Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt
Từ VLOS
(đổi hướng từ Phát triển Kỹ năng Giao tiếp Tốt)
Khả năng giao tiếp hiệu quả là điều quan trọng trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Dưới đây là một số bước và lời khuyên để giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp tốt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hiểu các Vấn đề Cơ bản của Kỹ năng Giao tiếp[sửa]
- Biết được giao tiếp thực sự là gì. Giao tiếp là quá trình chuyển tín hiệu/thông điệp giữa người gửi và người nhận thông qua các phương pháp khác nhau (chữ viết, ám hiệu không lời, lời nói). Nó cũng là cơ chế mà chúng ta sử dụng để thiết lập và thay đổi các mối quan hệ.
- Có can đảm để nói những gì bạn nghĩ. Hãy tự tin khi biết rằng bạn có thể tạo ra những đóng góp đáng giá cho cuộc hội thoại. Hãy dành thời gian mỗi ngày để ý thức về các quan niệm và cảm xúc của bạn để bạn có thể truyền đạt chúng đầy đủ cho người khác. Những người do dự khi nói do không cảm thấy thông tin họ đưa ra sẽ có giá trị không cần phải sợ hãi. Điều quan trọng hoặc đáng giá với người này có thể không có ý nghĩa với người kia và có thể lại vô cùng hữu ích đối với ai đó.
- Luyện tập. Sự phát triển kỹ năng giao tiếp nâng cao bắt đầu bằng các tương tác đơn giản. Kỹ năng giao tiếp có thể được luyện tập hàng ngày trong các bối cảnh từ xã hội đến công việc. Các kỹ năng mới cần có thời gian để rèn giũa, nhưng mỗi lần bạn sử dụng kỹ năng giao tiếp, hãy mở lòng mình đón nhận những cơ hội và quan hệ hợp tác trong tương lai.
Lôi cuốn Khán giả của Bạn[sửa]
-
Nhìn
thẳng
vào
mắt.
Cho
dù
bạn
đang
nói
hoặc
đang
nghe,
thì
nhìn
vào
mắt
của
người
mà
bạn
đang
nói
chuyện
có
thể
khiến
cho
sự
tương
tác
thành
công
hơn.
Tiếp
xúc
bằng
mắt
thể
hiện
sự
quan
tâm
và
khuyến
khích
đối
tác
của
bạn
quan
tâm
lại
đến
bạn.
- Một kỹ thuật để giúp thực hiện điều này là nhìn thẳng vào một mắt của người nghe và sau đó chuyển sang mắt kia. Chuyển qua chuyển lại giữa hai mắt làm cho đôi mắt bạn dường như lấp lánh. Một thủ thuật khác là hình dung một vùng chữ "T" trên khuôn mặt của người nghe, với thanh ngang là đường tưởng tượng vắt ngang lông mày và đường dọc chạy giữa sống mũi. Giữ mắt của bạn trong vùng chữ "T" đó.
- Sử dụng cử chỉ. Chúng bao gồm các cử chỉ với tay và khuôn mặt của bạn. Hãy làm cho toàn bộ cơ thể của bạn nói chuyện. Sử dụng các cử chỉ nhỏ hơn cho cá nhân riêng lẻ và nhóm nhỏ. Các cử chỉ phải lớn hơn đối với nhóm lớn.
- Đừng gửi các thông điệp lộn xộn. Hãy làm cho từ ngữ, cử chỉ, nét mặt và giọng nói của bạn thống nhất. Kỷ luật ai đó trong khi cười sẽ gửi đi một thông điệp lộn xộn và do đó không hiệu quả. Nếu bạn phải đưa ra một thông điệp tiêu cực, hãy làm cho lời nói, nét mặt, và giọng điệu của bạn phù hợp với thông điệp đó.
-
Hãy
nhận
biết
ngôn
ngữ
cơ
thể
của
bạn.
Ngôn
ngữ
cơ
thể
có
thể
nói
nhiều
hơn
vô
vàn
từ
ngữ.
Tư
thế
mở
với
hai
tay
thả
lỏng
hai
bên
cho
mọi
người
xung
quanh
bạn
biết
rằng
bạn
cởi
mở
và
sẵn
sàng
nghe
những
gì
họ
nói.
- Mặt khác, đứng khoanh tay và khom vai cho biết bạn không hứng thú với cuộc trò chuyện hoặc không sẵn sàng giao tiếp. Thông thường, giao tiếp có thể bị dừng lại trước khi nó bắt đầu bằng ngôn ngữ cơ thể ám chỉ rằng bạn không muốn nói chuyện.
- Tư thế thích hợp và thế đứng cởi mở thậm chí có thể khiến cho những cuộc trò chuyện khó khăn diễn ra suôn sẻ hơn.
- Thể hiện niềm tin và thái độ xây dựng. Thái độ mà bạn đưa vào giao tiếp sẽ có tác động rất lớn vào cách bạn giữ bình tĩnh và tương tác với người khác. Hãy lựa chọn thái độ trung thực, kiên nhẫn, lạc quan, chân thành, tôn trọng và chấp nhận người khác. Hãy nhạy cảm với cảm xúc của người khác, và tin tưởng vào năng lực của người khác.
- Phát triển kỹ năng lắng nghe hiệu quả: Một người không chỉ cần có khả năng nói hiệu quả, mà phải biết lắng nghe người khác và tham gia vào giao tiếp trên quan điểm của người đang nói. Tránh chỉ chăm chăm nghe đến hết câu để bạn có thể thốt ra những suy nghĩ hoặc ý tưởng của mình trong khi người khác đang nói.
Sử dụng Từ ngữ của Bạn[sửa]
- Phát âm rõ từng từ bạn nói. Nói một cách rõ ràng và không được lí nhí. Nếu mọi người luôn yêu cầu bạn phải nhắc lại, hãy cố gắng nói tốt hơn bằng phong cách khác.
- Phát âm đúng. Mọi người sẽ đánh giá khả năng của bạn thông qua vốn từ vựng bạn sử dụng. Nếu bạn không chắc cách nói một từ, hãy đừng sử dụng nó. Hãy nâng cao vốn từ vựng bằng cách đọc các từ mới hàng ngày
- Sử dụng đúng từ. Nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của một từ, đừng sử dụng nó. Lấy từ điển và bắt đầu thói quen học một từ mới mỗi ngày. Thi thoảng sử dụng nó trong các cuộc đàm thoại của bạn trong ngày.
- Nói chậm. Mọi người sẽ cảm nhận được là bạn lo lắng và bất an nếu bạn nói nhanh. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không nói chậm đến mức mà người ta phải kết thúc câu của bạn chỉ để giúp bạn nói xong.
- Phát triển giọng. Giọng cao hoặc nhõng nhẽo không được cho là giọng nói quyền lực. Trong thực tế, giọng cao và nhẹ có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của những đồng nghiệp hay gây chuyện hoặc làm người khác không coi trọng bạn. Hãy bắt đầu luyện tập để hạ thấp độ cao giọng nói của bạn. Hãy thử hát, nhưng làm điều đó thấp hơn một quãng tám trên tất cả các bài hát yêu thích của bạn. Thực hành nó, và sau một khoảng thời gian, giọng nói của bạn sẽ bắt đầu hạ thấp xuống.
- Tạo sinh khí cho giọng nói. Tránh một giọng đều đều và hãy sử dụng giọng lên xuống. Âm vực của bạn phải nâng lên và hạ xuống đều đặn. DJ đài phát thanh thường là ví dụ tốt về điều này.
- Sử dụng âm lượng thích hợp. Sử dụng âm lượng thích hợp cho bối cảnh. Nói chuyện nhẹ nhàng hơn khi bạn ở một mình và bối cảnh thân mật. Nói to hơn khi bạn nói chuyện với các nhóm lớn hơn hoặc trên khoảng không gian rộng hơn.
Lời khuyên[sửa]
- Cố gắng nói lưu loát và đảm bảo mọi người có thể nghe thấy bạn.
- Người nói tốt là người biết lắng nghe.
- Đừng ngắt lời hoặc nói chen ngang người khác -- nó phá vỡ mạch hội thoại.
- Dùng âm lượng thích hợp với ngữ cảnh hội thoại.
- Thu nhận phản hồi từ người nghe để đảm bảo họ hiểu đúng ý bạn trong khi đàm thoại.
- Đảm bảo bạn sử dụng đúng ngữ pháp.
- Tránh nghĩ rằng bất cứ điều gì bạn nói luôn là đúng.
- Giao tiếp bằng mắt khi nói và nghe.
- Nếu bạn muốn có các kỹ năng giao tiếp tốt, trước tiên hãy tự tin và không lắp bắp trước mặt mọi người. Hãy giao lưu nhiều hơn với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn tìm được cách nói chuyện với những người khác nhau.
- Để cải thiện ngôn ngữ cơ thể, hãy luyện tập điều bạn sẽ nói trước gương.
- Tập nói trước đám đông.