Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết triệu chứng Chlamydia (dành cho Nam giới)
Từ VLOS
Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI), nguy hiểm nhưng lại phổ biến và có thể chữa khỏi. Bệnh thường gây nên nhiều biến chứng cũng như vấn đề về sức khỏe, đặc biệt liên quan đến khả năng sinh sản. Đáng tiếc là chlamydia hiếm khi được phát hiện sớm cho đến khi xuất hiện biến chứng. Chỉ có 14% số nam giới mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng, nhưng khi triệu chứng xuất hiện, bạn cần nắm rõ cách nhận biết và điều trị kịp thời.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết triệu chứng ở bộ phận sinh dục[sửa]
- Quan sát dịch tiết bất thường ở dương vật. Dịch trông như nước và trong suốt, hoặc trắng đục như sữa và có màu vàng trắng giống như mủ.[2] Tuy nhiên, dịch tiết thường trong suốt, và chỉ xuất hiện khi niệu đạo “tiết dịch.”[3]
- Lưu ý cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đây là dấu hiệu phổ biến khác cho thấy bạn đã bị nhiễm chlamydia.[4]
- Quan sát dấu hiệu nóng rát hoặc ngứa ngáy ở trên hoặc xung quanh đầu dương vật. Cảm giác này rất dễ nhận biết và khó chịu, khiến bạn phải thức dậy lúc nửa đêm.[4]
- Lưu ý cơn đau hoặc sưng ở một hoặc hai tinh hoàn. Ngoài ra bạn cũng có thể bị đau xung quanh nhưng không hẳn đau bên trong tinh hoàn.[2]
- Trao đổi với bác sĩ về hiện tượng đau trực tràng, chảy máu, hoặc tiết dịch. Trực tràng bị đau hoặc tiết dịch cũng liên quan đến chlamydia. Tình trạng viêm nhiễm có thể bắt đầu ở trực trạng hoặc lây từ dương vật.[2]
- Lưu ý viêm mào tinh hoàn. Đây là triệu chứng tiềm ẩn khác của chlamydia có thể lây nhiễm và gây viêm mào tinh hoàn, làm đau và sưng tinh hoàn.[5] Trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy đau tinh hoàn.
Nhận biết triệu chứng Chlamydia khác trên cơ thể[sửa]
-
Lưu
ý
hiện
tượng
đau
lưng
dưới,
đau
bụng
và
vùng
chậu.
Những
cơn
đau
này,
còn
có
tên
gọi
viêm
khớp
phản
ứng,
có
thể
là
dấu
hiệu
nhiễm
chlamydia.[6]
Khoảng
1/3
nam
giới
bị
viêm
niệu
đạo
sẽ
mắc
bệnh
viêm
khớp
phản
ứng,
và
khoảng
1/3
số
bệnh
nhân
này
mắc
chứng
bộ
ba
viêm
khớp
phản
ứng
hoàn
toàn
(RAT)
trước
đây
có
tên
gọi
Hội
chứng
Reiter
(viêm
khớp,
viêm
màng
kết,
và
viêm
niệu
đạo).[7]
- Đau và sưng bìu dái là hiện tượng phổ biến nhất. Nếu không được chữa trị, khi chlamydia phát triển, bạn sẽ có cảm giác đầy bụng, do bị viêm mao tinh hoàn dẫn đến đau những vị trí khác ở phần dưới cơ thể.
-
Quan
sát
triệu
chứng
đau
họng.
Nếu
gần
đây
có
quan
hệ
bằng
đường
miệng
và
bị
đau
họng,
có
thể
bạn
đã
bị
nhiễm
chlamydia
từ
đối
tác,
ngay
cả
khi
họ
không
có
bất
kỳ
triệu
chứng
nào.[8]
- Chlamydia có thể lây truyền từ dương vật sang miệng, cũng như quan hệ bằng đường âm đạo hoặc hậu môn.
-
Lưu
ý
hiện
tượng
buồn
nôn
hoặc
sốt
cao.
Nam
giới
bị
nhiễm
chlamydia
có
thể
sốt
và
buồn
nôn,
đặc
biệt
nếu
tình
trạng
viêm
nhiễm
lây
lan
sang
niệu
quản.[6]
- Hiện tượng sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37,3 độ C.
Tìm hiểu Chlamydia[sửa]
-
Nhận
biết
nguy
cơ.
Những
người
hay
có
hoạt
động
tình
dục,
đặc
biệt
là
quan
hệ
không
an
toàn
và
có
nhiều
bạn
tình,
thường
có
nguy
cơ
cao
mắc
chlamydia.
Chlamydia
do
vi
khuẩn
“Chlamydia
trachomatis”
gây
nên
và
thường
lây
nhiễm
qua
quan
hệ
tình
dục
bằng
âm
đạo,
miệng,
hoặc
hậu
môn
khi
màng
nhầy
tiếp
xúc
với
vi
khuẩn.
Những
ai
có
quan
hệ
tình
dục
nên
đi
xét
nghiệm
STI
thường
xuyên,
kể
cả
xét
nghiệm
chlamydia.[9]
- Bạn có nguy cơ cao nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc chlamydia hoặc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục khác. Bạn có thể phòng ngừa chlamydia bằng cách sử dụng bao cao su và miếng bảo vệ miệng.
- Người trẻ thường xuyên hoạt động tình dục thường có nguy cơ cao.
- Nam giới quan hệ với nhau có nguy cơ cao mắc chlamydia.
- Bạn có thể gặp rủi ro nếu được chẩn đoán mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
- Bệnh khó lây truyền khi quan hệ bằng miệng so với đường âm đạo hoặc hậu môn. Tình trạng lây truyền từ miệng sang âm đạo hoặc miệng sang hậu môn thường ít khi xảy ra nhưng từ miệng sang dương vật và ngược lại có khả năng rủi ro cao.[8]
-
Không
nên
chờ
đợi
triệu
chứng
xuất
hiện.
Bạn
có
thể
bị
viêm
nhiễm
tiềm
tàng
nhưng
không
phát
hiện
được,
vì
thế
nên
đi
xét
nghiệm
thường
xuyên,
đặc
biệt
khi
quan
hệ
không
an
toàn.[9]
- Nam giới không điều trị có thể mắc phải tình trạng viêm niệu đạo không chuyên biệt (NGU), là một dạng viêm niệu đạo (ống dẫn tiểu). Nam giới cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn.
- Chlamydia có thể ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được chữa trị có thể dẫn đến bệnh viêm nhiễm vùng chậu, cuối cùng tạo sẹo và vô sinh ở người nữ. Đây là lý do chủ yếu tại sao việc xét nghiệm tầm soát là hết sức quan trọng.
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi lây nhiễm.
- Ngay cả khi không phát hiện triệu chứng, nếu đối tác thông báo bị nhiễm chlamydia, bạn nên đi xét nghiệm ngay lập tức.
-
Đi
xét
nghiệm.
Đến
bệnh
viện
để
được
xét
nghiệm
STI.
Có
một
số
nơi
cung
cấp
xét
nghiệm
miễn
phí.[10]
- Xét nghiệm thường được tiến hành theo một trong hai cách đó là dùng gạc lấy mẫu trong bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm để phân tích. Ở nam giới phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng gạc bông chèn vào đầu dương vật hoặc trực tràng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu và cách này thường phổ biến hơn vì có tác dụng hiệu quả tương đương với dùng gạc.[11]
-
Điều
trị
càng
sớm
càng
tốt.
Nếu
xét
nghiệm
cho
kết
quả
dương
tính
với
chlamydia,
bác
sĩ
thường
kê
toa
thuốc
kháng
sinh
dạng
uống,
thông
thường
là
azithromycin
hoặc
doxycycline.
Nếu
bạn
dùng
thuốc
theo
hướng
dẫn,
tình
trạng
viêm
nhiễm
sẽ
hết
hẳn
trong
một
đến
hai
tuần.
Nếu
bị
chlamydia
nặng,
bác
sĩ
sẽ
kê
toa
thuốc
kháng
sinh
truyền
tĩnh
mạch.[8]
- Nếu bạn mắc chlamydia, đối tác cũng nên đi xét nghiệm và cùng điều trị nhằm tránh lây nhiễm cho nhau. Trong thời gian này cả hai nên kiêng quan hệ.
- Người mắc chlamydia thường bị bệnh lậu và do đó cũng sẽ được điều trị căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thứ hai này, vì điều trị thường rẻ hơn so với xét nghiệm.[6]
Lời khuyên[sửa]
- Chỉ có 50% nam giới và 30% phụ nữ có dấu hiệu chlamydia, vì thế bạn nên đi xét nghiệm hằng năm nếu quan hệ tình dục thường xuyên và có nguy cơ cao (ví dụ như có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, nam giới quan hệ với nhau, và quan hệ với gái mại dâm). Chlamydia nếu không được chẩn đoán có thể gây nên biến chứng sinh sản đe dọa đến mạng sống ở cả nam và nữ nhưng có thể được ngăn chặn đơn giản bằng thuốc kháng sinh và dùng biện pháp tránh thai có màng chắn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=11598849
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.cdc.gov/std/chlamydia/STDFact-Chlamydia.htm
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=17109093
- ↑ 4,0 4,1 http://www.plannedparenthood.org/health-topics/stds-hiv-safer-sex/chlamydia-4266.htm
- ↑ https://www.cdc.gov/std/tg2015/epididymitis.htm
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://www.ashasexualhealth.org/stdsstis/chlamydia/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=15942084
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://goaskalice.columbia.edu/what-chlamydia
- ↑ 9,0 9,1 http://www.cdc.gov/std/chlamydia/stdfact-chlamydia.htm
- ↑ https://gettested.cdc.gov
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chlamydia/basics/tests-diagnosis/con-20020807