Nhanh chóng hết đầy hơi

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhanh chóng Hết Đầy hơi)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chứng đầy hơi thật là khó chịu và bất tiện. Cả hai yếu tố - hơi tích tụ trong ruột và nước giữ lại trong cơ thể có thể khiến bạn bị trướng bụng. Nhưng may mắn là điều này có thể tránh được với một số cải thiện trong chế độ ăn. Tuy nhiên nếu bạn có những triệu chứng nặng cản trở sinh hoạt thường ngày thì bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn đang tiềm ẩn.

Các bước[sửa]

Chữa Đầy hơi Nhanh với Thuốc Không Kê Toa[sửa]

  1. Sử dụng Beano để giúp cơ thể tiêu hóa các loại rau củ sinh ra hơi. Thuốc này cũng có thể có tác dụng cho các loại thức ăn giàu chất xơ khác bằng cách giảm sự sản sinh hơi trong quá trình tiêu hóa.[1]
    • Thuốc này có sẵn dưới dạng nhỏ giọt để cho vào thức ăn.
    • Để có hiệu quả nhất, bạn nên cho vào thức ăn ngay từ đầu.
  2. Hỗ trợ cho cơ thể tiêu hóa lactose nếu bạn nghĩ mình không dung nạp lactose. Ngay cả khi cơ thể không dung nạp, bạn cũng không phải từ bỏ món kem hoặc các sản phẩm sữa khác. Bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung chứa enzyme lactase khi uống sữa.[1]
    • Các loại thuốc thông dụng nhất là Lactaid hoặc Dairy Ease.
  3. Dùng Simethicone để làm vỡ các bong bóng khí. Các loại thuốc này rất được ưa chuộng, mặc dù chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học về hiệu quả thực sự trong việc chống đầy hơi. Dù vậy, những loại thuốc sau đây được bán rộng rãi:[1]
    • Gas-X
    • Gelusil
    • Mylanta
    • Mylicon
  4. Dùng than hoạt tính. Liệu pháp cổ truyền này chưa được kiểm chứng bởi khoa học với tác dụng ngăn ngừa hơi, nhưng nó cũng không hại gì nếu bạn dùng với lượng vừa phải. Nhiều người cho rằng nó cũng có hiệu quả.[1]
    • CharcoCaps
    • Charcoal Plus
  5. Cân nhắc bổ sung probiotic. Probiotics là các loại men và vi khuẩn tương tự như những loại sống tự nhiên trong đường tiêu hóa và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Probiotics có thể giúp giảm chứng đầy hơi liên quan đến:[2]
    • Khó tiêu hóa chất xơ
    • Tiêu chảy
    • Hội chứng ruột kích thích

Chống Đầy hơi Bằng Chế độ Ăn Lành mạnh[sửa]

  1. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Thức ăn nhiều dầu mỡ làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến chúng có thêm thời gian lên men và sinh ra hơi trong ruột. Đặc biệt các món ăn chiên ngập dầu và thức ăn nhanh dễ gây ra tình trạng này.[3]
    • Cơ thể cần một lượng chất béo để hấp thụ các loại vitamin tan trong chất béo, nhưng điều đó cũng dễ đạt được ngay cả với một thực đơn ít béo.[4]
    • Nạp protein từ các nguồn ít béo như thịt nạc, thịt gia cầm, cá và sữa ít béo.[5]
    • Mặc dù thịt và các sản phẩm từ động vật là các nguồn protein phổ biến, bạn cũng có thể nạp đủ protein cần thiết từ thực vật bằng cách ăn kết hợp đúng các loại đậu, quả hạch và các thực phẩm khác.
    • Nhiều nhà hàng nấu ăn với nhều chất béo như kem, sữa nguyên kem hoặc bơ để cho các món ăn thêm đậm đà mà nhiều người thích. Bạn hãy giảm lượng chất béo nạp vào bằng cách tự nấu ăn.
  2. Cắt giảm thức ăn sinh ra hơi. Một số loại thức ăn sinh ra nhiều hơi khi được tiêu hóa. Nhiều người cảm thấy đầy hơi sau khi ăn:[6]
    • Đậu
    • Bông cải xanh
    • Rau mầm Brussels
    • Bắp cải
    • Súp lơ
    • Xà -lách
    • Hành
    • Các loại hoa quả như táo, đào, lê
    • Thay thế các loại rau sinh hơi bằng các loại khác không gây khó chịu cho bạn. Có thể bạn cần phải thử nghiệm để tìm ra loại nào tốt nhất cho mình.
  3. Giảm lượng chất xơ nạp vào. Giảm bớt các loại thức ăn giàu chất xơ. Thức ăn giàu chất xơ có thể làm tăng sản sinh hơi khi tiêu hóa. Các loại này bao gồm bánh mì nguyên hạt và cám.[7]
    • Nếu gần đây bạn tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn thì nên giảm lại và sau đó tăng dần dần để cơ thể có thời gian điều chỉnh. Việc này có thể mất vài tuần.
    • Nếu đang uống bổ sung chất xơ, bạn hãy giảm liều lượng xuống cho đến khi các triệu chứng giảm bớt. Sau đó bạn có thể tăng trở lại đến mức độ cơ thể bạn chấp nhận được.
  4. Xác định lượng sữa trong thực đơn của bạn. Một số người trở nên khó dung nạp lactose khi lớn tuổi. Hiện tượng này gây đầy hơi.[7]
    • Nếu gặp trường hợp này, có thể bạn cần giảm các sản phẩm sữa trong thực đơn như sữa, phô mai, kem và kem lạnh.
  5. Ăn sữa chua hàng ngày để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Một đường ruột khỏe mạnh cần nhiều loại vi sinh vật khác nhau đóng góp vào quá trình tiêu hóa. Ăn các sản phẩm sữa lên men như sữa chua hoặc rượu kefir sẽ giúp duy trì số vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.[8] Việc này có thể giúp cải thiện sức khỏe hoặc ngăn ngừa các hiện tượng có thể gây đầy hơi như:
    • Số lượng vi khuẩn mất cân bằng trong đường ruột sau khi dùng kháng sinh
    • Hội chứng ruột kích thích
  6. Áp dụng chế độ ăn ít muối. Quá nhiều muối khiến nước bị giữ lại trong cơ thể và bạn sẽ cảm thấy đầy hơi. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn không những khiến bạn cảm thấy nhẹ hơn mà còn giảm được nguy cơ huyết áp cao.[9][10]
    • Thông thường bạn có thể nạp đủ muối qua chế độ ăn lành mạnh và không cần thêm muối vào thực đơn.
    • Một thìa cà phê muối mỗi ngày là đủ cho một người lớn. Đối với một số người có vấn đề về sức khỏe thì lượng như vậy có thể là quá nhiều.
    • Thức ăn đóng hộp, thức ăn ở nhà hàng và thức ăn nhanh thường chứa nhiều muối. Bạn nên hạn chế ăn các loại này.
  7. Cân nhắc xem liệu bạn có khó tiêu hóa chất tạo ngọt nhân tạo không. Một số người bị đầy hơi và tiêu chảy do chất tạo ngọt nhân tạo thường được cho vào nhiều loại thực phẩm. Nếu bạn nghĩ mình thuộc trường hợp này thì nên xem kỹ thành phần trên bao bì. Các chất thường có nhiều trong kẹo cao su và kẹo là:[11]
    • Sorbitol
    • Mannitol
    • Xylitol
  8. Tăng hiệu quả cho hệ tiêu hóa bằng cách uống đủ nước. Việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn tẩy sạch chất độc, giúp cho phân mềm để ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể tiêu hóa chất xơ.[12] [11]
    • Lượng nước cần thiết cho cơ thể tùy vào mức hoạt động, vùng khí hậu nơi bạn sống và chế độ ăn của bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy khát nghĩa là cơ thể bạn đang bảo rằng bạn chưa uống đủ nước. Bạn cần uống nước ngay.
    • Nếu bạn ít đi tiểu, hoặc nước tiểu của bạn thường xuyên sẫm màu hoặc chuyển màu đậm hoặc đục, đó là dấu hiệu mất nước.

Giảm Đầy hơi Bằng Lối sống Lành mạnh[sửa]

  1. Duy trì sức khỏe bằng việc rèn luyện thân thể. Việc tập luyện có lợi cho sức khỏe của bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó làm rắn chắc cơ thể, kiểm soát cân nặng, tăng quá trình trao đổi chất và cải thiện quá trình tiêu hóa.[13]
    • Bài tập aerobic làm tăng nhịp tim và giúp cho các chất trong đường ruột chuyển động. Các hoạt động tuyệt vời và hứng thú bao gồm chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội và nhiều môn thể thao khác.
    • Để có kết quả tốt nhất, bạn cố gắng tập 75 phút mỗi tuần, rải đều ra nhiều ngày.
  2. Không uống nhiều bia hoặc nước ngọt có ga. Các thức uống này thải ra carbon dioxide và có thể gây tích tụ hơi trong đường ruột.[14]
    • Số lượng bao nhiêu là quá nhiều thì còn tùy vào mỗi người, nhưng bạn nên tránh chè chén say sưa.
    • Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, viêm tụy, bệnh gan và các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.[15]
  3. Không hút thuốc lá. Hút thuốc có thể khiến người ta nuốt không khí và tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác. Cho dù đã hút thuốc nhiều năm nhưng việc bỏ thuốc lá cũng vẫn giúp bạn cải thiện sức khỏe, khiến bạn dễ chịu hơn. Hút thuốc khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa ở: [16]
    • Thực quản
    • Miệng
    • Bàng quang
    • Tụy
    • Thận
    • Gan
    • Dạ dày
    • Ruột
  4. Tránh nuốt không khí. Người ta có thể nuốt không khí nhiều lần mà không nhận ra. Những trường thợp thường gặp bao gồm:[11]
    • Ăn quá nhanh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa điều này là ăn chậm lại và nhai kỹ. Việc đó cũng làm cho bữa ăn của bạn lý thú hơn.
    • Nhai kẹo cao su. Khi nhai kẹo cao su, cơ thể bị kích thích tiết ra nước bọt khiến bạn phải nuốt xuống thường xuyên. Tất nhiên là một lượng không khí sẽ đi theo.
    • Mút kẹo cứng. Việc này cũng kích thích tiết nước bọt và khiến bạn phải nuốt nhiều hơn.
    • Uống nước bằng ống hút. Việc uống nước bằng ống hút tăng khả năng nuốt nhiều không khí vào theo.
  5. Chống táo bón bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ. Chứng táo bón có thể chặn đường thoát của không khí trong cơ thể, dẫn đến chứng đầy hơi.[17]
    • Chất thải càng giữ lại lâu trong cơ thể thì sẽ càng lên men nhiều và sinh ra hơi.
    • Các bữa ăn nhỏ giúp cơ thể không bị quá tải và mọi hoạt động diễn ra đều đặn.

Hạn chế các Vấn đề về Tiêu hóa Liên quan đến Stress[sửa]

  1. Dành thời gian để thư giãn. Khi bị stress, cơ thể tiết ra hormone gây stress và điều này có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Bạn nên thử thư giãn sau khi ăn để cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Có nhiều phương pháp mà bạn có thể thử cho đến khi tìm được cách nào là tốt nhất cho mình:[18][19]
    • Ngắm nhìn các hình ảnh thanh bình
    • Tăng thư giãn cơ, theo đó bạn tập trung căng rồi thả lỏng từng nhóm cơ
    • Thiền
    • Tập yoga
    • Mát -xa
    • Tập thái cực quyền
    • Liệu pháp âm nhạc hoặc nghệ thuật
    • Thở sâu
  2. Cải thiện sức khỏe toàn diện bằng cách ngủ đủ giấc. Việc ngủ không đủ sẽ khiến bạn bị stress về thể chất và có thể gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa. Bạn có thể tăng sức bật chống lại stress nếu ngủ đủ giấc.[18]
    • Cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Một số người có thể cần đến 10 tiếng để ngủ.
  3. Bảo vệ sức khỏe tâm thần bằng cách duy trì mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Việc thường xuyên giao tiếp xã hội sẽ giúp bạn thư giãn và nhờ đó bạn không bị ngập trong stress.[20]
    • Duy trì liên lạc với những người quan trọng của bạn bằng cách viết thư, nói chuyện qua điện thoại, hoặc gặp mặt. Mạng xã hội cũng có thể giúp mọi người giữ liên lạc và thậm chí còn gặp gỡ những người bạn mới.
    • Nếu cảm thấy cô đơn hoặc cách biệt, bạn hãy tìm nhóm trợ giúp hoặc chuyên gia tư vấn.

Biết Khi Nào Cần Đến Bác sĩ[sửa]

  1. Đến bác sĩ nếu tình trạng đầy hơi là nghiêm trọng và gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày. Xì hơi đến 20 lần một ngày cũng không phải là bất thường. Nhưng có một số triệu chứng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn:[21]
    • Đau dữ dội, kéo dài
    • Phân có máu hoặc màu đen
    • Tiêu chảy nghiêm trọng hoặc táo bón
    • Sụt cân
    • Đau ngực
    • Buồn nôn kéo dài
  2. Đừng bỏ qua những triệu chứng nghiêm trọng. Đôi khi mọi người cứ cho rằng mình chỉ bị đầy hơi nhưng thực ra họ mắc chứng bệnh nghiêm trọng hơn như:[21]
    • Bệnh tim
    • Sỏi mật
    • Viêm ruột thừa
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Tắc ruột
  3. Sẵn sàng để bác sĩ thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thói quen ăn uống và kiểm tra sức khỏe cho bạn.[22]
    • Bác sĩ sẽ khám xem bụng của bạn có trướng lên không và có thể gõ vào để nghe xem có rỗng không. Âm thanh rỗng có thể là dấu hiệu có nhiều hơi bên trong.
    • Chuẩn bị khai thật với bác sĩ về thói quen ăn uống và tiền sử dùng thuốc.
    • Nói với bác sĩ về các loại thuốc để đề phòng trường hợp có thể giữ nước trong cơ thể.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/basics/treatment/con-20019271?
  2. http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/probiotics
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739?pg=2
  4. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000104.htm
  5. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002467.htm
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739?pg=1
  7. 7,0 7,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/basics/treatment/con-20019271
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/expert-answers/probiotics/faq-20058065
  9. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002415.htm
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/water-retention/art-20044983
  11. 11,0 11,1 11,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/basics/causes/con-20019271
  12. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002471.htm
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/basics/fitness-basics/hlv-20049447
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551?pg=2
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nicotine-dependence/basics/complications/con-20014452
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739?pg=2
  18. 18,0 18,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
  20. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
  21. 21,0 21,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/basics/symptoms/con-20019271
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/basics/tests-diagnosis/con-20019271

Liên kết đến đây