Những thành tố cơ sở của phương pháp dạy học toán

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quan điểm hoạt động[sửa]

Con người chỉ có thể phát triển thông qua hoạt động của chính mình. Người học phải tự hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình, nghĩa là họ:

  1. Phải có nhu cầu và hứng thú với hoạt động học tập.
  2. Phải biết từng thao tác, nội dung của toàn bộ hoạt động hay của mỗi thao tác.
  3. Cuối cùng phải biết đạt được kết quả gì?

Hoạt động của học sinh khác với các hoạt động thông thường chính là ở chỗ được đặt dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của thày theo mục đích đã định trước.

Tư tưởng chủ đạo của quan điểm hoạt động[sửa]

  1. Cho học sinh thực hiện và tập luyện các hoạt động và các hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục đích dạy học.
  2. Gợi động cơ học tập và tiến hành hoạt động.
  3. Truyền thụ cho học sinh các tri thức và tri thức phương pháp như là phương tiện và kết quả của hoạt động.
  4. Phân bậc hoạt động làm chỗ dựa cho việc điều khiển quá trình dạy học.

Một số biện pháp chủ yếu để tổ chức dạy học[sửa]

Các tư tưởng chủ đạo trên là cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.

Phát hiện, chọn lựa các hoạt động tương thích với nội dung[sửa]

Xem chi tiết: Phát hiện, chọn lựa các hoạt động tương thích với nội dung

Hướng đích và gợi động cơ[sửa]

Xem chi tiết: Hướng đích và gợi động cơ

Tri thức và tri thức phưng pháp[sửa]

Xem chi tiết: Tri thức và tri thức phương pháp

Phân bậc hoạt động[sửa]

Xem chi tiết: Phân bậc hoạt động

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Giáo trình PPDH môn Toán, phần đại cương, Trần Khánh Hưng, Nhà xuất bản giáo dục, 1998, 54.
  • Giáo trình PPDH môn Toán, phần đại cương, Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Nhà xuất bản giáo dục, 2000, 72. (khai thác chưa hết)