Phát hiện tài khoản Facebook giả mạo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Facebook là mạng xã hội kết nối hàng tỷ người trên thế giới. Tuy nhiên lại có nhiều kẻ xấu lợi dụng Facebook để thu thập thông tin cá nhân, ăn cắp nhận dạng hay thậm chí hủy hoại danh tiếng của bạn. Bạn sẽ làm gì để chống lại kẻ săn mồi đó? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một vài cách để bảo vệ bản thân và gia đình khi sử dụng Facebook!

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

  1. Tại sao bạn cần phải phát hiện tài khoản giả mạo. Điều đầu tiên, một người sử dụng tài khoản giả mạo cũng bị coi là tội phạm lừa đảo. Trừ khi là cùng phe, nếu không thì bạn cũng không muốn kết thân với những người như vậy đâu.
    • Họ tỏ ra thân thiết như bạn bè, quan tâm thái quá có thể không vì mục đích gì, nhưng cũng có thể họ muốn lừa tiền và tài sản của bạn.
    • Những kẻ mạo danh có thể ăn cắp nhận dạng và thông tin cá nhân quan trọng của bạn để thao túng một ai đó.
  2. Không nói chuyện với người lạ. Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi chấp nhận lời mời kết bạn từ người bạn không biết, hoặc người không có quan hệ hợp pháp hay rõ ràng với bạn. Nếu không chắc chắn, bạn có thể làm theo các bước sau:
    • Đặt câu hỏi: Tại sao họ muốn kết bạn với bạn? Họ tìm thấy bạn như thế nào? Có bạn chung nào không? Khi nhấp chuột vào tên họ, bạn có thể nhìn thấy bạn chung. Nếu thấy bạn chung hãy liên lạc với người bạn đó - đây là một tín hiệu cảnh báo.
  3. Tập làm thám tử. Điều này có thể khá thú vị. Bạn có thể tìm thấy vài tin quan trọng về người muốn kết "bạn" với mình. Bạn nên điều tra một số thông tin sau:
  4. Đọc hồ sơ cẩn thận. Những gì họ viết có đáng tin không hay toàn bịa đặt?
    • Ví dụ, bạn thấy ảnh một người rất trẻ tự nhận là chuyên viên hay CEO. Liệu sự thêm thắt này có hơi khác thường khi cố "đánh bóng tên tuổi" mà không nhận ra sự bất hợp lý? Trong trường hợp này hãy dựa vào trực giác của bản thân. Bạn có thể yêu cầu xem bằng chứng về những thứ họ tuyên bố—dù gì họ cũng là người tiếp cận bạn. Bạn có quyền kiểm chứng xem họ có phải kẻ xấu hay không.
  5. Kiểm tra ảnh đại diện. Chỉ có một ảnh đại diện? Trông nó quá hoàn hảo mà không cần chỉnh sửa gì? Bạn đã từng thấy tấm ảnh đó trước đây? Một tấm ảnh đẹp — hay một tấm ảnh được chỉnh sửa — không hẳn là một dấu hiệu tiêu cực, nhưng có thể họ đã dùng Google để tìm một tấm ảnh đẹp và nghĩ rằng không bị ai phát hiện. Hãy làm theo bước sau:
    • Nhấp chuột và kéo ảnh đại diện ra màn hình nền máy tính.
    • Khởi động Google Chrome hoặc Firefox, truy cập trang Google Images.
    • Kéo và thả ảnh đại diện vào trường tìm kiếm: ảnh sẽ được mở rộng và hiển thị:
    • Google sẽ hiển thị kết quả trùng khớp (với thông tin như tên tuổi), hoặc ảnh gần giống với ảnh gốc.
  6. Tìm kiếm tên họ trên mạng xem có kết quả không. Cách này không hiệu quả nếu tên người đó là cái tên phổ biến, tuy nhiên với những cái tên độc đáo thì bạn sẽ nhận được kết quả khá bất ngờ.
    • Nếu tên của họ phổ biến, thêm thông tin khác như địa chỉ, tuổi, bất kỳ thông tin gì bạn lấy được từ trang cá nhân của họ.
    • Họ có được gắn thẻ? Người thật sẽ được gắn thẻ vào ảnh và bạn có thể kiểm tra phần chia sẻ trên Facebook.
  7. Kiểm tra bạn bè của họ. Họ kết bạn trên toàn thế giới hay trong nước? Càng có nhiều bạn bè trong nước thì khả năng người này là thật càng cao. Nếu danh sách bạn bè toàn người nước ngoài, không có hoặc ít bạn bè trong nước thì người này rất đáng ngờ.
    • Nếu họ có ít bạn bè trong nước thì có khả năng đây là tài khoản giả mạo. Họ thường giả mạo người khác để quyến rũ những cô gái trẻ. Họ thường làm quen với mấy câu kiểu "Anh thấy ảnh em và anh nghĩ em thật xinh đẹp".
  8. Chặn lời mời kết bạn. Nếu có linh tính không tốt về người nào đó, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như sau: đừng chỉ từ chối lời mời kết bạn, hãy chặn tài khoản của họ ngay lập tức. .
    • Nhấp chuột vào tên Facebook của họ, vào trang cá nhân. Ở phía bên phải, dưới Ảnh bìa, nhấp chuột vào cài đặt Tin nhắn:
    • Bạn có thể chặn không cho họ liên lạc với bạn, hoặc báo cáo với Facebook nếu cảm thấy người này là một mối đe dọa hoặc có liên quan tới hành vi phạm pháp.
  9. Tạo "thời gian tập sự". Nếu bạn có thói quen (không-tốt-lắm) là chấp nhận lời mời kết bạn từ người quen của bạn bè vì có cùng gu âm nhạc, nấu ăn, nhảy múa, v, v tức là bạn đã tạo cơ hội cho kẻ khác giả mạo bạn.
    • Mặc dù đây là cách để mở rộng mối quan hệ, bạn vẫn nên xác nhận một số thông tin trước khi kết bạn. Nếu điều đó là không thể, hãy cẩn thận với những hành động kỳ lạ ví dụ như thích, bình luận một loạt bài viết, ảnh của bạn.
    • Nếu bạn không biết nhiều về người đó, họ nên từ tốn và lịch sử, chứ không nên spam như vậy khi vừa mới quen.
    • Nếu sau một, hai tuần, bạn cảm thấy khó chịu với bạn mới, hãy hủy kết bạn.
  10. Coi chừng trường hợp thông đồng với nhau để giả mạo. Bạn từng có suy nghĩ người nào đó chơi cùng một nhóm bạn và họ xác nhận cho nhau, tức là họ không phải giả mạo. Nhưng giờ thì không được thế nữa!
    • Có nhiều trường hợp một người dùng nhiều tài khoản Facebook giả mạo, đóng giả nhiều người khác nhau, giả vờ làm bạn của nhau và đứng ra xác nhận người này người kia là thật!
    • Ví dụ điển hình nhất chính là trường hợp của Natalia Burgess, người điều hành một trang web giả mạo và giăng bẫy nhiều thanh niên trẻ — tất cả chỉ vì cô cảm thấy thiếu thốn tình cảm.[1] Đáng buồn thay, kẻ giả mạo trong trường hợp này đã kỳ công sắp đặt một loạt tài khoản mạng xã hội giả và trang web để gây ấn tượng rằng họ không phải là kẻ giả mạo.
  11. Tìm và ghi lại những điểm không nhất quán. Nếu bạn là mục tiêu của một trang web phức tạp dối trá, tiến hành làm sáng tỏ điều này. Điều này thể hiện rõ nhất ở những người dùng nhiều tài khoản Facebook giả mạo cùng lúc, đôi khi họ sẽ nhầm lẫn và đảo lộn câu chuyện.
    • Nếu bạn nhận ra điều này khi họ trả lời, bình luận, ghi chú lại và luôn cảnh giác với những điểm đáng nghi tiếp theo.
  12. Giả vờ kinh ngạc khi người đó nói điều gì kỳ lạ hoặc "không-liên-quan-tới-nhân-vật". Ví dụ: nếu người trưởng đóng giả thiếu niên, họ có thể đề cập đến những sự kiện hay nhân vật lịch sử mà thiếu niên không nắm rõ. Hay họ chứng minh sự hiểu biết của mình về một chủ đề nào đó mà nhân vật họ đang giả mạo không thể nắm rõ được.
    • Ghi lại điều kỳ lạ người đó nói. Không ai là hoàn hảo, nhiều khi họ sẽ nói gì đó khiến bạn cảm giác linh cảm của mình là đúng.
  13. Cảnh giác với lời tuyên bố bất diệt về tình yêu, tình cảm, hay sự lãng mạn. Nếu một người chưa từng gặp bạn, sống cách nhau hàng nghìn km, thổ lộ rằng họ thích bạn thì điều này thật kỳ lạ. Nhiều khi kẻ mạo danh nói vậy chỉ vì họ thích cảm giác đùa giỡn với cuộc sống và cảm giác của người khác, hoặc cũng có thể người đó thích yêu đương trên mạng nhưng không dám bộc lộ con người thật (hay đang hẹn hò ngoài đời thật); hoặc làm thế vì mục đích khác như tiền bạc, tình dục hoặc thuốc phiện.
    • Tự hỏi cảm xúc và động lực của bản thân nếu bạn bắt đầu có cảm giác với người tỏ tình với bạn qua mạng. Điều này có đường đột quá không? Kỳ lạ? Quái đản? Có chút ủy mị? Hãy tin vào trực giác và xóa kẻ giả mạo đó khỏi danh sách bạn bè.
    • Nếu họ đòi xem ảnh gợi cảm, hãy tỏ ra nghi ngờ. Tài khoản giả mạo là cò mồi tốt để thu thập ảnh khiêu dâm rồi tung lên trên mạng.
  14. Hủy kết bạn! Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, không chắc chắn, hay khó chịu với họ, vậy thì còn chờ gì mà không cắt đứt quan hệ. Họ không phải bạn bè hay người thân ngoài đời, mà còn có thể gây nhiều rắc rối cho bạn.
    • Cảnh báo bạn bè trên Facebook nếu trong danh sách bạn bè của họ có tài khoản giả mạo, một trong các chiến thuật của kẻ giả mạo là kết bạn với bạn bè của bạn để khiến mối quan hệ trở nên "chân thực" hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Cẩn thận với những thứ đăng lên trên mạng hay nói với người không thân thiết. Nhiều người tỏ ra quan tâm đến bạn, tới khi lấy đủ thông tin thì trở mặt và gửi thư đe dọa. Nếu bạn không biết rõ người nào đó thì dù họ có thân thiện thế nào, cũng không được tiết lộ thông tin cá nhân quan trọng.
  • Tìm chứng cứ tương tác ngoài đời thật với bạn bè Facebook của họ. Nhưng luôn nhớ họ có thể ngụy tạo chứng cứ nếu dùng nhiều tài khoản cùng lúc.
  • Kiểm tra liên kết đến trang web cá nhân, mạng xã hội để xem mọi chuyện có phải là bịa đặt hay không.
  • Ghi nhớ rằng khi người nào đó dùng tài khoản giả mạo vì mục đích tiền bạc, tài sản, thông tin cá nhân thì họ có thể giả vờ theo đuổi bạn. Đó là lý do chọn bạn lại vô cùng quan trọng.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn quan sát thành viên trẻ tuổi. Những đứa trẻ dễ bị tổn thương khi tạo mối quan hệ trên mạng với người không thật sự tồn tại. Chúng phải lòng những tấm ảnh của một người hoàn hảo và kẻ mạo danh vui sướng khi điều khiển chúng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Tài khoản Facebook
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này