Nhận biết và ngăn ngừa nhiễm giun kim

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giun kim là loài ký sinh trùng nhỏ, trắng, tròn và trông giống như một đoạn sợi bông màu trắng sống trong ruột người. Giun kim có ở mọi nơi trên thế giới và thường lây nhiễm chủ yếu ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng giun kim có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Vòng đời của Giun kim[sửa]

  1. Hiểu rõ cách giun kim lây lan. Giun kim có thể ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người lớn. Phương tiện truyền nhiễm là chất thải-miệng. Giun lây nhiễm từ người sang người qua việc tiêu hóa trứng giun trong ngón tay, giường chiếu, quần áo và các vật dụng nhiễm giun khác.[1] Ví dụ, trẻ nhiễm giun kim có thể gãi hậu môn và khiến trứng giun bám vào ngón tay hoặc dưới móng tay, sau đó lây nhiễm sang một người hoặc vật khác, hoặc thậm chí là tự gây nhiễm giun lại cho chính bản thân trẻ.
  2. Đánh giá rủi ro. Một điều hiển nhiên, càng ở bên cạnh người có khả năng vệ sinh kém hoặc không phát triển thì nguy cơ nhiễm giun kim của bạn sẽ càng cao. [2]
    • Nguy cơ cao: Trẻ đến tuổi đi học/trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi/hoặc người cao tuổi trong viện dưỡng lão và gia đình, thành viên trong gia đình và người chăm sóc của hai nhóm đầu tiên. Tay của trẻ thường chạm vào nhiều thứ, làm nhiều việc và thường không được rửa sạch. Trẻ cũng thường cho tay/ngón tay vào miệng, chạm vào đồ chơi, bàn ghế, chạm vào người nhau, chùi tay vào quần áo,...Nhóm trẻ mồ côi/hoặc người cao tuổi trong viện dưỡng lão cũng tương tự. Chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho giun kim sinh sôi.
    • Nguy cơ mức độ vừa: Nguy cơ mức độ vừa. Tương tự những gì bạn dự đoán ở nhóm nguy cơ cao, người tiếp xúc với bất kỳ hoặc tất cả những đối tượng trong nhóm nguy cơ cao sẽ được đưa vào nhóm nguy cơ vừa. Lúc này, để ngừa nhiễm giun kim, bạn chỉ còn cách tuân thủ hướng dẫn về cách vệ sinh cá nhân. Vì không thể xa lánh người khác vì họ nhiễm giun kim nên bạn chỉ còn cách tự chăm sóc bản thân hết mức có thể.
    • Nguy cơ thấp: Nhóm này cơ bản là gồm tất cả mọi người. Người lớn ít tiếp xúc với nhóm nguy cơ cao hoặc tiếp xúc tương đối giới hạn với nhóm nguy cơ vừa sẽ thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm giun kim thấp.
  3. Hiểu được vòng đời của giun kim. Sau khi trứng của giun kim vào cơ thể, thời gian ủ trứng sẽ kéo dài 1-2 tháng (hoặc lâu hơn đối với trứng giun cái) để trưởng thành trong ruột non.[2]
    • Khi đã trưởng thành, giun cái sẽ di chuyển đến ruột và đẻ trứng quanh hậu môn vào ban đêm, khi vật chủ đang ngủ. Khi đẻ trứng, giun cái dùng "chất keo dính" để kết dính trứng vào hậu môn và chính chất này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy trên da.
    • Đây là lý do vì sao cảm giác ngứa thường nặng hơn vào buổi tối: giun di chuyển đến khu vực quanh trực tràng để đẻ trứng.
  4. Hiểu rõ cách giun lây nhiễm. Việc gãi ngứa có thể khiến trứng giun kim cực nhỏ lây lan ra ngón tay. Từ đó, trứng giun có thể bị đưa đến miệng hoặc các màng nhầy khác.[3]
    • Quá trình lây nhiễm từ tay đến miệng này cũng có thể diễn ra một cách gián tiếp. Trứng có thể được đưa đến các mặt phẳng như quần áo hoặc bàn ghế, nơi mà chúng có thể sống đến 2-3 tuần và dính lên tay của người. Cuối cùng, giun sẽ được đưa vào cơ thể nếu người này không rửa tay sạch và đưa lên miệng.
  5. Cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm giun kim khác. Bên cạnh tình trạng kích ứng rõ rệt ở trực tràng, người bị nhiễm giun kim có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào khác. Nếu có, các triệu chứng đó thường là: [4]
    • Bồn chồn, mất ngủ, đặc biệt là khi trước đây chưa từng gặp tình trạng này
    • Tè dầm
    • Thói quen xấu khi ngủ (như nghiến răng)
    • Tiết dịch âm đạo ở phụ nữ
    • Nhiễm trùng da do vi khuẩn
  6. Tìm kiếm các dấu hiệu thực sự khi nhiễm giun kim. Nếu các triệu chứng nêu trên xảy ra, bạn có thể xác nhận cơ thể nhiễm giun kim bằng mắt thường theo hướng dẫn dưới đây:[5]
    • Bạn có thể nhìn thấy giun ở hậu môn (trực tràng), đặc biệt là nếu quan sát khoảng 2-3 tiếng sau khi người bị nhiễm giun ngủ say. Dùng đèn pin để giúp quan sát rõ hơn.
    • Bạn có thể nhìn thấy giun trong nhà vệ sinh sau khi người bị nhiễm giun đi vệ sinh xong. Quan sát sẽ thấy giun bò lổm nhổm trong chất thải. Giun kim thường rất nhỏ và dài 1 cm. Chúng có thể trông hơi giống sợi màu trắng.
    • Giun kim có thể được tìm thấy trong quần lót của trẻ nhỏ vào buổi sáng.
  7. Lấy mẫu xét nghiệm ở nơi nhiễm giun. Nếu nghi ngờ bị nhiễm giun kim, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đặt một miếng băng dính trong lên trực tràng. Trứng giun kim sẽ dính vào băng dính. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát trứng giun dưới kính hiển vi. [5]
    • Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu xét nghiệm ở dưới ngón tay người nhiễm giun và kiểm tra xem có trứng giun hay không.
    • Bạn có thể dùng ống hút giun kim. Thiết bị giống-hình-phới này sẽ được dùng để “múc” lấy mẫu xét nghiệm ở vị trí nghi nhiễm giun kim và được cất trong ống nghiệm nhựa.

Ngăn ngừa Nhiễm Giun kim[sửa]

  1. Tập và dạy phương pháp rửa tay đúng cách. Đây là cách tốt nhất để ngừa nhiễm giun kim. Tay là bộ phận trên cơ thể dễ gây lây truyền trứng giun nhất nên bạn phải giữ cho tay thật sạch để tiêu diệt trứng giun. Phải đảm bảo bạn và các thành viên trong gia đình rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn, sau khi dùng nhà tắm và sau khi thay tã.
    • Dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để rửa tay thật sạch trong 30 giây. Trong lúc rửa tay, bạn có thể ngân nga một bài hát yêu thích để canh đúng thời gian 30 giây.
    • Rửa tay trước, trong và sau tất các các hoạt động cùng với bạn bè/người thân, đồng nghiệp...trong viện dưỡng lão, cô nhi viện.
    • Tránh đưa tay lên miệng khi đến trường học hoặc viện dưỡng lão, cô nhi viện.
    • Rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với trẻ đang được điều trị nhiễm giun kim. [6]
  2. Cắt ngắn và giữ móng tay thật sạch. Không cắn móng tay. Hãy nhớ rằng đây là nơi trú ẩn ưa thích của giun kim. Nếu bạn tiếp xúc với giun kim hoặc gãi vết ngứa nơi giun kim trú ẩn (như quần áo, da hở), giun kim sẽ trốn ở dưới ngón tay.
    • Cẩn thận không cắt móng tay quá ngắn để tránh gây các vấn đề về sức khỏe khác.
    • Luôn giữ cho vùng da dưới ngón tay sạch sẽ khi rửa tay và tắm gội. Việc giữ cho vùng da dưới ngón tay sạch sẽ luôn là quy tắc chung nhất.
  3. Không làm trầy xước vùng da quanh hậu môn. Cho trẻ mặc đồ ngủ, quần chíp vừa vặn và đeo găng tay cho trẻ. Như vậy trẻ sẽ bớt gãi vào buổi tối và giảm được nguy cơ lây nhiễm giun.
    • Mọi thành viên trong gia đình nên tắm gội mỗi sáng và thay đồ lót hàng ngày (nên tắm thường thay vì tắm bồn để tránh tiếp xúc với nước nhiễm giun). Trong khi điều trị giun kim, hãy tắm vào buổi tối và buổi sáng để loại bỏ trứng mà giun đẻ vào ban đêm.
  4. Không ăn uống trong phòng ngủ. Thói quen này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với trứng giun kim.
  5. Dùng nước nóng và máy sấy nhiệt độ cao để vệ sinh ga giường, khăn tắm và quần áo mà bạn nghi ngờ hoặc biết rằng chúng đã tiếp xúc với nguồn bệnh. Trên thực tế, bạn nên giặt sạch MỌI THỨ trong nước nóng là tốt nhất. Lưu ý không giặt chung quần áo màu với quần áo trắng.
    • Cẩn thận khi vệ sinh ga giường, quần áo và khăn tắm của người nhiễm giun kim (hoặc người mà bạn nghi ngờ đã nhiễm giun). Không giũ mạnh và không giặt chung đồ nhiễm giun (đồ lót, ga giường, đồ ngủ và khăn tắm) với các vật dụng khác.
  6. Cho ánh nắng vào phòng. Mở rèm cửa và cửa sổ cả ngày vì trứng giun kim nhạy cảm với ánh nắng. [7]

Lời khuyên[sửa]

  • Nhiễm giun kim không phải là dấu hiệu của sự không sạch sẽ. Giun kim có thể được ngăn ngừa bằng các phương pháp vệ sinh đơn giản nhưng nó không thể phản ánh được sự sạch sẽ hay thiếu sạch sẽ của người hoặc gia đình đó.
  • Luôn mặc đồ lót sạch và giặt rửa thường xuyên.
  • Ở các trung tâm chăm sóc trẻ và trường học có mức độ lây nhiễm lan rộng, trẻ bị nhiễm giun nên được điều trị cùng lúc. Phép điều trị nên được lặp lại mỗi hai tuần.
  • Phép điều trị bao gồm 2 liều hoặc là thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn với liều thứ hai được uống sau liều thứ nhất 2 tuần.
  • Có nhiều ca tái nhiễm giun sau khi được điều trị nên việc xác định nguồn lây nhiễm là rất quan trọng. Bạn bè của trẻ, bạn học hoặc các thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ có thể được xem là nguồn lây bệnh tiềm ẩn.
  • Nguy cơ tái nhiễm rất dễ xảy ra. Tất cả các gia đình và thành viên trong gia đình nên tiếp nhận điều trị nếu một thành viên hoặc nhiều hơn được chẩn đoán nhiễm giun kim.
  • Trứng giun ít khi được tìm thấy trong mẫu phân hoặc nước tiểu.
  • Dùng khăn lau Lysol hoặc bất cứ loại khăn lau kháng khuẩn nào thay cho khăn tắm để lau chùi bồn vệ sinh, bồn rửa và các bề mặt khác trong nhà tắm.
  • Luôn trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi điều trị cho người nghi ngờ bị nhiễm giun kim
  • Những nơi thường gây lây nhiễm trứng giun kim bao gồm:
    • Ga giường, khăn tắm, nội y và đồ ngủ
    • Vật dụng trong nhà vệ sinh và nhà tắm
    • Thức ăn, ly uống nước, bát đĩa đũa muỗng và quầy bếp
    • Đồ chơi và khu vui chơi cho trẻ em như bãi cát
    • Bàn học và bàn ăn trong trường học

Cảnh báo[sửa]

  • Nhiễm giun kim thường xuất hiện ở nhiều hơn 1 người trong hộ gia đình và ở các viện dưỡng lão/cô nhi viện.
  • Các trung tâm chăm sóc trẻ thường có rất nhiều ca bội nhiễm giun kim.
  • Chỉ vì bạn thuộc vào một nhóm nguy cơ nhất định không có nghĩa là bạn sẽ hoặc sẽ không bị nhiễm giun kim.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đèn pin
  • Băng dính
  • Thuốc do bác sĩ chỉ định
  • Xà phòng và nước
  • Nước nóng để rửa

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây