Nhận biết khi người bạn đời đang nói dối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sự tin tưởng là nền tảng quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Lời nói dối giữa vợ chồng có thể khiến mối quan hệ tình cảm của cả hai trở nên căng thẳng hơn, và làm phức tạp hóa cuộc sống gia đình. Có khá nhiều hành vi khác nhau mà bạn nên chú ý khi đang cố gắng xác định xem liệu vợ/chồng bạn có đang nói dối bạn hay không – cho dù là về vấn đề to tát hay nhỏ nhặt.[1][2]

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Hành vi Thể chất[sửa]

  1. Quan sát sự chớp mắt quá mức. Hành động này diễn ra khi bạn bắt đầu hỏi thăm người ấy về chủ đề không thoải mái. Nếu bạn đang trò chuyện với vợ/chồng bạn về một điều nào đó mà họ đang nói dối, họ có thể bắt đầu trở nên hoảng hốt. Thỉnh thoảng, người đang nói dối cũng sẽ giảm thiểu hành động chớp mắt khi đang trình bày về lời nói dối của mình và tăng cường thực hiện nó ngay sau đó.[1][3]
    • Thường xuyên chớp mắt là phản xạ phổ biến trong trường hợp này.
    • Ví dụ, bạn có thể đặt ra câu hỏi cho vợ/chồng bạn rằng “Anh/em có gửi vé máy bay cho mẹ em/anh để đến thăm vào kỳ nghỉ lễ này chưa?”. Có lẽ người bạn yêu đã nói dối về việc sở hữu mối quan hệ khá tốt với mẹ của bạn và đã không gửi vé. Vì vậy, người ấy có thể sẽ chớp mắt nhiều hơn trong suốt cuộc trò chuyện.
  2. Nhìn vào mắt. Nếu vợ/chồng bạn lảng tránh hoặc cố gắng chăm chú nhìn vào mắt bạn, người ấy có thể đang nói dối về chủ đề hoặc sự thảo luận hiện tại. Người nói dối thường tránh nhìn vào mắt đối phương, nhưng đồng thời, họ cũng cố gắng sửa chữa điều này bằng cách thiết lập sự giao tiếp bằng mắt trong một khoảng thời gian dài. Bạn nên sử dụng hành vi này như là thước đo tiêu chuẩn và kết hợp nó với các hành động khác.[4]
    • Bạn có thể hỏi người ấy rằng “Anh/em làm mất chiếc cúp mà anh/em đã được được trong trường phổ thông rồi phải không?”. Người ấy có thể nói không trong khi lảng tránh ánh nhìn của bạn, nhưng đồng thời nhìn chằm chằm vào mắt bạn khi phủ nhận điều này.
  3. Quan sát xem liệu vợ/chồng bạn có thực hiện hành động gãi quá mức. Bất ngờ gãi quá nhiều trong suốt cuộc trò chuyện có thể là dấu hiệu cho thấy vợ/chồng bạn đang nói dối. Đôi khi, đây chính là hành vi thể hiện sự gia tăng trong mức độ căng thẳng. Người ấy sẽ gãi tại nhiều vị trí trên cơ thể.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể đưa ra câu hỏi cho người ấy theo kiểu “Anh/em lại sắp đi nhậu nhẹt phải không?”. Người ấy sẽ gãi đầu và phủ nhận.
  4. Quan sát sự bồn chồn của vợ/chồng bạn. Đây là dấu hiệu phổ biến thể hiện sự nói dối. Vợ/chồng bạn sẽ không đứng ngồi không yên, cựa quậy bàn chân, chạm vào mặt, hoặc nghịch những đồ vật mà người ấy đang đeo. Người ấy cũng có thể bất ngờ đứng/ngồi yên.[1][5]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi người bạn yêu rằng “Anh/em lại tiêu tiền lương vào sòng bài phải không?”. Và người ấy thay đổi chỗ ngồi trong khi phủ nhận điều này.
    • Một ví dụ khác là khi bạn hỏi vợ/chồng bạn rằng “Hôm nay, anh/em có muốn đi ăn tối cùng em/anh không?”. Và người ấy đồng ý nhưng sẽ không thực hiện điều này – trong khi trả lời bạn, người ấy đang nghịch một vài trang sức trên người.
    • Nếu vợ/chồng bạn đang tập trung vào lời nói dối của mình, họ sẽ cần nhiều năng lượng hơn là nói sự thật, và điều này có thể khiến họ tạm dừng chuyển động của mình.[6]
  5. Thoáng nhìn hành vi nuốt nước bọt của vợ/chồng bạn. Nếu người ấy đang nuốt nước bọt hoặc uống nước quá nhiều, người ấy đang nói dối. Thay đổi trong sự sản xuất nước bọt là phản ứng sinh học trước sự dối trá. Sự thay đổi này có thể diễn ra quá mức và kết quả là người ấy phải nuốt nước bọt nhiều lần, hoặc diễn ra quá ít, khiến người ấy phải uống nước nhiều hơn.[3]
    • Lấy ví dụ khi bạn đưa ra câu hỏi cho vợ/chồng bạn như sau “Vậy là, người sếp mới của anh/em lại bắt anh/em phải làm việc trễ?”. Người ấy có thể sẽ nuốt nước bọt nhiều lần hoặc bất ngờ uống nước khi phủ nhận điều này.
  6. Quan sát sự kết hợp của mọi dấu hiệu.[7] Thực hiện một trong những hành vi này không có nghĩa là vợ/chồng bạn đang nói dối.[6] Bạn không thể nào giả định rằng người bạn yêu đang nói dối chỉ vì người ấy hớp một ngụm nước khi bạn đưa ra câu hỏi khó trả lời cho họ - có lẽ là họ thật sự khát nước. Thay vào đó, bạn nên theo dõi sự kết hợp giữa mọi dấu hiệu. Nếu người ấy tỏ thái độ bồn chồn và tránh nhìn vào mắt bạn, và bạn cũng nhận thấy một vài gợi ý trong lời nói của họ, chúng sẽ thể hiện rõ sự không thành thật hơn là chỉ thông qua một hành vi cụ thể.[6]

Sử dụng Dấu hiệu Ngôn ngữ[sửa]

  1. Tìm kiếm sự mâu thuẫn. Đây là phương pháp về mặt ngôn ngữ phổ biến nhất giúp bạn biết rằng vợ/chồng bạn đang nói dối. Bạn nên cố gắng sử dụng tư duy lôgic của bản thân. Nếu người ấy nghe thấy một tiếng động bất ngờ nào đó, họ sẽ nhìn về nơi phát ra tiếng động. Vì vậy, nều người ấy nói rằng người ấy chỉ chạy đi mà không nhìn về phía đó – người bạn yêu đang nói dối. Điều này sẽ khá khó khăn nếu bạn không biết rõ mọi thông tin liên quan đến tình huống mà vợ/chồng bạn đang mô tả.[8]
    • Ví dụ, nếu bạn hỏi chồng/vợ bạn rằng “Sau khi đưa con đi học, anh/em có về nhà ngay hay không?”. Người ấy có thể sẽ trả lời có. Sau đó, bạn nhận thấy chỉ số trên đồng hồ đo quãng đường đi của xe tăng gấp đôi thông thường, khi xe không được sử dụng một lần nữa. Đây chính là điểm mâu thuẫn.
    • Mâu thuẫn trong ngôn ngữ khác có thể là khi bạn hỏi vợ/chồng bạn rằng “Anh/em có mua vé đi xem hòa nhạc hôm nay chưa?”. Người ấy trả lời có, nhưng bạn biết chắc người ấy không thể nào mua được vé bởi vì bạn đã đọc được thông tin rằng vé đã bán hết.
  2. Đưa ra câu hỏi bất ngờ. Tên gọi khác của biện pháp này đó là “bắt quả tang”. Biện pháp này sẽ khá hữu ích nếu bạn nghi ngờ rằng vợ/chồng bạn đã nhiều lần nói dối bạn. Bạn muốn lật tẩy người ấy bằng cách hỏi người ấy về một điều gì đó không khả thi hoặc khiến người ấy xấu hổ bởi vì đã nói dối trong thời điểm hiện tại.[6]
    • Lấy ví dụ là vợ/chồng bạn không ngừng giấu diếm bạn về các khoảng đầu tư không tốt của họ và nói dối về chúng. Bạn có thể yêu cầu người ấy theo kiểu “Chúng ta hãy cùng đi đến ngân hàng và yêu cầu nhân viên ngân hàng cung cấp cho chúng ta mọi chi tiết khai thuế thu nhập cá nhân cụ thể”.
    • Một ví dụ khác là khi vợ/chồng bạn thường xuyên nói dối về việc đi chơi cùng bạn bè vào tối muộn, bạn có thể nói với người ấy rằng “Anh/em đã mua vé để chúng ta đi xem phim tối nay”.
  3. Tìm hiểu chi tiết. Chú ý nếu vợ/chồng bạn đang cung cấp cho bạn quá nhiều chi tiết hoặc đang nói vòng vo. Nếu người bạn yêu đang lâm vào tình huống khó chịu, hoặc cảm thấy có lỗi, người ấy sẽ cố gắng suy nghĩ về cách để thoát khỏi tình huống này. Người vợ/chồng đang nói dối sẽ không ngừng huyên thuyên về điều mà họ đã làm, nơi mà họ đã có mặt, và người mà họ đi cùng nếu họ đang cố gắng chăm chút cho lời nói dối của mình để che giấu sự thật.[9]
    • Ví dụ, có lẽ bạn đang thắc mắc về lý do người ấy đến muộn 3 giờ trong buổi hẹn đi ăn tối và người ấy trả lời bạn theo kiểu “Anh/em đang lái xe vào giờ cao điểm, và có một cụ già đang băng qua đường, một chiếc xe cứu thương đang cố gắng vượt qua anh/em, lô cốt xây dựng ngáng ngang đường, và kẹt xe trên cây cầu…”.
  4. Tìm kiếm sự bất ổn trong lời nói. Điều này có thể được biểu lộ thông qua sự do dự trong giọng điệu. Đây là dấu hiệu của sự lo lắng khi vợ/chồng bạn nói dối. Nếu người ấy ngập ngừng khá nhiều thì có nghĩa là họ đang nói dối.[7][6]
    • Một ví dụ cho vấn đề này có thể là trong tình huống bạn thắc mắc rằng vợ/chồng bạn đã ở đâu cả ngày và người ấy nói dối bạn với câu trả lời ấp úng theo kiểu “Ồ, em/anh…ừm…đã đi… Ừm… đi chơi với Châu”.
    • Lời nói có nhiều ngập ngừng hoặc lắp bắp sẽ cho thấy rằng người ấy đang nói dối bởi vì lời nói dối đòi hỏi sự tập trung nhiều năng lượng tinh thần hơn là khi nói thật.[6] Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đưa ra câu hỏi phức tạp hơn cho người ấy – người ấy sẽ cần phải có thời gian để xây dựng câu trả lời trùng khớp với câu chuyện của mình.[6]
  5. Trò chuyện với nhân chứng. Một cách để bắt quả tang vợ/chồng bạn đang nói dối đó chính là tìm người phản bác lại những điều người ấy nói. Bạn cần phải cẩn thận với phương pháp này vì nhân chứng cũng có khả năng nói dối hoặc đưa ra thông tin không chính xác. Tốt hơn hết là bạn nên trò chuyện với một vài người làm chứng để tìm được câu trả lời nhất quán hơn. Nếu bạn chỉ hỏi thăm một người đồng nghiệp, người ấy có thể nói rằng vợ/chồng bạn đã có mặt ở đó – nhưng cũng có thể sẽ bao che cho người bạn đời của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tham khảo ý kiến của hai hoặc nhiều người đồng nghiệp và mọi người đều nói rằng vợ/chồng bạn đã đến đó, đây có thể là sự thật.
    • Ví dụ, bạn muốn biết liệu vợ/chồng bạn có ở công ty trong giờ làm việc như họ đã nói hay không. Bạn có thể hỏi thăm một vài nhân chứng, trong trường hợp này, nhân chứng chính là đồng nghiệp của vợ/chồng bạn, để tìm hiểu xem liệu người bạn yêu có nói sự thật hay không.
    • Nếu hai hoặc nhiều người làm chứng tuyên bố rằng vợ/chồng bạn đang nói dối, bạn sẽ có thể xác định rõ hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia tư vấn để giải quyết tranh chấp phức tạp hơn giữa bạn và vợ/chồng bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nói dối có thể đem lại cảm giác nghi ngờ, cô lập, và dẫn đến ly hôn.
  • Cãi nhau trước mặt trẻ nhỏ sẽ gây tổn thương cho chúng về mặt cảm xúc.
  • Không có một biện pháp nào có thể giúp bạn nhận diện sự nói dối một cách chính xác – ngay cả khi bạn sử dụng “máy phát hiện nói dối”.
  • Lời tuyên bố của nhân chứng thường khá mâu thuẫn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này