong sáng hay lãng mạn - khiến bạn cảm thấy bất lực hoặc bị kiểm soát, bạn cần phải thừa nhận điều đó với bản thân. Đừng giả vờ rằng mọi chuyện đều ổn chỉ để được ở bên họ.
- Thổi phồng (làm quá) và xem nhẹ mọi chuyện thường là hành động bóp méo sự thật và là cách suy nghĩ thiếu lành mạnh mà chúng ta rất dễ sa vào. Nếu bạn thấy bản thân thường xuyên bào chữa hoặc xuê xoa cho mọi chuyện theo kiểu “nó không tệ đến tế”, có thể bạn đang dùng hành động bóp méo sự thật để tìm cách ở lại trong mối quan hệ này.[12]
-
Phó
bỏ
mọi
mối
liên
kết
vật
chất
với
người
đó.
Những
mối
liên
kết
có
thể
bao
gồm
tài
chính,
nhà
cửa
hoặc
công
việc.
Hiểu
rằng
bạn
cần
phải
cho
bản
thân
thêm
thời
gian
để
phá
bỏ
những
mối
liên
kết
đó.
Thêm
vào
đó,
hãy
tự
hỏi
mình
xem
mối
quan
hệ
này
có
dựa
vào
sự
thuận
tiện
khi
ở
bên
người
đó
không.[13]
- Thay đổi số tài khoản ngân hàng và nhận tiền vào tài khoản mới nếu bạn đang chia sẻ ngân quỹ với người đó.
- Tìm một nơi mới để thuê hoặc ở tạm thời nếu người gắn bó không lành mạnh đó là bạn cùng phòng.
- Loại bỏ đồ uống có cồn, thuốc, đồ ăn hoặc quan hệ tình dục nếu những điều đó khiến bạn muốn ở lại với mối quan hệ này.
- Lên kế hoạch với những người tích cực trong cuộc sống của bạn. Để chống lại những năng lượng và những phản hồi tiêu cực từ mối quan hệ quá gắn bó, bạn cần phải thay thế nó bằng những phản hồi tích cực từ những nguồn khác. Làm mới những mối liên kết và ở bên những người nồng nhiệt biết trân trọng những gì bạn đang có.[14]
- Đặt ra mục tiêu riêng. Nếu bạn bỏ quên bản thân vì trót say mê ai đó, hãy thử một sở thích mới, luyện tập thể hình hoặc phấn đấu trong công việc. Khi bạn bắt đầu cải thiện bản thân, bạn sẽ thấy rất rõ bạn đã thu mình vào tới mức nào trong mối quan hệ độc hại kia.
- Lên danh sách những mong muốn của riêng bạn. Bắt đầu mỗi gạch đầu dòng bằng cụm từ “Mình muốn...” hoặc “Mình cần...” để bạn có thể tách biệt những mong muốn của bản thân với những mong muốn của mối quan hệ này. Những mong muốn đó có thể đa dạng từ đi tham quan nước Ý cho tới cắt tóc hoặc nhuộm tóc. Hãy chỉ tập trung vào bản thân trong thời gian cắt đứt sự say mê kia. [15]
Trân trọng sự độc lập của mình[sửa]
-
Quyết
định
cách
xử
lí
nếu
người
đó
tiếp
tục
liên
lạc
với
bạn
trong
tương
lai.
Nghĩ
ra
một
kế
hoạch
hoặc
những
điều
cần
nói
nếu
bạn
gặp
phải
người
đó.
Hãy
nhớ:
bạn
nên
hạn
chế
liên
lạc
với
người
đó
nếu
họ
hạ
thấp
lòng
tự
trọng
của
bạn
và
khiến
bạn
cảm
thấy
nhỏ
bé
hoặc
không
đáng
được
yêu.[16]
- Ví dụ, nếu người đó muốn nói chuyện qua điện thoại, hãy đề nghị ngày giờ cụ thể và tới nhà một người bạn đáng tin cậy để nghe điện.
- Sẵn sàng đối mặt với triệu chứng “cai thuốc”. Thay vì trạng thái hưng phấn, hào hứng và say mê, bạn có thể sẽ sợ hãi, nghi ngờ bản thân, cô đơn và hoảng loạn sau khi kết thúc mối quan hệ đồng phụ thuộc. Các triệu chứng sẽ tương tự với lúc cai thuốc, ví dụ như không thể ăn hoặc ngủ, chuột rút, run rẩy và chóng mặt. Đó là những điều bình thường khi bạn phá vỡ sự gắn bó đã từng mang lại cảm giác tích cực cho bạn. Những triệu chứng đó rồi sẽ kết thúc.[17]
-
Đối
mặt
với
cảm
giác
cô
đơn
hoặc
trầm
uất.
Nếu
bạn
bị
trầm
uất
nghiêm
trọng,
hãy
tìm
tới
các
dịch
vụ
tư
vấn
chuyên
nghiệp.
Kết
thúc
một
mối
quan
hệ
quá
gắn
bó
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
trống
rỗng
và
khiến
bạn
tin
rằng
bạn
không
còn
tìm
được
ai
khác
để
yêu
nữa.
Một
chuyên
gia
tư
vấn
sẽ
giúp
bạn
hiểu
được
tầm
quan
trọng
của
việc
cải
thiện
bản
thân
và
đảm
bảo
sức
khỏe
của
bạn.[18]
- Hãy nhớ rằng cảm giác vô giá trị không thể bị khống chế bằng các mối quan hệ; bạn phải xử lí những cảm giác này để yêu bản thân hoặc người khác một cách toàn vẹn. Hãy giải quyết những vấn đề về lòng tự trọng của bạn ngay bây giờ trước khi hẹn hò với người khác.
- Tham gia một nhóm hỗ trợ chuyên về tình trạng quá say mê hoặc đồng phụ thuộc. Bạn có thể sẽ tìm thấy sức mạnh để chiến đấu bằng cách lắng nghe những câu chuyện thành công của những người từng bị bó buộc trong những mối quan hệ như vậy. Bên cạnh việc gặp chuyên gia tư vấn, tham dự những buổi họp mặt với người đồng cảnh ngộ có thể giúp bạn hiểu thêm về mối quan hệ quá gắn bó và học được cách để nhận ra những mối quan hệ như vậy trong tương lai.
- Chăm sóc bản thân. Bạn rất dễ ngược đãi bản thân khi cảm thấy buồn bã về việc mối quan hệ với người mà bạn quan tâm đã kết thúc. Hãy dành thời gian để ăn uống và tập luyện điều độ, ngủ tốt và đối xử với bản thân thật chu đáo. Thực hiện một số hoạt động chăm sóc bản thân mỗi tuần cũng sẽ giúp bạn cảm thấy được là chính mình hơn, đồng thời mang lại Thư giãn trong bồn tắm xà phòng, cắt và tạo kiểu cho tóc, hoặc tới spa để được mát-xa. Đừng ngược đãi bản thân chỉ vì cảm thấy buồn.[19]
-
Hãy
học
cách
để
đặt
ra
những
giới
hạn
phù
hợp
trong
các
mối
quan
hệ
và
tình
bạn.[20]
Những
giới
hạn
là
điều
cần
thiết
để
bạn
có
một
cuộc
sống
lành
mạnh
và
yên
ổn.
Nhiều
người
tưởng
nhầm
rằng
nếu
họ
cực
kì
thân
thiết
với
người
khác
ngay
từ
lần
gặp
gỡ
đầu
tiên,
đó
là
dấu
hiệu
của
một
cặp
đôi
hoàn
hảo.
Hãy
nhớ,
bạn
cần
phải
có
cuộc
sống
ngoài
người
yêu
hoặc
bạn
thân
của
mình.
- Lần sau, khi găp một người mới, hãy nói thẳng thắn về nhu cầu và các giới hạn của bản thân. Trong những mối quan hệ lành mạnh, cả hai bên đều phải nói về mong muốn của họ. Đừng từ bỏ quyền lực của mình trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc nữa.
- Hãy tiến lên, luôn nhớ rằng những mối quan hệ và tình bạn trước đó của bạn là không đáng tin cậy. Hãy chậm rãi trong mối quan hệ với người mới. Luôn để tâm tới nhu cầu của mình và chăm sóc bản thân thật tốt.[21]
- Cuối cùng, tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn hoặc nhóm hỗ trợ để có cơ hội được tìm hiểu và động viên khi hình thành những mối quan hệ mới.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nhật kí
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn cảm thấy cô đơn sau khi kết thúc mối quan hệ đồng phụ thuộc, hãy tìm tới người thân hoặc bạn bè và tạo nên một hệ thống hỗ trợ bao gồm những người thật lòng muốn giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.
- Nếu bạn đang mắc phải một mối quan hệ bạo hành, hãy sử dụng các biện pháp tự vệ khi rời đi. Có thể bạn sẽ phải nhờ cảnh sát hộ tống hoặc đề nghị cấp án lệnh cách ly để được an toàn khi chia tay người kia.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.valdosta.edu/about/news/releases/2015/02/real-love-the-difference-between-healthy-and-unhealthy-relationships.php
- ↑ http://www.campbell.edu/pdf/counseling-services/characteristics-of-healthy-romantic-relationships.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/03/24/the-psychology-of-addictive-relationships/
- ↑ 4,0 4,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2015/04/24/13-warning-signs-youre-in-a-codependent-relationship/
- ↑ http://www.sage.edu/resources/wellnesscenter/healthyrelationships/
- ↑ http://counselingcenter.illinois.edu/brochures/addictive-relationships
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/healthy-relationships.aspx
- ↑ http://www.pbs.org/thisemotionallife/blogs/it-loving-relationship-or-addiction
- ↑ http://www.medicinenet.com/confusing_love_with_obsession-page2/views.htm
- ↑ http://www.loveisrespect.org/is-this-abuse/
- ↑ http://www.inamaegreene.org/universalRedflags.html
- ↑ http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ https://blogs.law.harvard.edu/carolynlapc/2012/10/29/anxiety-and-the-horrible-breakup/
- ↑ https://www.utica.edu/student-blogs/how-to-live-a-happy-life-tip-1-surround-yourself-with-positive-people/
- ↑ http://www.beliefnet.com/columnists/beyondblue/2008/05/a-dozen-techniques-for-ending.html
- ↑ http://www.uky.edu/hr/sites/www.uky.edu.hr/files/wellness/images/Conf14_ConfrontToxic.pdf
- ↑ http://www.npr.org/sections/health-shots/2015/01/13/376804930/breaking-up-is-hard-to-do-but-science-can-help
- ↑ http://healthservices.uindy.edu/counseling/coFatalAtt.php
- ↑ http://www.cmhc.utexas.edu/survivingbreakup.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2015/02/25/why-healthy-relationships-always-have-boundaries-how-to-set-boundaries-in-yours/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/10-way-to-build-and-preserve-better-boundaries/