Nhận biết trứng ung

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận biết Trứng Ung)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đã bao giờ bạn đang chuẩn bị nấu ăn hay nướng bánh và để ý rằng trứng đã quá hạn? Hay trứng được đặt trong hộp nhưng không ghi hạn sử dụng và bạn không biết khi nào nên vứt chúng đi. May mắn thay, nhận biết trứng hỏng rất đơn giản. Bài viết này sẽ dạy bạn cách phân biệt trứng ngon và trứng ung, thêm một vài thủ thuật để xác định độ tươi của trứng.

Các bước[sửa]

Kiểm tra Độ tươi[sửa]

  1. Đặt trứng vào một chiếc bát hoặc ly rộng chứa nước lạnh và xem độ nổi của trứng. Trong trứng có 1 túi khí nhỏ, và theo thời gian sẽ có nhiều không khí lọt vào bên trong qua lớp vỏ trứng. Càng nhiều không khí lọt vào thì túi khí càng lớn, lúc đó trứng nhẹ và nổi lên.[1]
    • Nếu trứng chìm xuống đáy bát, trứng vẫn còn rất tươi.[2]
    • Nếu trứng nổi lên nhưng vẫn chạm đáy bát, trứng đã được để một thời gian nhưng vẫn ăn được. [2]
    • Nếu trứng nổi trên bề mặt nước, trứng không còn tươi nữa. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là trứng bị ung hay không an toàn khi ăn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra bằng cách đập trứng và quan sát màu sắc (mùi) bên trong.[3]
  2. Đặt trứng vào gần tai và lắc, lắng nghe tiếng bì bõm bên trong. Khi trứng cũ, độ ẩm và cacbon dioxit sẽ thoát ra ngoài qua vỏ trứng, lòng trắng và lòng đỏ bắt đầu khô và co lại, túi khí sẽ ngày một lớn hơn.[1]Túi khí lớn hơn sẽ tạo ra nhiều không gian bên trong vỏ trứng và tạo ra âm thanh bì bõm.
    • Quả trứng tươi sẽ không tạo ra nhiều tiếng động, hay thậm chí không có âm thanh gì khi lắc.[4]
    • Nếu quả trứng phát ra âm thanh nghĩa là trứng đã cũ, tuy nhiên không thể khẳng định trứng đã hỏng hoàn toàn và không thể dùng được.
  3. Đập trứng ra đĩa hoặc một chiếc bát rộng và kiểm tra chất lượng lòng đỏ và lòng trắng. Tính toàn vẹn của trứng sẽ giảm bớt theo thời gian, vậy nên lòng trắng và lòng đỏ sẽ không kết hợp với nhau như lúc trứng còn tươi. Để ý xem trứng lan rộng ra đĩa hay vẫn tương đối nhỏ gọn. Nếu trứng lan rộng hoặc trông lỏng và lòng trắng mỏng hơn nghĩa là trứng không còn tươi.[3]
    • Nếu lòng đỏ dễ bị vỡ và san phẳng, nghĩa là trứng đã cũ.[3]
    • Nếu lòng đỏ dễ dàng lan trên đĩa, có nghĩa là các sợi chalazae (các sợi dày giúp kết nối lòng trắng và lòng đỏ) đã bị yếu đi, nghĩa là trứng đã cũ.[3]
    • Quan sát màu sắc của lòng trắng trứng. Màu sắc giống như mây có nghĩa là trứng rất tươi. Màu trắng trong có nghĩa là trứng đã cũ (tuy nhiên vẫn có thể ăn được). [5]

Nhận biết Trứng ung[sửa]

  1. Đập trứng và kiểm tra mùi của trứng. Đây là cách đơn giản nhất để nhận biết một quả trứng ung. Trứng ung sẽ có mùi hăng và hôi khi đập trứng. Nếu bạn ngửi thấy mùi lưu huỳnh ngay khi đập trứng (có thể là trước đó), hãy vứt quả trứng đó đi.[4]
    • Trứng ung sẽ có mùi hôi, ngay cả khi còn sống hay đã chế biến.[3]
  2. Đập trứng ra một chiếc đĩa nhỏ và quan sát màu sắc. Màu sắc của lòng đỏ sẽ thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn của gà mái, vì vậy nếu lòng đỏ có màu vàng óng hay màu cam cũng không ảnh hưởng tới độ tươi của trứng. Thay vào đó, hãy chú ý tới lòng trắng trứng. Nếu nó chuyển màu hồng, xanh lá cây hay óng ánh nhiều màu, nghĩa là trứng đã bị nhiễm độc và không ăn được.[5] Nếu bạn phát hiện đốm đen hoặc xanh lá bên trong nghĩa là trứng đã bị nấm mốc, hãy vứt trứng đi. [5]
    • Nếu lòng đỏ của một quả trứng đã nấu chín xuất hiện một vòng tròn xanh lá, điều này có nghĩa là bạn đã nấu quá tay hoặc nấu trong nước có hàm lượng sắt cao. Bạn vẫn có thể ăn trứng. [5]
    • Nếu có một đốm máu hoặc thịt bên trong, quả trứng vẫn an toàn, trứng không bị nhiễm độc hay bị ung, bạn vẫn có thể ăn trứng. Đốm máu xuất hiện do bị vỡ mạch máu lúc trứng được hình thành, điều này không ảnh hưởng gì tới độ tươi của trứng.[5]

Sử dụng Ngày và Giờ[sửa]

  1. Kiểm tra "hạn bán" trên bao bì. Hạn bán được in dưới dạng "không nên bán sau ngày" hoặc "EXP". Hạn này dài nhất là 30 ngày sau khi trứng được đóng gói.[5] Trứng được giữ lạnh và không bị vỡ hay nứt có thể sử dụng được ít nhất 1 tháng sau hạn bán.[6]
    • Ở Mỹ, hạn bán được in theo mẫu tháng/ngày. Do đó, trứng được dãn nhãn 03/15 phải bán trước ngày 15 tháng 3.
    • "Hạn bán" đề cập đến ngày cuối cùng trứng được bày bán tại nơi công cộng. Trứng nên được hạ khỏi kệ bán sau ngày đó.[7] Điều này không có nghĩa là trứng bị ung hay thối sau ngày đó.
  2. Kiểm tra hạn "tốt nhất khi sử dụng trước ngày" trên bao bì. Hạn này dược in theo dạng "sử dụng đến ngày", "sử dụng trước ngày" hoặc "tốt nhất trước ngày". Hạn sử dụng kéo dài khoảng 45 ngày sau khi trứng được đóng gói.[5] Hãy dùng hết trứng trong vòng 2 tuần sau hạn sử dụng tốt nhất.[6]
    • "Hạn sử dụng tốt nhất" đề cập tới khoảng thời gian trứng tươi ngon nhất, với kết cấu, hương vị tuyệt vời nhất, có kết cấu và tính chất tốt.[7] Điều này không có nghĩa là trứng ung hoặc thối sau ngày này.
  3. Sử dụng mã 3 chữ số cung cấp ngày trứng được đóng gói. Theo luật liên bang (một số bang yêu cầu, một số bang cấm), không bắt buộc phải in hạn bán hoặc hạn sử dụng tốt nhất lên bao bì, tuy nhiên hầu hết các hộp trứng đều được in ngày đóng gói. Ngày này thường được in dạng mã 3 chữ số theo lịch Julian. Nếu trứng được đóng gói ngày 1 tháng 1, nó sẽ được dán nhãn 001, đóng gói vào ngày 15 tháng 10 sẽ dán nhãn 288, đóng gói ngày 31 tháng 12 sẽ dán nhãn 265.[8]
    • Tìm ngày Julian trên đáy hộp. Bạn sẽ thấy một mã đánh máy (một dãy số bắt đầu bằng chữ P) cung cấp ngày trứng được đóng gói, ngay cạnh đó bạn sẽ thấy mã Julian.[8]
    • Liên minh Châu Âu cũng yêu cầu in ngày đóng gói lên hộp trứng. Ngay cả khi trứng được bán lẻ và không đóng vào hộp các tông, người tiêu dùng vẫn nên được cung cấp thông tin.[9]
  4. Nếu bạn lấy trứng ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, bạn nên vứt quả trứng đó đi. Một khi trứng đã được làm mát trong tủ lạnh, cần phải luôn giữ nhiệt độ cho trứng. Một quả trứng lạnh đặt trong môi trường ấm hơn sẽ khiến trứng toát hơi nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên ngoài trứng. Bởi vì vỏ trứng mỏng xốp nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong và khiến trứng bị nhiễm khuẩn. [10]
    • Để tránh sự dao động nhiệt, hãy đặt trứng vào ngăn lạnh nhất của tủ lạnh, "không" đặt ở cửa tủ. Vì nhiệt độ sẽ bị dao động khi mở đóng cửa tủ, và có thể khiến trứng toát hơi nước.[10]
    • Nếu trứng chưa rửa và ở nhiệt độ phòng, bạn không nhất thiết phải cho trứng vào tủ lạnh. Ở rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước Châu Âu, họ đều bảo quản trứng ở nhiệt độ phòng.[11] Điều này là an toàn vì gà mái đã được tiêm phòng Salmonella trước khi đẻ trứng.[12]
  5. Sử dụng chỉ dẫn trên bao bì theo từng quốc gia để xác định thời gian bảo quản trứng. Nếu bạn có gà mái đẻ trứng và bạn tự hỏi khi nào thì trứng hỏng, bạn có thể dựa theo chỉ dẫn về độ tươi của trứng trên bao bì quốc gia của bạn. Bạn có thể dùng trứng ít nhất trong 2 tháng, hoặc có thể lâu hơn.
    • Nếu bạn không chắc khoảng thời gian bảo quản trứng hoăc bạn nghĩ số trứng này đã quá 2 tháng, hãy tìm hiểu những dấu hiệu của trứng ung và trứng cũ để giúp quyết định bạn có nên sử dụng trứng đó để nấu ăn hay không.[6]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu trứng được nấu cho người già hoặc trẻ nhỏ, bạn chỉ nên sử dụng trứng tươi ngon nhất. Mặc dù trứng vẫn sử dụng được khoảng vài tuần sau khi hết hạn, bạn vẫn nên đặc biệt cẩn thận khi nấu ăn cho người có hệ miễn dịch yếu, nên dùng những quả trứng tươi ngon nhất.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây