Phép phản biện trong khoa học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Phép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm.

Ảnh minh họa

Nhằm xây dựng một hệ thống tri thức đáng tin cậy về tự nhiên khoa học không chỉ dừng lại ở mức độ xác minh hay kiểm chứng mà còn tiến lên một bước là phê phản. Ta có thể coi Karl Popper là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Theo ông, đặc điểm duy nhất để có thể phân biệt giữa một lý thuyết khoa học thực thụ với ngụy khoa học là đương thời cho rằng khoa học luôn có đặc tính có thể "bị bác bỏ" (hay bị phản bác) bằng những thực nghiệm đơn giản. Ông gọi đó là “khả năng phản biện”

Khả năng phân biện là một khái niệm thiết yếu của triết học khoa học, để sơ sài truyền đạt một khái niệm, ta có thể nói rằng để một xác quyết "có thể phản bác được" (hay có thể bác bỏ được), là nó phải có những nguyên lý khả dĩ để có thể tiến hành một quan sát hay một thực nghiệm tự nhiên, để rồi có thể chỉ ra xác quyết đó là sai lầm. Một ví dụ: xác quyết "tất cả các qụa đều màu đen”, có thể bị bác bỏ nếu ta tìm ra có một con quạ màu đỏ. Khái niệm cơ bản của khả năng phân biện là rất đơn giần, tuy nhiên cũng như tất cả các khái niệm cơ bản trong triết học, định nghĩa chính xác của nó luôn là một vấn đề đầy tranh luận. Đặc biệt có sự bất đồng ý kiến mạnh mẽ giữa những người chủ thuyết thực nghiệm logic với những triết gia khoa học - những người thừa kế, vả đưa vấn đề nhìn nhận dưới góc độ có thể bác bỏ được. Họ (người theo chủ thuyết thực nghiệm) cho rằng mọi tuyên bố hay xác quyết đều có thể phù hợp với dữ kiện, khi nó được "chỉnh lý bù trừ”. Vì vậy, ở ví dụ trên, người ta chẳng hạn có thể nói sự thực là người ta chỉ quan sát có một con qụa chứ không quan sát hết các loài chim, hay con qụa được chỉ ra có màu đỏ đó có thể là do sai làm trong quan sát rằng màu đỏ của con quạ là màu đỏ thực (fact), nhưng không đúng (vì có thể con quạ đen bị sơn màu đỏ)… Do vậy người ta mới đặt “ý nghĩa" của một tuyên bố phải căn bản dựa trên xác minh bằng thực nghiệm. Nhưng thực tế không phải vậy, Popper đã chỉ ra không phải việc xác minh mà chính khả năng phản biện mới là lý thuyết dẫn đầu để có thể thừa nhận một ý nghĩa nào đó. Khả năng phân biện là tiêu chuẩn của một ý nghĩa. Hay nói một cách khác, để một tuyên bố nào đó có nghĩa, ít ra là trong một cách hiểu chặt chẽ, là nó phải là nguyên lý khả dĩ (nhưng nan giải là làm thế nào diễn dịch cụm từ "nguyên lý khả dĩ” trên thực tế) để ta có thể trưng ra được dữ liệu chứng minh đề xuất đó là sai.

Khả năng phân biện là sự kết nối quan trọng không chỉ với vấn đề "có ý nghĩa” mà còn với một phương pháp khoa học. Popper nhấn mạnh rằng khả năng phân biện là một đặc điểm không thể thiếu được trong một nghiên cứu khoa học. Nếu một giả thuyết đưa ra những giải thích về một số hiện tượng thực nghiệm nào đó mà không có thể bác bỏ được thì thuyết đó không có tính khoa học, và chẳng có ý nghĩa gì nữa để mà phải tiến hành kiểm chứng cả.

Nhìn lại thực tế trong thời gian qua chỉ cần đọc qua vài tờ báo, ta cũng có thể thấy tốc độ của những công trình nghiên cứu khoa học ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Nhưng một câu hỏi cần được đặt ra là khám phá khoa học có cùng tốc độ hay không. Không phải bất cứ một ý tưởng mới nào trong khoa học cũng đều đúng. Và những ý tưởng cũ không phải lúc nào cùng sai. Người làm nghiên cứu khoa họccần phải có một thái độ rõ ràng nghiêm túc. Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy cỏ nhiều trường hợp mà thái độ chấp nhận những ý tưởng tôn giáo một cách thụ động qua một giai đoạn dài là một chướng ngại vật đáng kể cho việc theo đuổi những ý tưởng mới. Vì thế một kỹ năng cần thiết cho người làm khoa học, và ngay cả cho quần chúng, là khả năng chất vấn và phân biện những công trình nghiên cứu khoa học.

Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra một ứng dụng của “phép phản biện" trong nghiên cứu khoa học.

Có thể xác định nghiên cứu khoa học như là một quá trình thử nghiệm giả thuyết.

Bước thứ nhất: Khởi đầu, nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa một giả thuyết đảo tức là một giả thuyết ngược lại với những gì mà nhà nghiên cứu tin là sự thật. Thí dụ trong một nghiên cứu lâm sàng, gồm hai nhóm bệnh nhân: một nhóm được điều trị bằng thuốc A, và một nhóm được điều trị bằng Placebo (giả dược), nhà nghiên cứu có thể phát biểu một giả thuyết đảo rằng sự hiệu nghiệm thuốc A tương đương với sự hiệu nghiệm của placebo (có nghĩa là thuốc A không có tác dụng như mong muốn).

Bước thứ hai: Kế đến, nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa một giả thuyết phụ tức là một giả thuyết mà nhà nghiên cứu nghĩ lả sự thật và điều cần được "chứng minh" bằng dữ kiện. Chẳng hạn như trong ví dụ trên đây, nhà nghiên cứu có the phát biểu giả thuyết phụ rằng thuốc A có hiệu nghiệm cao hơn placebo.

Bước thứ ba: sau khi đã thu thập đầy đủ những dữ kiện liên quan, nhà nghiên cứu dựng một hay nhiều phương pháp thống kê để kiểm tra xem trong hai giả thuyết trên, giả thuyết nào được xem là khả dĩ. Cách kiểm tra này được tiến hành để trả lời câu hỏi: nếu giả thuyết đảo đúng, thì xác suất mà những dữ kiện thu thập được phù hợp với giả thuyết đảo là bao nhiêu. Giả trị của xác suất nảy thường được đề cập đến trong các báo cáo khoa học bằng kí hiệu Pvalue. Điều cần chú ý ở đây là nhà nghiên cứu không thử nghiệm giả thuyết khác, mà chỉ thử nghiệm giả thuyết đảo mà thôi.

Bước thứ tư: Quyết định chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết đảo, bằng cách dựa vào giá trị xác suất trong bước thứ ba. Chẳng hạn như theo truyền thống lựa chọn trong một nghiên cứu y học, nếu giá trị xác suất nhỏ hơn 5% thì nhà nghiên cứu sẵn sàng bác bỏ gả thuyết đảo: sự hiệu nghiệm của thuốc A khác với sự hiệu nghiệm của placebo. Tuy nhiên, nêu giá trị xác suất cao hơn 5% thì nhà nghiên cứu chỉ có thể phát biểu rằng chưa có bằng chứng đầy đủ để bác bỏ giả thuyết đảo và điều này không có nghĩa rằng giả thuyết đảo là đúng, là sự thật. Nói một cách khác, thiếu bằng chứng không có nghĩa là không có bằng chứng.

Bước thứ năm: Nếu giả thuyết đảo bị bác bỏ, thì nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận giả thuyết phụ. Nhưng vấn đề khởi đi từ đây, bởi vì có nhiều giả thuyết phụ khác nhau. Chẳng hạn như so sánh với giả thuyết phụ ban đầu (A khác với Placebo), nhà nghiên cứu có thể đặt ra nhiều giả thuyết phụ khác nhau như sự hiệu nghiệm của thuốc A cao hơn Placebo 5%, 10% hay nói chung X%. Nói tóm lại, một khi nhà nghiên cứu bác bỏ giả thuyết đảo, thì giả thuyết phụ được mặc nhiên công nhận, nhưng nhà nghiên cứu không thể xác định giá thuyết phụ nào là đúng với sự thật.

Trong khoa học thực.nghiệm (như y khoa, sinh học, nông nghiệp...), hầu hết các công trình nghiên cứu đều bắt đầu bằng một giả thuyết và chấm dứt bằng một kết luận. Ở giữa hai đoạn mở đầu và kết thúc đó là những phương pháp nghiên cứu, kết quả hay số liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, và cách diễn dịch số liệu. Tất cả các khâu này đều có quan hệ với nhau một cách mật thiết. Phương pháp nghiên cứu không đúng sẽ dẫn đến hậu quả là số liệu thu thập sẽ không cỏ giá trị hay không phù hợp, và từ đó kết luận dựa trên số liệu có thể sai lầm. Do đó, tất cả các phần giả thuyết phương pháp nghiên cứu, cách xử lý dữ kiện và số liệu cũng như phân kết luận đều có thể đặt dưới lăng kính của phân biện khoa học.

Nói tóm lại, phép phản biện là một hành trang không thể thiếu cho một người làm khoa học. Nó bắt chúng ta phải "hoài nghi" một thuyết, và bằng phương pháp khoa học đó có thể đi đến bác bỏ hay ủng hộ nó. Một giả thuyết không nhất thiết là phải “bị bác bỏ” nhưng phải có đặc tính “có thể bị bác bỏ”, nếu không thì cần phải đặt vấn đề là một giả thuyết “ngụy khoa học”. Chẳng hạn, Sinh học Tiến hoá là một nghiên cứu về những biến đổi di truyền trong các quần thể, vì vậy nghiên cứu này không thế bị bác bỏ được, chỉ đơn gàn là sự hiện hữu của nó như là hoá học, lý học hay vũ trụ học vậy. Sự tiến hoá là một thuật ngữ áp dụng cho một nhóm đông các giả thuyết và lý thuyết về sự biến đổi di truyền mà các kết quả thay đổi theo thời gian. Tất cả các giả thuyết và lý thuyết này đều có thể thử nghiệm được và vì vậy mà có thể bác bỏ chúng bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Chọn lọc tự nhiên chẳng hạn, có lẽ trong nhiều thập niên tới và nhiều thế kỷ tới không chắc gì có thể bác bỏ được những ý tưởng nghiên cứu này, tuy thế nhưng chúng sẽ vẫn còn có thế kiềm nghiệm được và vì vậy nó vẫn có thể bị bác bỏ được và vì vậy vẫn có tính khoa học. Khoa học không phải sinh ra để chứng minh được mọi thứ? Mục đích của khoa học là để thử hỗ trợ hay loại trừ các ý tưởng bằng những bằng chứng hiện hữu. Mọi giả thuyết và lý thuyết đều tiếp cận bờ vực của sự sai lầm và vì thế vẫn có thể thử nghiệm được... như là những ý tưởng đa dạng của sự tiến hóa vậy.

Nguồn[sửa]

  • Nguyễn Văn Tuấn, Tạp chí Tia Sáng

Đọc thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này