Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận diện một người bạn giả tạo
Từ VLOS
Một người bạn giả tạo nghĩa là một người bạn không chân thành. Họ là những người mà đôi khi chúng ta đã vô tình kết bạn cùng. Có thể họ muốn sự chú ý, sự nổi tiếng, đồ dùng hoặc tiền của bạn, hoặc chỉ đơn giản là để đỡ cô đơn. Vậy, làm thế nào để nhận diện họ trước khi trở thành bạn bè? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Họ có thời gian để dành cho bạn không?[sửa]
- Để ý xem người đó có chú ý và thực sự lắng nghe bạn không. Nếu bạn luôn ở bên, lắng nghe mọi câu chuyện của họ và cho họ lời khuyên chân thành, nhưng họ không làm như thế với bạn, đó không phải là người bạn tốt. Điều này cho thấy họ chỉ muốn nói về bản thân mà không quan tâm tới bạn hoặc những điều bạn muốn nói.
-
Kiểm
tra
xem
đã
bao
nhiêu
lần
họ
chỉ
rảnh
rỗi
với
bạn
khi
điều
đó
có
lợi
cho
họ.
Để
ý
xem
liệu
sự
thân
thiện
của
họ
có
tăng
lên
khi
họ
cần
bạn
giúp
và
lập
tức
biến
mất
khi
không
cần
gì
nữa
không.
- Ví dụ: giả sử bạn đang chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời vào cuối tuần tới. Người đó có thể sẽ bắt đầu tỏ ra tốt bụng và xử sự như một người bạn để được mời tới bữa tiệc. Hoặc là bắt đầu cư xử tử tế với bạn để nhờ bạn một việc mà bình thường bạn sẽ không làm.
- Đây là dấu hiệu điển hình cho thấy họ chỉ giả vờ làm bạn bè, miễn là bạn còn có thể làm gì đó cho họ, và nếu họ không nhận được gì từ nỗ lực đó, tình bạn lập tức chấm dứt. Lưu ý rằng vài người sẽ chỉ chơi với bạn nếu bạn làm gì đó cho họ. Bạn cần phải ghi nhớ là người này có thể "không" muốn làm bạn thật sự và bạn nên tìm một người tốt hơn, một người biết trân trọng con người của bạn.
- Để ý xem người đó đã quên hoặc phớt lờ những dịp quan trọng đối với bạn bao nhiêu lần. Họ sẽ kể với bạn về những món quà sinh nhật hoặc khoảng thời gian tuyệt vời mà họ có nhân dịp kỉ niệm ngày cưới của họ. Nhưng khi tới những dịp quan trọng của bạn, hoặc là họ sẽ lặn mất tăm mất tích, hoặc họ sẽ liên lạc với bạn sau khi ngày đó đã trôi qua và nói rằng họ quên mất. Chắc chắn đây là dấu hiệu cho thấy người đó chỉ có hứng thú với bạn như một người quen bình thường chứ không phải là bạn bè thực sự.
- Để ý xem họ có thường thất hứa với bạn không. Có thể họ rủ bạn đi xem phim, nhưng rồi lại huỷ hẹn vào phút chót, hoặc tệ hơn là huỷ ngay sau khi vừa lên kế hoạch có một - hai phút. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy người đó không cần tình bạn, mà chỉ cần bạn đi cùng khi họ chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn bạn để lấp chỗ trống.
Họ ủng hộ bạn hay phá hoại bạn?[sửa]
- Nhận ra những lúc người đó cố tình khiến bạn phải xấu hổ hoặc có vẻ tồi tệ trước mặt những người khác, nhất là khi bạn đã yêu cầu hoặc năn nỉ họ dừng lại. Đó cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý cho thấy người đó không quan tâm tới bạn bằng sự chân thành mà chỉ coi bạn là trò giải trí - và đương nhiên là cái thiệt thuộc về bạn.
- Quan sát xem người "bạn" đó có nhỏ nhen hoặc giễu cợt bạn thường xuyên không. Một người xấu tính có thể sẽ lợi dụng hoặc bắt nạt bạn. Hãy nhớ rằng bạn bè có thể đùa cợt nhau và đó chỉ là đùa vui, còn những người bạn xấu sẽ làm thế để hạ thấp lòng tự trọng của bạn. Bạn cần phải nhận ra những gì họ đang làm và tìm một người bạn khác biết trân trọng bạn hơn.
- Để ý xem họ có coi thường những thành quả của bạn không. Nếu bạn viết được một câu chuyện rất hay, họ sẽ buộc tội bạn đạo văn của người khác. Đôi khi, họ sẽ khen ngợi trước mặt bạn, nhưng sau lưng lại lôi bạn ra làm trò đùa. Bạn bè thật sự không sống hai mặt như vậy.
- Chú ý xem họ có thường chì chiết bạn vì bạn đã phạm lỗi (kể cả những lỗi nhỏ nhặt) hoặc chỉ ra sai lầm của họ cho họ thấy hay không. Vài người chỉ thích ở cạnh những người có phẩm chất tốt để họ cũng được coi là tốt đẹp hơn thực tế. Việc này thường không có tác dụng, nhưng vì vài lý do nào đó, một số người vẫn tin là có.
- Quan sát xem người đó có tỏ ra thân thiện với bạn khi họ chẳng còn ai khác ở cạnh hoặc chẳng có gì để làm không. Như vậy có thể là người đó chỉ nói chuyện với bạn cho đỡ chán khi rảnh rỗi thôi, chứ thực sự họ không muốn trở thành bạn bè. Ngoài ra, nếu người đó liên tục rời đi mà không thông báo trước hay giải thích gì, bạn nên coi đó là dấu hiệu cho thấy họ không muốn kết bạn và đang có những ưu tiên khác ngoài bạn.
Họ có tôn trọng bạn không?[sửa]
- Cân nhắc xem họ có tôn trọng sở thích của bạn không. Bạn bè thực sự sẽ tôn trọng những điều bạn thích, họ sẽ không muốn thay đổi sở thích của bạn. Nếu bạn thích đi xem triển lãm nghệ thuật, bảo tàng và rạp hát, bạn bè sẽ phải luôn ủng hộ bạn dù thế nào đi nữa. Nếu họ bắt bạn phải tới một đại hội nhạc rock mà bạn không thích hoặc cùng đi xem phim với những người hay chuyện khi bạn không muốn, có thể họ không phải là một người bạn chân thành.
- Cân nhắc xem người đó có tôn trọng giá trị của bạn không. Bạn bè thật sự sẽ luôn tôn trọng giá trị đạo đức của nhau. Nếu bạn có giá trị đạo đức cao, bạn bè thật sự sẽ phải có chung giá trị với bạn hoặc tôn trọng chúng. Nếu bạn không đồng tình với chuyện tình dục trước hôn nhân, bạn bè sẽ tôn trọng và không can thiệp vào quan điểm đó. Nếu họ tin vào khái niệm "bạn bè kèm tình dục" và áp đặt điều đó vào bạn, bạn nên mặc kệ họ và tìm một người bạn khác không tin vào khái niệm đó.
- Để ý tần suất mà người đó bỏ rơi bạn. Nghĩa là họ lờ đi lời bạn nói, sự hiện diện của bạn, không giới thiệu bạn với người khác, mời mọc rủ rê một người đang ở gần đó nhưng không rủ bạn... Vài người chỉ thích nói về bản thân và chẳng quan tâm gì tới bạn hết. Mặt khác, vài người có thể rất tử tế với bạn hôm nay, nhưng hôm sau đã có thể trở nên xa lạ như chưa từng quen biết bạn. Dù thế nào, bạn cũng nên cân nhắc kĩ việc trở nên thân thiết với họ nếu việc này thường xuyên xảy ra.
Bước qua một tình bạn tiêu cực[sửa]
- Nếu bạn thấy mình đang mắc phải một trong các tình huống như trên, có lẽ đã đến lúc bạn nên dành chơi gian cho người khác. Hãy nhớ rằng mỗi người có một cá tính khác nhau, và nói chung, bạn nên trao đổi với ai đó về tình huống này trước khi cắt đứt tình bạn, vì có thể người mà bạn cho rằng họ đang sống giả tạo lại hoàn toàn không như thế.
- Xem xét các yếu tố giảm nhẹ. Bạn bè có thể trở nên bất thường, nhất là khi họ không có việc làm, do đó, bạn không nên quyết định sớm quá. Tuy nhiên, nếu họ cư xử lạnh lùng trong một thời gian dài, có thể họ đang âm thầm oán giận bạn.
- Nhớ lại và phân tích những gì bạn đã làm với người đó. Bạn đã bao giờ không giúp đỡ họ hay đáp ứng kì vọng của họ chưa? Có thể manh mối nằm ở đó.
- Tự nhắc mình rằng bạn bè chân thành sẽ luôn yêu quý con người thật của bạn. Nếu họ tìm cách để thay đổi bạn theo cách mà họ cho là chấp nhận được, bạn không cần phải tốn thời gian cho họ nữa.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu "người bạn" đó thích người khác hơn và bỏ rơi bạn, đã tới lúc bạn nên rời đi.
- Bạn cũng là một người tốt như những người khác, vì thế hãy can đảm rời bỏ những người hạ thấp bạn.
- Nếu họ luôn gọi bạn bằng những cái tên tồi tệ trước mặt mọi người, bạn nên tìm một người bạn khác.
-
Những
điều
dưới
đây
có
thể
cho
bạn
biết
thế
nào
là
bạn
bè
thật
sự.
Một
người
bạn
thật
sự:
- Không phớt lờ nhau.
- Luôn chào hỏi tử tế và hỏi thăm bạn thường xuyên.
- Không khiến bạn phải xấu hổ hết lần này tới lần khác.
- Không tị nạnh với bạn.
- Trêu đùa nhau một cách vô hại.
- Không để mọi chuyện trở nên mất kiểm soát.
- Luôn cố gắng hết sức để sửa chữa lỗi lầm mà họ nhận ra trong khi không lên án người khác vì lỗi lầm tương tự.
- Không gửi thư tình giả mạo và khiến bạn hi vọng hão huyền, cũng không làm những điều thô lỗ.
- Không mỉa mai và hạ thấp bạn khi ở trước mặt người khác.
- Đừng vội chấm dứt tình bạn khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên. Có thể đó chỉ là hiểu lầm. Hãy thử cố gắng thêm hai tới ba lần nữa.
- Nói chuyện với "người bạn" đó và bày tỏ cảm xúc chân thật.
- Trao đổi hết mọi tâm tư nếu điều đó có ích.
- Nếu khi ở bên bạn, họ không thể nói chuyện và luôn ôm điện thoại, trong khi lúc bạn gọi thì họ chẳng bao giờ trả lời, như vậy có thể coi là dấu hiệu của một tình bạn giả tạo.
- Học cách nhận diện một người bạn giả tạo.
- Nếu người đó không chấp nhận con người bạn, hãy tìm tới những người bạn khác.
- Nếu họ khiến bạn cảm thấy tồi tệ, bất an hoặc thiếu tự tin, bạn nên cẩn trọng. Có thể họ không trân trọng tình bạn này.
- Luôn nói chuyện với họ về mọi vấn đề trước. Nếu họ phủ nhận, cãi lại hoặc không cho bạn cơ hội để giải thích/nói cho hết, có thể họ không phải là một người bạn chân thành hoặc không biết coi trọng tình bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Đôi khi có những người mà ta không thể kết bạn cùng. Trong những trường hợp này, hãy cố gắng tránh xa những người có cùng phong cách như vậy. Bạn nên trở thành một người bạn tốt với thật nhiều người.
- Các "bước" trên không phải là cách tuyệt đối đúng để nhận diện một người bạn giả tạo nếu họ chỉ hiếm khi xuất hiện. Đôi khi, một người bạn tốt thật lòng sẽ là người có đủ can đảm để khiến bạn phải xấu hổ mà làm một việc gì đó tốt hơn - những việc mà bình thường bạn sẽ không có đủ can đảm để làm nếu không có sự can thiệp của người bạn này. Đôi khi, bạn bè tốt cũng thất hứa với nhau. Đôi khi, bạn bè tốt cũng cần bạn giúp đỡ họ, và họ muốn cho bạn vài lí do để suy nghĩ về việc đó. Đôi khi, bạn bè tốt cũng có lí do hợp lí để phớt lờ hoặc giả vờ là bạn không tồn tại, hoặc ít nhất là họ nghĩ thế.
-
Hãy
quan
sát
thật
kĩ!
Bạn
sẽ
biết
rằng
bạn
không
bao
giờ
nên
thân
thiết
với
những
người:
- Chỉ cư xử thân thiện với bạn khi họ không còn ai để chơi cùng/không có việc gì để làm;
- Liên tục ép bạn làm những điều mà bạn cho là không đúng.
- Chỉ thân thiện với bạn khi có việc cần nhờ.
- Chỉ coi bạn như trò đùa với phần thua thiệt thuộc về bạn.