Nhận biết khi bạn nên đến gặp nhà trị liệu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi người đều gặp khó khăn, nhưng đôi khi, bạn sẽ có cảm giác rằng vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn nỗi lo lắng bình thường hoặc tình trạng uể oải vào ngày thứ Hai. Nếu bạn đang phải trải qua thời điểm khó khăn và mọi lời khuyên thông thường không giúp cải thiện tình hình, có lẽ bạn cần phải đến gặp bác sĩ trị liệu.

Các bước[sửa]

Đánh giá cảm giác của bản thân[sửa]

  1. Chú ý đến cảm giác "không phải là chính mình". Có thể bạn cảm thấy như bạn không còn nhận ra con người của bạn trong thời gian gần đây, và bạn không có khả năng loại bỏ cảm giác này. Gặp phải một ngày tồi tệ, hoặc thậm chí là một tuần, là chuyện bình thường, nhưng nếu cảm xúc của bạn vẫn còn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như cách tương tác của bạn, đã đến lúc bạn nên thực hiện bước tiếp theo và đến gặp nhà trị liệu.[1]
    • Thông thường, bạn có thể thích được ở cạnh bạn bè, nhưng bỗng dưng bạn lại muốn được ở một mình trong hầu hết mọi thời điểm.
    • Có thể bạn sẽ nổi giận một cách thường xuyên hơn, mặc dù trước đây bạn không quen với việc nổi nóng.
  2. Xem xét ảnh hưởng của cảm xúc đến cuộc sống của bạn. Bạn có nhận thấy sự thay đổi trong cảm giác và hành vi của chính mình khi bạn đi làm, hay chỉ khi bạn ở nhà? Hay là bạn nhận ra thay đổi có xu hướng ảnh hưởng đến gia đình, trường học, công ty, bạn bè, v.v? Có lẽ bạn phát hiện ra rằng mọi chuyện ở trường học và mối quan hệ với bạn bè đang trở nên tồi tệ, hoặc cuộc sống gia đình và công việc của bạn đang ngày càng sa sút. Nếu cảm giác của bạn trước tình huống khác với tình trạng được xem là "bình thường" đối với bạn, có lẽ bạn cần đến gặp nhà trị liệu.[2]
    • Bạn cũng có thể nhận thức được rằng bạn trở nên ít kiên nhẫn hơn đối với đồng nghiệp tại công ty, và bạn nhanh chóng nổi nóng với con của bạn hơn trước đây.
    • Có lẽ bạn cũng sẽ biết là năng suất làm việc của bạn giảm thiểu đáng kể, và bạn bất ngờ không còn quan tâm chăm lo cho mái ấm gia đình.
  3. Thay đổi thói quen ngủ. Đôi khi, không ngủ ngon trước một buổi thuyết trình quan trọng hoặc một sự kiện nào đó khiến bạn hào hứng là điều bình thường, nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ quá mức (ngủ nhiều trong ngày) hoặc khó ngủ (như khó chìm vào giấc ngủ hoặc thức giấc trong đêm), đây có thể là dấu hiệu của sự lo âu.[3]
    • Cả hai tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều thể hiện tình trạng lo âu.
  4. Kiểm tra sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Có thể bạn sẽ bất ngờ ăn uống thường xuyên hơn như là cách để đối phó với căng thẳng. Hoặc, có lẽ bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy chán ăn và bạn khó có thể ăn uống, không có khả năng thưởng thức thức ăn. Thay đổi trong thói quen ăn uống là báo hiệu của tình trạng lo lắng.[4]
    • Có lẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn, và nó làm bạn ăn quá mức.
    • Bạn cũng có thể nhận thấy thức ăn trở nên không ngon miệng hoặc thiếu hương vị ngon lành, khiến bạn không ăn đủ bữa trong ngày.
  5. Quan sát cảm xúc buồn bã hoặc tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy buồn bã hơn bình thường, hoặc có cảm giác tuyệt vọng, thờ ơ, cô lập, và không có vẻ như có thể thoát khỏi nó, đã đến lúc bạn nên đến gặp nhà trị liệu. Có thể bạn đã từng cảm thấy hào hứng với cuộc sống và bây giờ, mọi thứ lại trở nên thật ảm đạm. Buồn bã trong một vài ngày là điều bình thường, nhưng buồn trong nhiều tuần sẽ là dấu hiệu của vấn đề to tát hơn. Bạn càng sớm điều trị thì bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn.[5]
  6. Chú ý đến cảm giác "cáu gắt", hốt hoảng, hoặc dễ xúc động. Bạn đã từng lo lắng về vấn đề nhỏ nhặt, nhưng dạo gần đây bạn lại lo rằng mọi chuyện đang dần trở nên to tát hơn trong cuộc sống của bạn. Có thể nỗi lo đang chiếm lấy thời gian và cuộc sống của bạn. Bạn sẽ cảm thấy bản thân thật ngớ ngẩn khi thừa nhận yếu tố khiến bạn sợ hãi, hốt hoảng, hoặc lo âu, nhưng bạn lại không thể loại bỏ nó. Nếu bạn không có khả năng hoàn thành công việc vì bạn dành quá nhiều thời gian để lo lắng, bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp.[6]
    • Một vài dấu hiệu khác cho thấy bạn đang gặp vấn đề với sự lo âu bao gồm bồn chồn, khó chịu, và khó tập trung.[6]
  7. Trò chuyện với bác sĩ tổng quát của bạn. Bác sĩ thông thường của bạn (bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ chăm sóc chính cho bạn) là đồng minh quan trọng trong việc xác định xem liệu bạn có cần phải đến gặp nhà trị liệu hay không, và họ cũng sẽ là nguồn giúp đỡ tuyệt vời trong việc tìm kiếm nhà trị liệu sẽ hỗ trợ bạn. Bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ và cho họ biết về cảm giác của bạn trong thời gian gần đây. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để loại trừ bất kỳ một nhân tố y khoa nào là nguồn hình thành cảm giác tiêu cực của bạn (như bệnh tật, thay đổi nội tiết tố, v.v).

Cân nhắc vấn đề tâm lý nghiêm trọng[sửa]

  1. Tự hỏi chính mình xem liệu bạn có hành vi tự cắt hoặc tự làm hại bản thân hay không. Tự cắt là một cách tự làm hại chính mình bao gồm sử dụng công cụ sắc bén, như lưỡi lam, để cắt một vài vị trí trên cơ thể. Vị trí phổ biến gốm có cánh tay, cổ tay, và chân. Mặc dù tự cắt bản thân là biện pháp đối phó, một cách để bộc lộ nỗi đau trong nội tâm và chịu đựng cơn đau bên ngoài, nó rất có hại, và người tự cắt chính mình có thể tìm kiếm giải pháp lành mạnh hơn để giảm thiểu nỗi đau về mặt cảm xúc, như là thông qua trị liệu.[7]
    • Tự cắt vốn dĩ rất nguy hiểm. Bạn có thể phải kết thúc bằng việc vào bệnh viện hoặc mất đi mạng sống của mình nếu bạn cắt đứt tĩnh mạch hoặc động mạch quan trọng. Tự cắt cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.
  2. Nhìn lại khuôn khổ suy nghĩ cố chấp và ngày càng lan rộng. Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế (OCD) có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi đến mức độ nghiêm trọng. Mặc dù tái kiểm tra xem liệu bạn có khóa cửa và tắt bếp hay chưa là hành động bình thường, người mắc bệnh OCD thường xuyên kiểm tra mọi thứ nhiều lần. Họ cũng liên tục thực hiện thói quen của mình. Họ sở hữu nỗi sợ hãi không ngừng lan rộng trong cuộc sống, như cần phải rửa tay hàng trăm lần mỗi ngày để tránh xa vi trùng hoặc khóa cửa nhiều lần để đề phòng kẻ xấu đột nhập. Thực hiện thói quen không phải là quá trình thú vị và bất kỳ một sự thay đổi nào sẽ khiến họ lo lắng tột cùng.[8]
    • Bệnh OCD có nghĩa là bạn không thể kiểm soát suy nghĩ hoặc thôi thúc của mình. Dành một vài giờ mỗi ngày để thực hiện thói quen khiến bạn lo lắng cực độ và can thiệp vào cuộc sống hằng ngày chính là dấu hiệu của OCD.
    • Nếu bạn mắc bệnh OCD, bạn nên tiến hành điều trị. Triệu chứng thường sẽ không thuyên giảm nếu không có sự can thiệp.
  3. Tự hỏi bản thân xem liệu bạn có từng bị chấn thương. Nếu bạn từng gặp phải sự kiện gây chấn thương hoặc phải đối phó với chấn thương trong cuộc sống, nhà tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn.[1] Chấn thương gồm có bạo hành thể chất, tình cảm, hoặc tình dục. Bị cưỡng bức là sự kiến gây chấn thương, tương tự như bạo lực gia đình. Chấn thương cũng có thể bao gồm chứng kiến người khác qua đời hoặc có mặt trong sự kiện thảm khốc như chiến tranh hoặc thiên tai.[9] Đến gặp nhà trị liệu sẽ giúp bạn sắp xếp cảm xúc của mình và tìm kiếm biện pháp để đối phó với chấn thương.
    • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là một dạng rối loạn có thật và ảnh hưởng đến nhiều người sau sự kiện gây chấn thương. Nếu bạn sở hữu triệu chứng của bệnh PTSD như ác mộng, sống lại trải nghiệm, hoặc lo sợ cực độ rằng chấn thương có thể xảy ra một lần nữa, hãy tìm sự giúp đỡ.
  4. Cân nhắc hành động sử dụng chất gây nghiện. Nếu gần đây bạn bắt đầu uống rượu bia hoặc sử dụng chất gây nghiện với cường độ cao, bạn đang dùng chúng để đối phó với vấn đề trong cảm xúc. Đôi khi, con người sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để quên đi hoặc ngừng suy nghĩ về nỗi đau trong tâm hồn. Tăng cường sử dụng những loại chất này sẽ là dấu hiệu của vấn đề sâu sắc hơn cần phải được làm rõ. Trị liệu sẽ giúp bạn tìm kiếm biện pháp để đối phó một cách hiệu quả và lành mạnh hơn.[1]
    • Uống rượu bia quá nhiều sẽ gây nên vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể của bạn. Đây không phải là phương pháp đối phó lành mạnh hoặc an toàn.
  5. Suy nghĩ về mọi rủi ro mà triệu chứng của bạn đem lại. Nếu bạn có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác, nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế là điều rất quan trọng. Nếu bạn đang gặp nguy hiểm, hãy gọi điện thoại cho dịch vụ khẩn cấp. Bạn cần phải tìm sự giúp đỡ nếu bất kỳ điều nào sau đây đang xảy ra với bạn:
    • Bạn có suy nghĩ/mong muốn tự tử, hoặc bắt đầu thiết lập kế hoạch để thực hiện nó.
    • Bạn đang nghĩ về việc làm hại người khác, hoặc đã gây hại cho người khác.
    • Bạn sợ rằng bạn sẽ làm hại bản thân/người khác.

Cân nhắc về sự giúp đỡ của trị liệu[sửa]

  1. Xem xét lại sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Sự kiện to lớn trong cuộc sống có thể góp phần hình thành sự lo âu và khiến bạn khó đối phó.[1] Trị liệu sẽ cung cấp cho bạn giải pháp để trò chuyện về sự chuyển tiếp và cách để đối phó tốt hơn. Bạn nên cân nhắc xem bạn có đã trải qua hoặc đang trải nghiệm tình huống sau đây hay không:
    • Chuyển chỗ ở
    • Tai nạn hoặc thiên tai
    • Sự chuyển tiếp trong cuộc sống (công việc mới, đi học đại học, dọn ra riêng)
    • Chia tay với người yêu
    • Mất đi người thân yêu (tang thương)
  2. Cần biết rằng bạn có thể đến gặp nhà trị liệu để giải quyết vấn đề "nhỏ nhặt hơn". Có thể bạn sẽ nghĩ rằng người đang phải trải qua chấn thương to lớn, có cảm giác muốn tự vẫn hoặc trầm cảm nghiêm trọng mới cần phải đến gặp nhà trị liệu, tuy nhiên, điều này không đúng. Nhiều nhà trị liệu được đào tạo tổng quát và sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề như lòng tự trọng thấp, vấn đề trong hôn nhân, vấn đề trong hành vi của con cái, mâu thuẫn giữa người với người, và gia tăng tính tự lập.
    • Nếu bạn vẫn không chắc chắn, bạn nên hẹn gặp nhà trị liệu để tiến hành đánh giá. Quá trình này có thể bao gồm kiểm tra và trả lời câu hỏi. Nhà trị liệu sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn điều trị và lời khuyên của họ.
  3. Hiểu rõ khả năng đối phó của bản thân. Cuộc sống thường sẽ đem đến cho bạn sự cố bất ngờ vào thời điểm bạn ít trông đợi nhất, và điều quan trọng là bạn cần phải biết cách đối phó với tình huống khó khăn. Nếu bạn thiếu kỹ năng đối phó và nhận thấy tình huống hiện tại của bạn quá khó khăn, nhà trị liệu sẽ giúp bạn khám phá cách đối phó có lợi cho bạn.[10]
    • Biện pháp đối phó không tốt bao gồm sử dụng thuốc để cảm thấy tốt hơn, hoặc uống rượu bia để trở nên say xỉn.
    • Nhà trị liệu sẽ giúp bạn khám phá cách để đối phó và rèn luyện kỹ năng, như kỹ năng hít thở sâu hoặc thư giãn.
  4. Suy nghĩ xem liệu bất kỳ nỗ lực nào của bạn trong việc cảm thấy tốt hơn có đem lại hiệu quả. Bạn nên suy nghĩ về tình huống và về cảm giác của chính mình, và tự hỏi bản thân xem yếu tố nào đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm yếu tố hữu ích cho bạn, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu bạn đã thử và không có biện pháp nào đem lại kết quả, bạn có thể thừa nhận rằng bạn không có đủ công cụ để giải quyết vấn đề vào thời điểm này. Nhà trị liệu sẽ giúp bạn tìm kiếm biện pháp lành mạnh để đối phó và cách tiếp cận khác đối với vấn đề của bạn.[11]
    • Có lẽ bạn đã đi mua sắm để cảm thấy tốt hơn, nhưng sau đó, bạn vẫn có cảm giác tệ hại.
    • Nếu một vài phương pháp từng đem lại kết quả cho bạn trong quá khứ (như hít thở sâu hoặc tập thể dục) nhưng hiện tại, chúng vẫn không cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ trị liệu.
  5. Tập trung vào cách phản ứng của mọi người đối với bạn trong thời gian gần đây. Đôi khi, phản ứng của người khác với bạn sẽ giúp bạn nhận ra rằng vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn là cảm giác buồn bã hoặc lo lắng thông thường. Nếu bạn bè hoặc người thân của bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải lắng nghe bạn hoặc cố gắng giúp đỡ bạn, bạn nên đến gặp nhà trị liệu. Hoặc, có thể bạn cảm thấy khá tồi tệ về việc "phá hỏng bầu tâm trạng" và không muốn trình bày vấn đề của mình với bạn bè. Nhà trị liệu cũng sẽ hỗ trợ bạn.[11]
    • Có lẽ người khác ngày càng trở nên thận trọng hơn khi ở cạnh bạn, lo lắng cho sức khỏe của bạn, và/hoặc sợ bạn.
    • Đến gặp nhà trị liệu sẽ giúp bạn trò chuyện về vấn đề một cách tự do cũng như tìm kiếm biện pháp để giao tiếp một cách phù hợp với bạn bè.
  6. Nhớ lại thời điểm khi trị liệu đã giúp ích cho bạn trong quá khứ. Nếu trị liệu đã từng giúp bạn, nó sẽ giúp bạn một lần nữa. Ngay cả khi bạn quyết định đến gặp nhà trị liệu vì lý do hoàn toàn khác biệt, bạn nên biết rõ rằng nó đã từng đem lại kết quả cho bạn trong quá khứ và nó có thể giúp bạn trong thời điểm hiện tại. Bạn nên xem xét lại lợi ích mà bạn nhận được từ quá trình trị liệu và cân nhắc cách thức mà bạn nghĩ rằng trị liệu sẽ giúp đỡ bạn với tình huống hiện tại.[10]
    • Liên lạc với nhà trị liệu trước đây và tìm hiểu xem liệu họ có thời gian rỗi hay không.
  7. Cân nhắc xem bạn có thích suy nghĩ và nói về vấn đề của mình. Có thể nói rằng trị liệu không phải là hình thức điều trị cao nhất cho mọi người, và con người đối phó cũng như giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nếu trò chuyện về vấn đề, trả lời câu hỏi, và trở nên thành thật với người đó thật sự giúp ích được cho bạn, trị liệu sẽ rất hữu ích.
    • Nhà trị liệu có thể thách thức khuôn khỗ suy nghĩ của bạn, vì vậy, bạn nên sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi khó. Bạn cần biết rằng nhà trị liệu sẽ hỗ trợ bạn và giúp bạn phát triển. Họ không yêu cầu bạn phải làm gì.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên nhớ rằng bạn thật sự đáng giá. Suy nghĩ theo kiểu "mình sẽ phải chịu đựng một mình", hoặc "họ không quan tâm" sẽ dẫn dắt bạn đi theo con đường nguy hiểm. Mọi người quan tâm đến bạn, và không ai muốn bạn phải chịu đựng đau khổ, đặc biệt là một mình. Bạn xứng đáng được ủng hộ và giúp đỡ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]