Những ưu điểm của mô hình web Wiki

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ngày nay khi nhắc đến các mạng xã hội, với vẻ ngưỡng mộ sâu sắc người ta thường nói về Wiki như mô hình xã hội thu nhỏ, nguồn tài nguyên khổng lồ. Vậy tại sao hàng triệu tình nguyện viên trên khắp thế giới lại tham gia viết Wiki? Đó là câu trả lời không dễ dàng chút nào.

Chữ “wiki” có gốc từ tiếng của thổ dân Hawaii (wiki wiki) có nghĩa là “nhanh”. Wiki với chữ “W” viết hoa ban đầu dùng để chỉ chương trình WikiWikiWeb do Ward Cunningham sáng tạo ra vào năm 1995. Ngày nay, khái niệm Wiki thường được dùng để chỉ các trang web sử dụng gói phần mềm wiki mã nguồn mở phổ biến nhất (MediaWiki) dùng cho các dự án của Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia (Wikipedia, Wikiquote, Wiktionary, Wikinews, Wikiversity,...) và các dự án độc lập khác.

Ưu điểm mô hình Web Wiki

  1. Thành viên và khách vãng lai có thể dễ dàng tìm hiểu và trình bày bài viết bằng mã wiki. Nhóm mã Wiki cơ bản rất đơn giản nên mọi người có thể tiếp cận nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian để học ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (html).
  2. Thành viên tham gia đóng góp vào các dự án bằng nhiều cách thức đa dạng, phù hợp với năng lực của từng người như sửa đổi, bổ sung, wiki hóa, viết mới, tải lên, chữa lỗi chính tả hay từ vựng, thảo luận với tác giả để nêu bật vấn đề.
  3. Web Wiki hoạt động trên nguyên tắc mô hình mở cả về nội dung và mã nguồn đối với mọi thành viên. Điều này có nghĩa là mỗi chủ đề có thể do đóng góp của một hay nhiều thành viên (trí tuệ tập thể) trong khi các dạng web khác thì chỉ có người quản trị và đôi khi chính tác giả bài viết mới có quyền cập nhật bài viết.
    Wiki là mô hình bình đẳng về cộng đồng: mở về nội dung, đồng cấp về quyền hạn sử dụng.
  4. Thành viên web Wiki là cộng đồng tự điều hướng về các nguyên tắc hoạt động và cùng hỗ trợ nhau để phát triển nguồn tài nguyên. Đóng góp theo năng lực, đồng thuận, tôn trọng lẫn nhau và không công kích cá nhân là những nền tảng của web Wiki. Các thành viên tự lựa chọn bảo quản viên (SysOp), người này sẽ có quyền sửa đổi giao diện, trong khi ở các dạng web khác thì chỉ có admin mới được cấp quyền do đó Wiki mở cả về mã nguồn và giao diện đối với người dùng.
    Giao diện của Wiki hướng nội dung hơn: nội dung chính được đặt vào trọng tâm của trang, phần thảo luận được tách biệt thành một trang đi kèm giúp người đọc tiếp cận thông tin trực tiếp, không bị nhiễu.
  5. Wiki hoạt động trên cơ chế tự tổ chức, không có nhiều sự khác biệt giữa người sysop, thành viên đăng ký và khách bởi tất cả đều có khả năng sửa đổi. Do đó, chức năng người quản trị không đóng vai trò quản lý thành viên mà là người hỗ trợ và tối ưu hóa giao diện (SysOp = system optimisers không giống Admin = administators)
  6. Mọi phiên bản theo thời gian của trang viết đều được lưu lại tách rời và có khả năng phục hồi. Điều này gần như "không thể" ở các dạng web khác. Người dùng qua đó có thể theo dõi lịch sử vận động của bài viết và can thiệp ở từng giai đoạn nếu muốn để có một phiên bản hoàn chỉnh hơn cũng như khắc phục những "lỗi", "sai lầm" của thành viên khác.
    Mọi bài viết hay mọi chủ đề, do cấu trúc Wiki có thể sắp xếp theo nhiều hướng phân loại. Mỗi một bài viết có thể phân thuộc vào nhiều thể loại tùy theo nội dung và có thể dể dàng dịch chuyển hay điều cách phân loại theo mô hình cấu trúc "đa gốc, phân nhánh, liên kết đan nhau" bởi những người tham gia viết bài hay bởi sysop, qua đó người đọc có thể liên hệ được nội dung bài viết với bất kỳ khía cạnh liên quan nào với các bài viết khác hay cũng có thể truy nguyên đến các chủ đề xuất phát gốc của bài viết. Ngoài ra với cấu trúc sắp xếp hợp lý, người tham khảo còn có thể thấy được vị trí và vai trò của đề tài so với đồ hình tổng quan tương đối của tổng thể.
  7. Các chủ đề hay bài viết đều có thể dể dàng tìm thấy nhờ vào máy truy tìm dữ liệu sẵn có trên hệ thống Wiki (search engine build-in), độc giả còn có thể tìm ra bài viết theo các hệ thống phân loại cổ điển (điều này không thể có được ở các mô hình web khác). Nhiều bài viết tương cận và liên hệ đến cùng một chủ đề cũng có thể tìm ra cùng một lúc nếu biết sử dụng bộ từ khoá hợp lý bằng Việt ngữ qua đó có thể thấy được đề tài mình muốn trong tầm nhìn rộng hơn. Điều này giúp những nguời học tập hay nghiên cứu chưa đủ trình độ ngoại ngữ được tiếp cận kiến thức mà không bị trở ngại do ngoại ngữ.
  8. Với các dự án toàn cầu đa ngôn ngữ, web Wiki cho phép khả năng tham chiếu nội dung bài viết trong các phiên bản thuộc ngôn ngữ khác nhờ kết nối Interwiki. Độc giả biết nhiều ngoại ngữ có thể tham chiếu cùng một đề mục được nhìn nhận như thế nào về nội dung và hình thức ở mỗi cộng đồng ngôn ngữ.

Wiki không hề đơn giản

Wiki là mô hình hợp tác xã hội mở, bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi và viết bài trên Wiki nên không khó tránh khỏi những hành vi phá hoại, đưa thông tin quảng cáo, vu khống hoặc đùa cợt. Web Wiki chỉ thực sự sống khi hữu ích cho cộng đồng và được cộng đồng người dùng đón nhận và tình nguyện tham gia. Hầu hết các dự án web Wiki trên thế giới đều hướng tới mục đích phi lợi nhuận nên thật khó khăn khi đi xin từng viên gạch (tài chính) để xây ngôi nhà “của mình”. Tinh thần tự nguyện là nền tảng thu hút mọi người tham gia web Wiki nhưng cũng là khó khăn trong hoạt động bảo quản (đảm bảo chất lượng, hình thức bài viết cũng như khắc phục hành vi phá hoại bài viết) và đề ra những nguyên tắc, quy định phát sinh trong quá trình phát triển ở từng dự án.

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này