Nuôi bướm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhìn ra cửa sổ và thả hồn cùng những cánh bướm thật xinh. Kỳ diệu làm sao, sâu bướm với chỉ hơn 2 cm chiều dài, kẻ có lẽ đã gặm mất những đóa hồng đầy kiêu hãnh trong vườn bạn, lại có thể lột xác thành sinh vật đẹp đẽ đến vậy. Trong lúc mải mê ngắm nhìn, bạn ước ao: “Giá như giây phút này còn mãi”. Và rồi, ơ-rê-ka: "Mình tự nuôi chúng được mà!".

Các bước[sửa]

Bắt sâu bướm[sửa]

  1. Chuẩn bị hộp nuôi được thông hơi tốt. Hộp nuôi sâu bướm có bán tại các cửa hàng thú cưng, cửa hàng chuyên dụng hay qua mạng. Bạn cũng có thể tự tạo từ vật dụng sẵn có trong nhà. Tốt nhất, hộp này nên được làm từ dây lưới để sâu có thể bám vào. Bể cá hay bình 4 lít cũng là lựa chọn khả thi, miễn là chúng được đậy tấm chắn hay mành thưa và được được cột chặt bằng dây cao su ở miệng bình.
    • Tuy nhiên, đừng dùng nắp bình đã được đục lỗ - chúng không đủ thoáng khí và đồng thời, có thể làm bị thương những chú sâu bướm mỏng manh với gờ sắc nhọn quanh lỗ thông khí.
    • Nếu lòng đất là nơi sâu bướm sẽ phát triển thành nhộng, hãy cho một lớp đất và cỏ dày 5 cm vào đáy mỗi hộp. Nếu không, chỉ một lớp giấy báo hay khăn giấy đã là đủ với chúng.
  2. Tìm sâu bướm trên cây. Thay vì diệt trừ, hãy nhận diện (xem phần Cảnh báo) và đem sâu về nuôi, tại điều kiện để chúng phát triển thành bướm. Mùa bướm nằm trong khoảng từ cuối xuân sang hè, tùy vùng địa lý của địa phương bạn. Nếu không biết nơi thường có sâu bướm, hãy tham khảo sách hướng dẫn thực địa địa phương để xác định loại cây là "vật chủ" yêu thích của bướm. Đó có thể là quyển Chỉ dẫn Ban đầu về Sâu bướm của Peterson (Peterson First Guide to Caterpillars), Sâu bướm vùng Rừng phía Đông (Caterpillars of Eastern Forests ) hay các nguồn tham khảo khác từ internet. Hãy chắc là bạn đã không bắt những loài quý hiếm bởi đó có thể là hành động phạm pháp. Những loại bướm khác nhau thích những vật chủ khác nhau. Một số vật chủ thường gặp bao gồm:
    • Cây bông tai - Bướm Chúa
    • An tức hương - Bướm Đuôi Nhạn
    • Paw-Paw - Bướm Cọp Vằn hay Bướm Phượng Phương Đông
    • Kế - Bướm Vẽ
    • Mùi tây, thì là – Bướm Phượng Đen
    • Anh đào – Bướm Đêm, Bướm Ngày, Bướm Limenitis Arthemis
    • Nếu không phải mùa sâu bướm hay đơn giản không có thời gian đi lùng, bạn có thể xem xét mua từ các nhà cung cấp. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở phần cuối của bài viết.

Làm nhà cho sâu bướm[sửa]

  1. Dụ sâu bám vào que. Hãy dùng một cành con (nên cùng loại với cây chủ) hay tương tự. Xử lý thật nhẹ nhàng bởi sâu có thể chết khi bị rơi, dù chỉ là rơi rất thấp.
    • Đừng bắt bằng tay vì ba lý do sau: việc chuyển chúng vào nhà mới sẽ khó khăn hơn (chúng bám chặt vào bề mặt và có thể sẽ bị thương khi bị cố gạt khỏi tay), vi khuẩn trên tay có thể khiến sâu bướm nhiễm trùng và một số loài sâu bướm có độc (xem phần Cảnh báo).
    • Đặt que có sâu vào hộp. Que này rất quan trọng bởi nó sẽ là chỗ tựa của nhộng.
  2. Trở lại cây hay bụi, nơi đã tìm được sâu bướm. Cắt một cành nhỏ cùng ít lá. Gần như chắc chắn, đó cũng chính là cây chủ (thức ăn của sâu bướm). Hãy chắc là bạn đã biết thức ăn yêu thích của sâu bướm trước khi thử cho ăn. Một số loài, chẳng hạn như Bướm Chúa, sẽ chỉ ăn một loại cây (bông tai). Một số loại khác ăn một trong số nhiều loại cây. Tuy nhiên, chúng sẽ nhịn đói cho đến chết trước khi bắt đầu dùng thức ăn lạ.
    • Tuy nhiên, nếu không chắc, hãy tham khảo sách thực địa hoặc ra ngoài và lấy lá từ cây chủ: kể cả bướm cũng thích có nhiều lựa chọn.[1]
  3. Cho lá vào hộp. Trước khi cho lá vào, bạn cần kiểm tra côn trùng và nhện bởi chúng có thể làm bị thương và chết sâu. Đừng quên thay lá mỗi ngày bởi sâu không ăn lá cũ hoặc bị khô. Để thức ăn được tươi hơn, hãy để chúng trong những ống cắm hoa (có thể mua với giá rất rẻ ở hầu hết cửa hàng hoa) đầy nước. Đừng dùng đĩa, bình hay hũ đựng lá cây bởi sâu có thể rơi vào đó và chết đuối.
    • Nếu sâu bướm đang bám trên lá định thay, đừng cố kéo sâu ra bởi chúng bám rất chặt và do đó, khi kéo, bạn có thể làm đứt chân của chúng. Thay vì vậy, hãy đặt cành mới vào, để sâu tự tìm đường sang đó và rồi dời cành cũ đi.
  4. Để hộp ngoài trời. Đặt ở nơi kín đáo và được che chắn để bảo vệ sâu khỏi nắng nóng quá mức cũng như người hay thú nuôi – những đối tượng có thể sẽ làm cản trở sự phát triển thành bướm của sâu. Nếu sống ở môi trường khô ráo, có lẽ thi thoảng bạn nên phun sương cho lồng bởi sâu bướm thích ẩm hơn. Dù vậy, phun sương quá mức cũng có thể sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc.
    • Nếu muốn làm ẩm thêm môi trường sống của sâu, hãy bọc miếng nhựa sạch hoặc giấy bóng kính quanh nhà của chúng. Nó sẽ che chắn nhiệt và làm tăng độ ẩm. Cách này đặc biệt tốt với bướm vẽ và bướm ngày.[2]

Chăm sóc sâu bướm[sửa]

  1. Kiểm tra sâu bướm mỗi ngày. Làm sạch chất bài tiết của chúng –phân ấu trùng, và bất kỳ sự phát triển nấm mốc nào. Hãy cố cưỡng lại mong muốn được nâng niu chúng, đặc biệt là thời điểm ngủ lịm hay đổi màu, bởi có thể chúng đang bắt đầu chuyển đổi. Hãy cung cấp thức ăn tươi và quan sát sự biến đổi của sâu. Sẽ nhanh thôi, chúng sẽ thành nhộng (bướm) hoặc kén (ngài).
    • Đừng đụng vào nhộng. Ở thời đểm này, chúng không cần nước và thức ăn mà chỉ cần thi thoảng được phun sương để có môi trường ẩm.
    • Sâu bướm bài tiết rất nhiều. Có lẽ bạn nên đặt một ít báo vào trong để hứng và dễ dàng làm sạch phân ấu trùng. Điều này rất quan trọng: nếu phân ấu trùng nằm lại ở nơi cư trú, sâu bướm có thể bị ốm và chết.[3]
  2. Theo dõi hành vi của sâu. Nếu bắt đầu nhận thấy sâu bướm thay đổi màu sắc hoặc dường như ngủ lịm, nhiều khả năng chúng đang chuẩn bị lột xác hoặc hình thành nhộng. Trong suốt giai đoạn này, chúng rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, đừng đụng chạm hay làm rối loạn môi trường sống của chúng. Bạn cũng sẽ nhận thấy chúng bắt đầu cuộn lại.
    • Trong trường hợp khác, sâu bướm có thể sẽ bị bệnh. Nếu một con chết, hãy cho nó ra khỏi hộp ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe những con khác.
  3. Đảm bảo nhộng được treo ở nơi rộng rãi. Hãy chắc là nhộng được treo ở vị trí rộng rãi trong hộp để khi thoát khỏi vỏ, bướm có đủ chỗ sải rộng cánh mà không bị đụng mặt dưới hay thành hộp. Chúng cần đủ không gian để cánh khô, phát triển đầy đủ và từ đó, bay được khi thoát xác. Nếu không, có khả năng bướm sẽ bị rơi và không thể sống sót.
    • Nếu cần thiết, hãy nhẹ nhàng di chuyển cành hay vật nhộng bám vào để tạo điều kiện cho sự thoát xác của chúng. Hãy thật sự, thật sự nhẹ nhàng. Di chuyển một cách chậm rãi. Bạn không muốn đánh rơi và làm hại chú bướm sắp ra đời này đâu!
    • Nếu nhộng bị rơi, đính đầu vào một mảnh giấy bằng keo nóng đã được làm nguội bớt và chờ keo cứng lại. Sau đó, gim mảnh giấy vào bìa các-tông hoặc nút chai và đặt vào hộp.
  4. Hãy kiên nhẫn. Thời gian cần thiết để bướm hay ngài thoát xác không giống nhau, phụ thuộc vào việc đó là loài nào. Nếu vô cùng nhiệt huyết và có thể xác định rõ màu cũng như những dấu hiệu khác trên sâu bướm, hãy thử tìm kiếm thông tin qua mạng hay sách báo. Một số loài bướm, chẳng hạn như Bướm Chúa, cần từ 9-14 ngày để chuyển từ nhộng thành bướm. Một số loại khác sẽ duy trì thể nhộng trong suốt mùa Đông và thoát xác vào Xuân.
    • Điều duy nhất cần làm trong giai đoạn này là phun ẩm hộp nuôi như thường lệ. Chúng không cần nước hay thức ăn, chỉ môi trường ổn định là đủ.
    • Bạn sẽ thích thú khi quan sát sự đổi màu của nhộng. Khi sự chuyển đổi này trở nên rõ ràng cũng là lúc thời điểm đang đến gần. Nó có thể xảy ra chỉ trong chớp mắt và vì vậy, nếu muốn được chứng kiến, hãy ở yên đấy và đừng đi đâu. Tiếp đến, nó sẽ dừng lại trong vài giờ và để cánh xòe rộng và hình thành đầy đủ.
    • Nếu nhộng chuyển đen, có thể nó bị chết. Thử uốn cong nhộng: nếu sau đó, nhộng vẫn giữ nguyên tư thế, nhiều khả năng nó đã chết.[4]

Chăm sóc bướm[sửa]

  1. Sẵn sàng cung cấp thức ăn cho chú bướm vừa thoát xác. Bướm sẽ không ăn trong vài giờ bởi lúc này, nó cần bơm chất lỏng vào những đôi cánh đầy nếp gấp và chờ cho chúng khô. Sau khi được thả, bướm sẽ ở trong vườn nếu bạn cho chúng hoa có mật. Đôi khi, chúng cũng sẽ uống từ dụng cụ đựng thức ăn của chim ruồi. Một số loài bướm cũng thích ăn trái cây chín nục. Hãy chắc là khu vườn của bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng.
    • Đừng nản lòng nếu rút cuộc, đó là ngài chứ không phải là bướm. Ngài có vẻ ngoài rất giống bướm và dù ít màu sắc hơn, họa tiết trên ngài nhiều khả năng vẫn phức tạp và kỳ diệu. Ngay cả chú ngài với nhiều sắc thái của một màu duy nhất cũng thật đẹp để được chiêm ngưỡng trong thiên thiên.
  2. Quan sát bướm trong vài giờ. Khi cánh đã khô, bạn có thể đặt ngón tay dưới chân bướm và thông thường, chúng sẽ nhảy lên ngón tay bạn. Bước ra ngoài và đặt bướm lên một đóa hoa để có những bức hình thật tuyệt. Nếu tìm hiểu, có thể bạn đã biết vòng đời chú bướm ấy: vài con sống chỉ một ngày. Vì vậy, hãy để tâm đến vấn đề này khi cân nhắc trao trả tự do cho nó.
    • Bướm cần tự do để thật sự phát triển. Cách cầm chân khả thi duy nhất với bướm chính là có vườn rộng để chúng có thể ở lại. Ngoài ra, nhiều loàii có tính di trú: nếu muốn chúng được sống, hãy để chúng được tự do ra đi khi muốn.
  3. Ngắm nhìn chú bướm tự do bay lượn. Một số loài chỉ sống được vài ngày, một số chỉ ở lại vài ngày và rồi bắt đầu di trú, một số sẽ ở lại vài tuần. Dù thế nào, hãy vui vì bạn đã nuôi bướm thành công và rồi chờ đợi những lứa tiếp theo.
    • Đừng lo lắng về việc cho ăn nếu đó là Bướm đêm Luna, Bướm đêm Cecropia hay Bướm đêm Polyphemus. Những sinh vật kỳ lạ này chẳng hề có hệ tiêu hóa.[4]

Khám phá những cách tìm sâu bướm khác[sửa]

  1. Cân nhắc việc bắt một cô bướm trưởng thành. Hầu hết bướm cái bắt được trong tự nhiên đều đã được phối và có thể đẻ trứng.[4] Nếu bắt được, bạn có thể dụ bướm làm điều đó.
    • Với bướm, cho chúng vào lồng với một chai nước và một mẩu cây chủ được đặt gần nguồn sáng (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Điều này sẽ khuyến khích bướm đẻ trứng. Có thể bạn cũng muốn để chúng ở chỗ tối và mát mẻ một vài ngày để bướm có thể làm quen với môi trường mới.[2]
    • Ngài dễ hơn bướm rất nhiều. Nếu bắt được một cô ngài trưởng thành, bạn chỉ việc cho ngài vào một chiếc túi giấy lớn, gấp lại và để đó một vài ngày. Nhiều khả năng ngài sẽ đẻ trứng ở trong. Xé túi, chuyển và đặt trứng vào hộp chứa thích hợp hơn mà đừng chạm vào chúng.[4]
  2. Tìm đến trang trại bướm chúa. Bởi quá được yêu thích, có cả trang trại, nơi cung cấp sâu bướm chúa, chẳng hạn như Monarch Watch.[5] Họ có thể vận chuyển những sinh vật nhỏ đến cho bạn mà không hề làm tổn hại đến chúng.
    • Nhược điểm duy nhất của cách này là bạn vẫn sẽ phải tìm thức ăn - cây bông tai, cho chúng. Nếu trong vùng không có, bạn sẽ phải đặt hàng hoặc trồng để có thể thành công trong việc nuôi Bướm Chúa.
  3. Mua sâu bướm từ nhà cung cấp. Có thể bạn không thể tìm được sâu bướm từ vườn hoặc đơn giản đó không phải là thời điểm thích hợp trong năm (thời điểm này phụ thuộc vào vị trí địa lý của bạn) - "nhà cung cấp sâu bướm" tồn tại chính vì những vấn đề đó. Hầu hết công ty đều có nhiều loại để loại chọn và bạn hoàn toàn hiểu rõ mình sẽ nuôi được gì. Bướm vẽ có lẽ là loài dễ nhất bởi bạn chỉ việc sử dụng môi trường sinh trưởng cho chúng.
    • Tuy nhiên, cách này sẽ không hấp dẫn bằng tự mình tìm được và xác định thức ăn mà chúng thực sự yêu thích là gì. Nếu có thể, hãy dành đôi chút tời gian rà soát kỹ trong vườn. Thử mọi khả năng trước khi tìm đến trang trại sâu bướm.

Lời khuyên[sửa]

  • Sâu bướm không cần cấp nước. Chúng hấp thụ toàn bộ lượng nước cần thiết qua lá tươi.
  • Khi thu thập sâu Bướm Chúa, hãy lùng trên cây bông tai, cắt cọng mà chúng đang ăn và cho vào hộp nuôi nhằm tránh làm tổn thương đến chúng.
  • Thử nhiều loại sâu bướm khác nhau có trong khu vực và khám phá xem những chú bướm kỳ diệu nào sẽ được thoát xác. Ở Mỹ, hãy tìm sâu bướm có hình dáng giống phân chim và có râu ngoại cỡ - chúng sẽ phát triển thành những chú bướm xanh đen tuyệt đẹp.
  • Không chỉ sân sau, hãy tìm sâu bướm ở nhiều nơi khác nhau. Thử tìm ở công viên hay hãy để nó là lý do dã ngoại tuyệt vời của gia đình.
  • Bướm và ngài là động vật máu lạnh – cần đến mặt trời để giữ ấm cơ thể, và dùng hoa có mật làm thức ăn.
  • Có thể sâu bướm của bạn đã chết nhưng đừng nản: nuôi sâu bướm cần đến sự kiên trì luyện tập, thử nghiệm với nhiều loại thức ăn và khả năng thiết lập môi trường phù hợp. Hãy tìm hiểu kỹ về loài muốn nuôi để biết điều gì là tốt nhất cho chúng. Đừng quên chuyển mọi sâu bướm chết khỏi hộp nếu nghi ngờ chúng bị chết vì nhiễm trùng – nhờ đó, không ảnh hưởng đến những con khác.
  • Cứ mỗi 1-3 ngày, chuyển sâu bướm, lá còn tươi ra ngoài và đồng thời, loại bỏ lá khô cùng phân ấu trùng. Sau đó rửa sạch, để lại vài giọt nước làm nguồn nước cho sâu bướm. Nếu sâu bướm bài tiết quá thường xuyên, nó sẽ không đủ thức ăn và bạn nên cân nhắc thay lá.
  • Khi không có hệ tiêu hóa, ngài không cần di trú hay tìm thức ăn và do đó, bạn có thể giữ bao lâu tùy thích. Dù vậy, có lẽ bạn nên để chúng được hưởng chút ít tự do trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Cảnh báo[sửa]

  • Cẩn thận với những chú sâu "nóng tính" – khi bị chạm, chúng có thể tiết độc theo cơ chế tự vệ. Nếu vào mắt, độc này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.
  • Nếu mua sâu bướm, nhớ rằng ở nhiều nơi, chỉ những công ty được cấp phép mới có quyền nuôi chúng một cách hợp pháp.
  • Đừng thu thập hay làm trở ngại sâu bướm và bướm đang trong tình trạng nguy hiểm, bị đe dọa hay được bảo vệ.
  • Cẩn thận với những chú sâu bướm vô cùng sặc sỡ với xương sống sắc cạnh – có thể chúng có độc. Một khi đã tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử nuôi loại sâu bướm này bởi chúng thường phát triển thành những chú bướm lớn vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận khi làm điều đó.
  • Luôn cố tự thu thập sâu bướm ở địa phương thay vì nơi khác hay mua từ công ty nuôi bướm. Đưa bướm lạ hay bất kỳ sinh vật sống lạ nào vào khu vực có thể ảnh hưởng xấu đến các loài bản địa cũng như toàn bộ hệ sinh thái bởi những "loài xâm nhập" này có thể sẽ phát triển mạnh hơn những loài sẵn có. Nhiều quốc gia và địa phương cũng có những quy định rất khắt khe về vấn đề này.
  • Nhiều loài bướm Anh chỉ ăn tầm ma. Do đó, hãy cẩn thận đừng đâm chính mình khi thu thập chúng!

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Hộp nuôi (bất kỳ thứ gì, từ bể cá lót bằng lưới thép đến hộp nhựa lớn hay chậu hoa)
  • Cây có hoa (loài mà sâu bướm của bạn thích)
  • Khoảng 5 cm đất (nếu thành nhộng dưới đất)
  • Lớp báo hoặc khăn giấy

Nguồn và Trích dẫn[sửa]