Phục hồi sau bệnh viêm phổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm phổi là căn bệnh nhiễm trùng gây viêm các túi khí ở một hoặc cả hai lá phổi. Khi bị viêm, các túi khí có thể chứa đầy dịch, khiến bệnh nhân bị ho, sốt, ớn lạnh và khó thở. Viêm phổi có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và thuốc ho, mặc dù trong một số trường hợp - đặc biệt là người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh và người già – buộc phải nhập viện. [1] Mặc dù bệnh viêm phổi có thể nghiêm trọng nhưng người khỏe mạnh có thể hoàn toàn bình phục trong vòng 1-3 tuần.[2]

Các bước[sửa]

Khám Bác sĩ[sửa]

  1. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo. Người khỏe mạnh mới bị viêm phổi có thể giống như bị cúm hoặc cảm lạnh nặng. Sự khác biệt lớn nhất chính là nếu bị viêm phổi, cảm giác bị bệnh sẽ kéo dài lâu hơn. Nếu bị ốm trong một thời gian dài, bạn có thể bị viêm phổi. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng viêm phổi là rất quan trọng. Triệu chứng cụ thể sẽ khác nhau đối với từng người, nhưng các triệu chứng thường gặp gồm một hoặc tất cả các triệu chứng sau:[3]
    • Sốt, ra mồ hôi và ớn lạnh
    • Ho, có thể ho ra đờm
    • Đau ngực khi thở hoặc ho
    • Khó thở
    • Mệt mỏi
    • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
    • Lú lẫn
    • Đau đầu
  2. Đi khám bác sĩ. Nếu bị những triệu chứng trên và bị sốt trên 39°C, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.[4]
  3. Xét nghiệm để xác định liệu thực sự bạn có bị viêm phổi hay không. Nếu bạn mắc bệnh viêm khổi, bác sĩ hoặc sẽ khuyên điều trị hoặc đề nghị nhập viện trong một số trường hợp. Khi đi khám, bạn có thể cần được kiểm tra sức khỏe và có thể chuyển sang một số xét nghiệm khác.[5]
    • Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe phổi, đặc biệt là nghe các âm thanh tanh tách, sùng sục và ầm ầm khi bạn hít vào hoặc âm thanh bất thường ở một số vị trí trên phổi khi bạn thở. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang.
    • Lưu ý rằng viêm phổi là bệnh do vi rút và chưa có cách điều trị. Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết phải làm gì trong trường hợp này.
    • Đối với trường hợp nhập viện, bạn sẽ được uống thuốc kháng sinh, truyền dịch và có thể sử dụng liệu pháp oxy để điều trị viêm phổi.

Giai đoạn Phục hồi[sửa]

  1. Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi ở nhà. Viêm phổi được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc kháng sinh, thường là Azithromycin, Clarithromycin hoặc Doxycycline. Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc kháng sinh cụ thể dựa trên độ tuổi và bệnh án của bạn.[6] Sau khi nhận toa thuốc từ bác sĩ, hãy đem nó đến hiệu thuốc để mua thuốc ngay lập tức. Uống thuốc kháng sinh kê toa từ bác sĩ đủ thời gian quy định và làm theo hướng dẫn ghi trên lọ thuốc, trừ khi có hướng dẫn khác từ bác sĩ, là điều vô cùng quan trọng.[7]
    • Ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn, dừng uống thuốc kháng sinh sớm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có khả năng kháng với thuốc.[8]
  2. Uống thuốc từ từ và thoải mái. Đối với người khỏe mạnh, các loại thuốc kháng sinh kê toa từ bác sĩ thường giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trong khoảng 1-3 ngày. Trong những ngày đầu phục hồi, nghỉ ngơi nhiều và uống nước nhiều là rất quan trọng. Ngay cả khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn, bạn cũng không nên cố gắng quá sức vì hệ thống miễn dịch đang trong quá trình phục hồi. Nên lưu ý điều này vì cố gắng quá sức có thể dẫn đến tái phát viêm phổi.
    • Uống các loại chất lỏng (đặc biệt là nước) sẽ giúp tiêu hủy chất nhầy trong phổi.
    • Uống thuốc kháng sinh kê toa đủ thời gian quy định.
  3. Ăn những thực phẩm lành mạnh. Ăn thực phẩm tốt không thể chữa khỏi viêm phổi nhưng chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình phục hồi bình thường. Nên thường xuyên ăn hoa quả và các loại rau củ nhiều màu sắc vì chúng chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng và giúp bạn mau hồi phục. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng quan trọng không kém vì chúng là nguồn cung cấp nhiều cacbon-hydrat, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng năng lượng. Cuối cùng, nên thêm thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn. Protein cung cấp cho cơ thể các loại chất béo chống viêm. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có kế hoạch thay đổi đáng kể chế độ ăn uống.
    • Thử ăn yến mạch và gạo lứt để bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn.
    • Thử ăn các loại đậu, đậu lăng, thịt gà không da và cá để bổ sung protein vào chế độ ăn. Tránh các loại thịt nhiều mỡ như thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
    • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm và làm loãng chất nhầy trong phổi của bạn.
    • Một số nghiên cứu cho thấy vitamin D giúp phục hồi sau bệnh viêm phổi, mặc dù điều này vẫn chưa được chứng minh.
    • Súp gà là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều nước, chất điện giải, protein và rau củ.
  4. Tái khám nếu cần thiết. Một số bác sĩ (không phải tất cả) sẽ lên lịch khám theo dõi. Khám theo dõi thường sẽ diễn ra một tuần sau lần khám đầu tiên để đảm bảo các loại thuốc kháng sinh kê toa đang phát huy hiệu quả. Nếu không cảm thấy bất kỳ sự cải thiện nào sau một tuần uống thuốc, bạn nên gọi cho bác ngay lập tức để sắp xếp lịch khám theo dõi.
    • Thời gian phục hồi sau bệnh viêm phổi bình thường là 1-3 tuần, mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn sau vài ngày uống kháng sinh.
    • Triệu chứng vẫn kéo dài trong một tuần sau khi bắt đầu uống thuốc kháng sinh có thể là dấu hiệu bạn vẫn chưa hồi phục. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
    • Sau khi điều trị bằng kháng sinh mà vẫn chưa hết nhiễm trùng, bệnh nhân có thể vẫn được yêu cầu tái nhập viện.

Quay trở lại Hoạt động Bình thường[sửa]

  1. Từ từ bắt đầu lại hoạt động thường ngày dưới sự cho phép của bác sĩ. Lưu ý rằng bạn sẽ dễ dàng bị kiệt sức, vì vậy bạn nên bắt đầu một cách từ từ. Cố gắng dậy khỏi giường và hoạt động nhưng không được để bản thân bị đuối sức. Bạn có thể tăng dần lên một hoặc hai hoạt động hàng ngày để tạo cơ hội cho cơ thể hồi phục hoàn toàn.[9]
    • Có thể bắt đầu với các bài tập hít thở đơn giản trên giường. Hít sâu và nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra bằng miệng hơi khép lại.
    • Tăng hoạt động bằng cách đi bộ một đoạn ngắn xung quanh nhà. Nếu cảm thấy không bị đuối sức, có thể tăng khoảng cách đi bộ.
  2. Bảo vệ bản thân và hệ miễn dịch. Hãy nhớ rằng trong quá trình phục hồi sau bệnh viêm phổi, hệ miễn dịch vẫn đang trong trạng thái suy yếu. Vì vậy, nên bảo vệ hệ miễn dịch đang suy yếu bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh và tránh các khu vực đông người như trung tâm mua sắm hoặc chợ.
  3. Cẩn trọng khi trở lại trường học hoặc nơi làm việc. Do nguy cơ nhiễm trùng nên bạn không nên trở lại trường học hoặc nơi làm việc cho đến nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường và không còn ho ra đờm. Ngoài ra, nên lưu ý rằng hoạt động quá sức sẽ tăng nguy cơ tái phát viêm phổi.

Lời khuyên[sửa]

  • Chích ngừa cúm vào mỗi mùa thu. Thuốc tiêm phòng cúm có sẵn ở các tiệm thuốc và có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây