Nhận biết kim cương thật

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận biết Kim cương Thật)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn muốn biết viên đá trong tay mình có phải là kim cương thật hay không - xác định chính xác điều này là một vấn đề hóc búa. Nhiều công dân thành thị hiếu kì đã trở thành chuyên gia thật sự nhờ vào kinh nghiệm. Ánh sáng, nước, hơi thở và một chiếc kính lúp soi đá quý là tất cả những gì bạn cần. Hãy xem Bước 1 để biết thêm thông tin chi tiết về thế giới kì diệu của những viên kim cương.

Các bước[sửa]

Kiểm tra Kim cương tại Cửa hàng[sửa]

  1. Hà hơi để kiểm tra. Đặt viên đá phía trước miệng và hà hơi vào, giống như bạn vẫn thường làm với chiếc gương. Nếu nó mờ đi trong vài giây thì không phải là kim cương — một viên kim cương thật phân tán nhiệt trong hơi thở của bạn ngay lập tức và không dễ gì bị đọng sương. Kể cả khi bạn vừa hà hơi vừa quan sát thì kim cương thật vẫn trong veo.
    • Để dễ hơn bạn có thể đặt kim cương thật bên cạnh rồi hà hơi vào cả hai. Bạn có thể thấy kim cương thật luôn giữ được độ trong còn viên đá giả sẽ mờ đi và nếu bạn thở liên tục thì sẽ có một lớp sương mù bắt đầu đọng lại. Qua mỗi luồng hơi thở, hàng giả bị mờ sương ngày càng nhiều lên, trong khi hàng thật luôn trong veo và sáng lấp lánh.
  2. Xem xét cấu trúc và bộ khung. Người ta sẽ không đính kim cương thật vào bộ khung kim loại rẻ tiền. Bộ khung có con dấu chứng tỏ nó bằng vàng hoặc bạch kim (10K, 14K, 18K, 585, 750, 900, 950, PT, Plat) là một tín hiệu tốt, trong khi nếu là kí hiệu “C.Z.” thì viên đá đính trên khung chắc hẳn không phải kim cương.
  3. Dùng kính lúp chuyên ngành. Bạn có thể mua một chiếc ở cửa hàng đá quý. Kim cương khai thác thường có vài chi tiết nhỏ tự nhiên chưa hoàn thiện, có thể thấy được qua kính lúp. Hãy tìm những hạt khoáng nhỏ li ti, hay sự thay đổi màu sắc nhẹ. Chúng đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang xem xét một viên kim cương dù chưa hoàn hảo, nhưng là thật.
    • Đá zirconium (loại thường sẽ vượt qua hầu hết các phép thử) thường không có những điểm chưa hoàn hảo kể trên bởi vì chúng được chế tạo trong môi trường nghiên cứu kĩ lưỡng chứ không phải được sinh ra nhờ những cơ hội sống còn ở “vỏ Trái Đất”. Một viên đá quá hoàn hảo thường không phải tự nhiên.
    • Tuy nhiên, một viên kim cương thật cũng có khả năng đẹp hoàn hảo. Đừng dùng sự không hoàn mỹ như một thước đo xác định viên kim cương của bạn là thật hay không. Đó chỉ là một trong những yếu tố.
    • Chú ý rằng kim cương nhân tạo sẽ không có những chi tiết chưa hoàn hảo bởi vì chúng sản xuất trong môi trường được kiểm soát cẩn thận. Kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm có sự đồng nhất về phương diện hóa học, lý tính và quang học (thậm chí đôi khi vượt trội hơn) so với kim cương khai thác từ môi trường tự nhiên. Điều này gây ra một mối bận tâm đáng kể trong giới kinh doanh kim cương khai thác vì họ không muốn đầu tư số tiền lớn để thu về viên kim cương mà không chắc là “tự nhiên”. Kim cương nhân tạo cũng là “thật”, nhưng không phải “tự nhiên”.

Kiểm tra Kim cương Thông thường[sửa]

  1. Nhìn vào sự khúc xạ của viên đá. Kim cương bẻ cong, khúc xạ ánh sáng đi qua rất mạnh, tạo nên sự lấp lánh rực rỡ. Những loại đá khác như thủy tinh hay thạch anh không lấp lánh bằng vì khả năng khúc xạ thấp hơn. Độ sáng là đặc tính vốn có của đá, khó mà thay đổi cho dù bạn cắt điêu luyện thế nào. Bằng cách quan sát kỹ sự khúc xạ, bạn có thể xác định được liệu viên đá ấy là thật hay không. Sau đây là một số cách quan sát:

    • Kiểm tra bằng chữ trên báo: Đặt viên đá úp lên một mẩu báo. Nếu bạn có thể đọc chữ xuyên qua viên đá, hay thậm chí chỉ thấy những vết nhòe màu đen, thì đó không phải là kim cương. Một viên kim cương bẻ cong ánh sáng mạnh đến mức bạn không thể thấy được gì. (Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ: đối với kim cương thật nếu vết cắt không cân đối thì vẫn có thể thấy xuyên qua).
    • Kiểm tra bằng dấu chấm: Vẽ một dấu chấm nhỏ lên mẩu giấy trắng và đặt viên đá lên giữa dấu chấm ấy và quan sát. Nếu bạn thấy một vòng tròn phản chiếu trong viên đá thì nó không phải kim cương. Bạn sẽ không thể nhìn thấy dấu chấm ấy xuyên qua một viên kim cương thật.
  2. Quan sát sự phản chiếu. Một viên kim cương thật thường ánh lên những bóng màu xám riêng lẻ. Hãy nhìn thẳng xuống từ đỉnh của viên kim cương. Nếu bạn thấy phản chiếu cầu vồng, rất có thể đó là kim cương kém chất lượng hoặc giả.[1]
    • Thêm vào đó hãy kiểm tra độ lấp lánh. Kim cương thật sẽ lấp lánh một cách rực rỡ hơn nhiều so với mẩu thủy tinh hay thạch anh có cùng kích cỡ. Bạn có thể muốn mang một mẩu thủy tinh hay thạch anh theo để tham khảo.
    • Đừng nhầm lẫn giữa lấp lánh và phản chiếu. Lấp lánh là về độ sáng chói hay mức độ ánh sáng khúc xạ bởi mặt cắt của viên đá. Còn phản chiếu là về màu sắc của ánh sáng mà viên đá khúc xạ. Vì thế hãy tìm kiếm ánh sáng “rực rỡ” chứ không phải ánh sáng nhiều màu sắc.
    • Có một loại đá còn lấp lánh hơn cả kim cương: đá moisanite hay còn gọi là kim cương moissanite. Loại đá quý này giống kim cương đến nỗi những chuyên gia phải mất khá nhiều thời gian mới phân biệt được. Để phân loại mà không cần dụng cụ đặc biệt, hãy cầm viên đá lên đặt sát mắt bạn. Rọi ánh đèn pin của cây bút máy xuyên qua viên đá. Nếu bạn thấy ánh lên màu cầu vồng, đó là dấu hiệu của sự phản chiếu gấp đôi. Đây là đặc tính của đá moissanite mà kim cương không có.
  3. Thả viên đá vào một ly nước và xem liệu nó có chìm xuống đáy ly hay không. Nhờ vào mật độ cấu trúc dày đặc, kim cương thật sẽ chìm xuống. Kim cương giả sẽ nổi trên mặt nước hoặc lơ lửng giữa ly.
  4. Làm nóng viên đá và xem xét độ bền. Nung nóng viên đá mà bạn nghi ngờ với hộp quẹt trong 30 giây, sau đó thả ngay viên đá ấy vào một ly nước lạnh. Các phân tử nở ra và co lại quá nhanh sẽ lấn át độ bền bỉ của những vật chất yếu như thủy tinh hay thạch anh, làm nó vỡ ra từ bên trong. Kim cương thật rất cứng nên bạn hãy yên tâm là sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Kiểm Tra theo cách Chuyên Nghiệp[sửa]

  1. Yêu cầu một phép thử với que dò nhiệt. Sự chặt chẽ, đồng đều nguyên khối về tinh thể của kim cương giúp chúng tản nhiệt rất nhanh; do vậy kim cương thật không dễ bị nung nóng. Kiểm tra với que dò nhiệt mất khoảng 30 giây và thường miễn phí. Ưu điểm của cách này là không làm hư hại viên đá.
    • Kiểm tra nhiệt hoạt động với nguyên lý tương tự với cách Tự Bạn “làm vỡ đá” ở trên. Thay vì bạn phải tự độ khoảng không biết viên đá có vỡ dưới áp lực của sự co giãn nhanh chóng không thì đầu dò chủ động đo lường được bao lâu thì kim cương vẫn giữ nhiệt.
  2. Yêu cầu kiểm tra kết hợp máy thử kim cương/đá moissanite. Nhiều tiệm đá quý trang bị máy móc đặc biệt có thể nhanh chóng phát hiện ra kim cương thật và giả.[2]
    • Một phép thử nhiệt truyền thống không nói lên được sự khác biệt giữa đá moissanite và kim cương. Đảm bảo rằng các thử nghiệm được tiến hành bằng máy đo “độ dẫn nhiệt”, không phải máy đo “nhiệt độ”.
    • Nếu bạn đang kiểm tra kim cương với số lượng lớn tại nhà, có thể cân nhắc việc mua một số loại máy thử đá quý được bán trực tuyến hoặc tại các cửa hàng chuyên bán kim cương.
  3. Lấy một chiếc kính hiển vi. Đặt viên đá dưới kính hiển vi, xoay mặt trên của kim cương xuống dưới. Lắc nhẹ viên kim cương tới lui bằng nhíp. Nếu bạn thấy ánh sáng màu cam nhẹ dọc theo các cạnh, đó có thể là đá zirconium (hay còn gọi là đá C.Z, hột xoàn). Cũng có trường hợp đó là kim cương thật chưa hoàn mỹ và người ta đã lấp đầy những khiếm khuyết ấy bằng đá zirconium. [
    • Để nhìn rõ nhất viên kim cương hãy dùng kính hiển vi điện tử độ phóng đại 1200 lần.
  4. Kim cương có độ nhạy cao về cân nặng. Có thể dễ dàng phân biệt kim cương nhờ sự khác biệt về cân nặng, đá zirconium nặng hơn kim cương cùng hình dạng và kích thước khoảng 55%.[3] Để làm so sánh này bạn cần một chiếc cân chuyên dụng cực nhạy với đơn vị đo cấp cara hay grain.
    • Để thực hiện phép thử này một cách đúng đắn bạn cần có một viên kim cương thật với hình dạng và kính thước giống hệt viên đá cần biết. Nếu không có gì để so sánh thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định.
  5. Kiểm tra viên kim cương dưới ánh sáng tia tử ngoại (UV). Dưới ánh sáng tia tử ngoại hoặc ánh sáng đen, đa số (nhưng không phải tất cả) kim cương phát quang màu xanh. Nếu viên đá của bạn tỏa ra ánh sáng xanh thì chứng tỏ đó là hàng thật. Tuy nhiên sự “vắng mặt” của ánh xanh không chứng minh viên đá ấy là giả; một số kim cương không phát quang dưới ánh sáng tia tử ngoại.[3] Một chút ánh sáng nhẹ màu xanh lá cây, vàng hay xám có thể cho biết rằng viên đá ấy là moissanite.[4]
    • Mặc dù phép thử với tia tử ngoại có thể giúp thu hẹp lựa chọn của bạn trong số những khả năng, nhưng tốt nhất hãy tránh việc dựa vào kết quả kiểm tra để khẳng định một cách chắc chắn rằng viên kim cương kia là thật hay giả. Như chúng ta đã nói ở trên, một số kim cương phát quang dưới tia tử ngoại, một số thì không. Người ta cũng pha trộn những viên kim cương giả theo một cách nào đấy để chúng có thể tỏa sáng rực rỡ dưới tia tử ngoại. Vì thế không có gì là chắc chắn cả.[5]
  6. Làm một thử nghiệm với tia X. Kim cương có cấu trúc phân tử “thấu xạ”, giúp chúng không xuất hiện qua ảnh chụp X quang. Còn thủy tinh, đá zirconium và pha lê đều hiện rõ khi chụp X quang vì chúng có đặc tính “không thấu xạ” nhẹ.
    • Nếu muốn chụp X quang viên kim cương của mình, bạn cần đem nó đến phòng thí nghiệm kiểm tra kim cương chuyên nghiệp, hoặc thương lượng với trung tâm X quang tại địa phương.

Chứng minh một Viên kim cương là Thật[sửa]

  1. Hãy tìm một thẩm định viên kim cương có uy tín trong khu vực của bạn. Hầu hết các nhà bán lẻ kim cương thuê nhà ngọc học và thẩm định viên cho riêng mình, nhưng đa số người tiêu dùng cảm thấy tin cậy hơn khi yêu cầu sự thẩm định từ một bên thứ ba – một nhà ngọc học độc lập chuyên về thẩm định kim cương. Nếu bạn đang đầu tư vào đá quý, hay tò mò về viên kim cương mình đang sở hữu, chắc hẳn bạn sẽ muốn nó được đánh giá một cách khách quan và chính xác.
    • Đánh giá đá quý có hai bước cơ bản: đầu tiên xác định và đánh giá viên đá trong những câu hỏi, sau đó gán giá trị. Khi nhìn vào một thẩm định viên độc lập, sẽ lý tưởng nếu chọn theo những tiêu chí sau: có trình độ đại học, tốt nghiệp Viện nghiên cứu đá quý trong nước, và tấm bằng được cấp bởi một vị Viện trưởng không tham gia trực tiếp vào việc mua bán kim cương.[6] Bằng cách này bạn có thể yên tâm là nhà thẩm định có trình độ.
  2. Đặt những câu hỏi đúng đắn. Ngoài việc tìm hiểu xem viên kim cương là thật hay giả, giám định viên sẽ gỡ rối cho bạn bằng cách giải đáp những thắc mắc về chất lượng viên đá. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mua hoặc được thừa kế một viên đá quý. Nhà ngọc học sẽ cho bạn biết:
    • viên đá là tự nhiên hay nhân tạo (Chú ý: kim cương nhân tạo vẫn là kim cương, chỉ là không phải “tự nhiên”. Xem đoạn nói về kiểm tra kim cương nhân tạo để biết thêm chi tiết).
    • viên đá có bị thay đổi về màu sắc hay chưa.
    • viên đá có được điều trị lâu dài hoặc tạm thời về nhiệt chưa.
    • viên đá phù hợp như thế nào với tài liệu xếp loại được cung cấp bởi nhà bán lẻ.
  3. Yêu cầu một giấy chứng nhận thẩm định. Dù phương pháp kiểm tra bạn chọn là gì, cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất để chứng minh một viên kim cương là thật là kiểm tra các thủ tục giấy tờ và nói chuyện với nhà ngọc học hay giám định viên. Chứng nhận và phân loại đảm bảo rằng đá của bạn đã được "chứng minh" thực sự bởi các chuyên gia. Bằng chứng là thứ đặc biệt quan trọng nếu bạn đang muốn mua hòn đá cảnh nào đó mình trông thấy, như trên mạng chẳng hạn. Hãy yêu cầu được xem chứng chỉ.
  4. Xem xét giấy tờ của bạn một cách cẩn thận - không phải tất cả các chứng chỉ được cấp đều giống nhau. Chứng chỉ nên được cấp từ cơ quan phân loại (ví dụ GIA, AGSL, LGP, PGGL tại Mỹ) [7] hoặc một giám định viên độc lập - người có liên kết với một tổ chức chuyên nghiệp (như Hiệp hội các Giám định viên Mỹ), chứ không phải với một cửa hàng bán lẻ bất kỳ.
    • Giấy chứng nhận bao gồm rất nhiều thông tin về kim cương của bạn, chẳng hạn như trọng lượng cara, đo lường, tỷ lệ, mức độ trong suốt, mức độ màu sắc, mặt cắt.
    • Chứng chỉ có thể chứa những thông tin mà bạn không mong đợi. Chẳng hạn như:
      • Tính huỳnh quang, hay là khả năng viên kim cương sẽ cho ánh sáng mờ nhạt khi tiếp xúc với tia cực tím. [8]
      • Độ bóng, hay độ nhẵn mịn của bề mặt.
      • Sự đối xứng, hoặc mức độ mà các khía cạnh đối lập phản ánh lẫn nhau một cách hoàn hảo.
  5. Đăng ký kim cương của bạn. Một khi bạn biết chắc chắn rằng kim cương của bạn là thật, cho dù là thông qua thẩm định độc lập hay phòng thí nghiệm phân loại, hãy đem nó đến một phòng thí nghiệm có đủ thẩm quyền để đăng ký và lấy dấu vân tay đá quý. Điều này đảm bảo rằng viên kim cương thuộc sở hữu của bạn, và không ai có quyền chuyển đổi khi bạn chưa đồng ý.
    • Cũng giống như con người, mỗi viên kim cương là duy nhất. Công nghệ mới cho phép các nhà ngọc học định lượng sự độc đáo đó bằng cách sản xuất một "dấu vân tay" đá quý của người sở hữu. Chi phí đăng ký thường ít hơn 2 triệu rưỡi, bao gồm những lợi ích bảo hiểm. Nếu một viên kim cương với dấu vân tay của bạn bị đánh cắp, nó sẽ hiển thị trên cơ sở dữ liệu quốc tế, bạn sẽ có thể lấy lại nó bằng cách đưa ra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu.[9]

Nhận biết Kim cương Tự nhiên từ Những loại đá khác[sửa]

  1. Nhận biết kim cương tổng hợp. Kim cương trong phòng thí nghiệm hay kim cương tổng hợp là “thật” nhưng không phải “tự nhiên”. Giá kim cương tổng hợp chỉ bằng một phần nhỏ so với kim cương tự nhiên, nhưng cả hai (thường) có hóa tính nhau. Để phân biệt được sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và tổng hợp đòi hỏi một quá trình chuyên nghiệp sử dụng thiết bị phức tạp và kĩ thuật hiện đại dựa vào: phát hiện tính thống nhất cao hơn (gần như hoàn hảo) về cấu trúc mà đá quý tạo ra trong phòng thí nghiệm thường có và số lượng dấu vết đặc biệt và phân phối thống nhất của các yếu tố phi carbon cụ thể trong tinh thể kim cương. Kim cương nhân tạo có giá bán thấp hơn kim cương khai thác do các chiến dịch PR thành công của ngành công nghiệp kim cương tự nhiên làm cho người ta cảm thấy kim cương được khai thác giá trị cao hơn so với kim cương tổng hợp bởi vì “tự nhiên” hiếm hơn “nhân tạo”. Nếu bạn quan tâm về việc mua bán đá quý hoặc bảo hiểm cho viên kim cương của mình thì điều quan trọng là phải biết nó có nguồn gốc "tự nhiên" hay "nhân tạo".
  2. Nhận biết đá moissanite. Khó mà tìm ra được sự khác nhau giữa kim cương và đá moissanite. Tuy rất dễ bị nhầm lẫn nhưng vì có đặc tính khúc xạ gấp đôi ánh sáng đi qua nên đá moissanite lấp lánh hơn kim cương, điều này phải quan sát thật kĩ mới thấy được. Hãy đặt một viên kim cương thật cạnh viên đá cần biết, chiếu ánh sáng xuyên qua cả hai, nếu nhìn thấy nhiều màu sắc và dải sáng lớn hơn phát ra từ viên đá kia thì đó chính là moissanite.[10]
    • Kim cương và đá moissanite có tính dẫn nhiệt rất giống nhau. Nếu bạn chỉ sử dụng máy kiểm tra kim cương, nó sẽ cho ra kết quả “kim cương” trong khi viên đá của bạn là moissanite. Lựa chọn tốt nhất đối với thợ kim hoàn chuyên nghiệp là kết hợp cả máy thử kim cương và đá moissanite để có được kết quả đúng nhất.
  3. Nhận biết bạch ngọc. Bạch ngọc là một loại đá khác trông hơi giống kim cương, nếu bạn không phải người trong ngành có thể sẽ nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạch ngọc mịn hơn kim cương. Độ cứng của khoáng sản có thể xác định bằng khả năng chống trầy xước hoặc làm cho vật chất khác bị trầy xước. Kim cương là một trong những khoáng sản cứng nhất địa cầu, một loại đá dễ dàng làm cho viên đá khác trầy xước mà bản thân nó không hề hấn gì. Hãy quan sát bề mặt viên đá mà bạn đang có, nếu nó xuất hiện những “vết xước”, đó có thể là bạch ngọc hoặc một loại đá có đột cứng thấp.
  4. Nhận biết ngọc bích trắng. Nhiều người vẫn lầm tưởng vì tên gọi “ngọc bích” nên đặc trưng của nó là màu xanh. Thật ra ngọc bích có rất nhiều màu. Ngọc bích trắng, hay đúng hơn là trong suốt nên chúng thường được dùng thay thế kim cương. Tuy nhiên, loại đá này không sắc sảo, không phản chiếu lấp lánh giữa các vùng sáng và tối như kim cương thật. Nếu bạn thấy đá của mình trông có vẻ lờ mờ hay “ảm đạm”, điều đó có nghĩa là khả năng phản chiếu giữa những vùng sáng – tối của nó thấp, và đó có thể là một viên ngọc bích trắng. [11]
  5. Nhận biết đá zirconium (thường gọi là hột xoàn). Zirconium là một loại đá tổng hợp trông gần giống với kim cương. Cách dễ nhất để nhận ra hột xoàn là nhìn vào màu sắc mà nó phản ánh. Hột xoàn thường phản chiếu ánh sáng cam. Đá zirconium thì “trong suốt”, còn kim cương tự nhiên thường có những hạt khoáng nhỏ li ti và vài điểm chưa hoàn thiện.
    • Khi ánh sáng tập trung vào, đá zirconium sẽ tỏa ra dải quang phổ nhiều màu sắc còn kim cương thật lấp lánh và phản chiếu ánh sáng không màu. [12]
    • Một cách phổ biến khác để thử kim cương đó là lấy đá và thủy tinh ma sát với nhau. Nhiều người tin rằng nếu viên đá làm trầy thủy tinh mà không bị xây xát gì thì đó chính là kim cương. Tuy nhiên, đá zirconia chất lượng cao “cũng” có thể làm thủy tinh bị trầy, vậy nên cách thử này không chính xác. [5]

Lời khuyên[sửa]

  • Thật hay giả, chỉ cần thưởng thức vẻ đẹp của nữ trang. Khi bạn đeo một viên đá, dù thật hay giả cũng không quan trọng. Nếu đến chuyên gia còn có khi bị lầm lẫn thì hãy thư giãn. Chỉ khi nào bạn đang kinh doanh đá quý thì chuyện biết rõ nó đến từ đâu, lòng đất hay phòng thí nghiệm, mới trở nên quan trọng.
  • Cân nhắc việc thẩm định độc lập viên đá nếu bạn muốn chắc chắn. Nếu bạn mang viên đá đến một cuộc thẩm định độc lập tại Mỹ, có thể bạn sẽ phải trả từ 35 – 75 đô la. Đảm bảo rằng bạn không bao giờ rời mắt khỏi viên đá — nếu không người ta có thể đánh tráo nó.[3]

Cảnh báo[sửa]

  • Không thể nào chắc chắn 100% kim cương là thật trừ khi nó đi kèm chứng chỉ từ một nơi phân loại đá quý uy tín và có thẩm quyền. Nếu chọn mua một món đồ cầm cố, được rao bán ngoài chợ đen hay trên mạng, có nghĩa là bạn đang rất mạo hiểm.
  • Đừng cố thử hay chứng minh kim cương thật bằng cách ma sát nó với một loại đá nào khác. Nếu là kim cương thật, nó sẽ không trầy - nhưng bạn có thể làm viên đá bị mẻ hoặc nứt. Dù có độ cứng rất cao nhưng kim cương vẫn giòn và có thể bị mẻ. [13] Bạn có thể dùng giấy nhám để phân biệt kim cương thật hay giả, nhưng đó vẫn chưa phải là cách thử hoàn thiện nhất. [3] Nếu không phải kim cương thật, viên đá vẫn có thể vượt qua những cuộc kiểm tra bằng cách ma sát, vì rất nhiều loại đá quý có độ cứng cao – hoặc giả nếu nó không vượt qua thì thật vô ích và đáng tiếc nếu bạn làm hỏng một viên đá trông giống kim cương.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây