Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết dứa chín
Từ VLOS
Khi dứa đã được cắt khỏi cây thì nó sẽ ngừng chín. Bài viết này sẽ hướng dẫn một số mẹo đảm bảo giúp bạn luôn chọn được quả dứa ngon.
Mục lục
Các bước[sửa]
Ngửi và sờ[sửa]
-
Ngửi
quả
dứa.
Nghiêng
quả
dứa
và
ngửi
phần
đáy.
Hương
thơm
ngọt
ngào
là
tiêu
chí
quan
trọng
dùng
để
chọn
một
quả
dứa
chín.
Nếu
dứa
không
có
mùi
thì
nó
vẫn
còn
sống.[1]
- Bạn có thể thử ngửi xung quanh quả dứa vì nếu đủ chín thì bạn sẽ cảm nhận được hương thơm ngọt ngào từ toàn bộ quả dứa. Tuy nhiên, bạn nên ngửi ở phần đáy vì đây là phần đậm mùi nhất.
- Tránh chọn quả dứa có mùi men. Bạn cần một quả dứa có hương thơm ngọt ngào thay vì một quả dứa quá chín đến nỗi có mùi như rượu hoặc giấm.
- Bóp quả dứa. Dùng một tay bóp nhẹ quả dứa. Bạn cần một quả dứa vẫn còn tương đối cứng nhưng có độ mềm để đàn hồi khi bạn ấn nhẹ vào.
-
Cảm
nhận
xem
quả
dứa
có
nặng
tay
hay
không.
Quả
dứa
nặng
tức
là
nó
có
nhiều
nước
vì
lượng
nước
làm
tăng
cân
nặng
của
dứa.
Nhiều
nước
cũng
có
nghĩa
là
dứa
chín
hơn
và
ngọt
hơn.
- Lưu ý rằng "nặng hơn" không có nghĩa là "to hơn". Dứa ngon sẽ nặng hơn khi so sánh với những quả có cùng kích thước. Nếu một quả dứa to có vẻ nặng bằng với quả dứa hơi nhỏ hơn thì bạn nên chọn quả nhỏ.
- Bẻ phần lá phía trên quả dứa. Mặc dù có ý kiến tranh cãi về mức độ hiệu quả của phương pháp này nhưng một số người tin rằng quả dứa chín khi bạn có thể dễ dàng bẻ phần lá. Tuy nhiên, nếu lá có thể bẻ một cách dễ dàng thì có lẽ quả dứa đã bị thối.[2].
Quan sát[sửa]
- Lưu ý hai đặc điểm quan trọng sau của quả dứa chín: độ tươi và độ cũ. Vì bạn cần một quả dứa tươi thay vì một quả để lâu bị thối. Cuống là bộ phận cung cấp đường cho toàn bộ quả. Ngoài ra, dứa cũng đổi màu từ đây.
-
Nhìn
màu
sắc
của
quả
dứa.
Thường
thì
vỏ
dứa
sẽ
có
màu
vàng
đồng
nhưng
vỏ
xanh
thì
không
hẳn
là
còn
sống.[1]
- Lưu ý là một số quả dứa chín khi một phần vỏ còn xanh nhưng không xanh hoặc nâu toàn quả. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến độ tươi của vỏ dứa.
- Quy luật chung là bạn sẽ thấy phần mắt ở khu vực đáy của quả dứa có màu vàng. Màu càng tươi dần lên phần cuống thì quả dứa càng ngọt.[3]
- Tập trung vào màu lá. Vì màu của vỏ dứa có thể là vàng đồng hoặc xanh nên tập trung vào màu lá là lựa chọn tốt nhất. Bạn nên chọn dứa tươi với lá xanh.
-
Xem
hình
dạng
của
quả
dứa.
Dứa
phải
phát
triển
tốt
với
thân
tròn
và
mắt
to.
Mắt
dứa
là
những
vòng
tròn
có
tâm
nhọn
ở
giữa,
phân
bố
theo
đường
chéo
trên
khắp
quả
dứa.
Đảm
bảo
mắt
dứa
phủ
đều
quanh
dứa
và
tương
đối
phẳng.[4]
- Tránh chọn dứa có vỏ bị nhăn màu nâu đỏ, có nhiều vết nứt hoặc chảy nước, nổi mốc hoặc lá có màu nâu vì đây là dấu hiệu của quả dứa đã bị thối.
- Chọn mua dứa được trồng ở gần nơi bạn sống. Ví dụ như ở Mỹ, nếu bạn sống ở California thì dứa Hawai hoặc Mexico là loại dứa ngon nhất vì khoảng cách vận chuyển từ vườn đến siêu thị không quá xa.
Bảo quản dứa luôn tươi[sửa]
- Nên ăn hết quả dứa ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Nếu bạn chưa cắt dứa thì nó sẽ tươi trong nhiều ngày. Tuy nhiên, đừng để dứa đã cắt ở nhiệt độ phòng vì nó sẽ bị hỏng sau vài tiếng.
- Bảo quản dứa trong tủ lạnh để bảo quản dứa tươi lâu hơn. Một quả dứa còn nguyên vỏ sẽ giữ được khoảng 2 tuần. Khi đã cắt dứa hoặc gọt vỏ thì chỉ giữ được khoảng 1 tuần trong tủ lạnh.
-
Cắt
dứa
và
bảo
quản
trong
tủ
lạnh
được
khoảng
1
tuần.
Để
cắt
dứa
đúng
cách,
trước
tiên
bạn
cắt
bỏ
phần
cuống
và
phần
đáy.
Đặt
quả
dứa
thẳng
đứng
trên
tấm
thớt
và
cẩn
thận
cắt
vào
bên
trong
vỏ
từ
trên
xuống
dưới.
Nên
cắt
đủ
sâu
để
làm
sạch
lớp
vỏ
cứng.[2]
- Dứa sẽ vẫn còn "mắt" tại thời điểm này. Bạn có thể cắt bỏ từng mắt nhưng sẽ dễ hơn khi cắt dọc quả dứa theo đường chéo tạo thành hình chữ V vì mắt dứa phân bố theo đường chéo.[5]
- Cắt dứa làm đôi theo chiều dọc và cắt đôi thêm một lần nữa để bạn có 4 miếng dứa hình tam giác.
- Cắt bỏ phần lõi ở giữa miếng dứa, sau đó cắt từng miếng thành khối hoặc lát.
-
Đông
lạnh
quả
dứa
vừa
cắt
thì
giữ
được
khoảng
6
tháng.
Tuy
nhiên,
nên
cắt
dứa
thành
khối
to
để
giữ
được
hương
vị
vì
quá
trình
đông
làm
sẽ
làm
mất
hương
vị
của
dứa.
Cho
dứa
vào
hộp
nhựa
hoặc
túi
nhựa
dùng
để
đông
lạnh
trước
khi
bảo
quản.[2]
- Khi bạn muốn ăn dứa, chỉ cần lấy dứa khỏi tủ đông và rã đông trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng trước khi ăn.
Lời khuyên[sửa]
- Mua dứa chín và ăn ngay trong cùng ngày vì dứa vẫn còn tươi và không sợ bị hỏng.
- Luôn gói kỹ dứa đã gọt vỏ khi cho vào tủ lạnh để tránh bị nhiễm những mùi khác.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://hawaiiancrown.com/how-should-i-choose-a-ripe-pineapple-while-shopping-in-the-produce-department/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.wholefoodsmarket.com/blog/whole-story/how-pick-perfect-pineapple
- ↑ http://www.shopthepig.com/produce-old/pineapple/
- ↑ http://www.hawaiiancrown.com/faq.php
- ↑ http://www.simplyrecipes.com/recipes/how_to_cut_a_pineapple/