Ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng/1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải hệ thần kinh chỉ hoạt động với hai phương thức như nhà bác học Páp-lốp đã nêu? Câu trả lời: Hệ thần kinh không chỉ hoạt động với hai phương thức đó mà còn với ba phương thức nữa dành cho các hệ thần kinh cao cấp. Hệ thần kinh ghi nhớ như thế nào?Có một nguyên lý của thế giới tự nhiên giải thích được cho những điều đó và không chỉ như vậy, nó còn giải thích được từ những cái ở tầm vĩ mô như sự tập trung với mật độ vật chất rất cao trong các hố đen, sự nở ra của vũ trụ đến những cái bình thường như tác dụng của các loại gia vị lên thức ăn, cơ chế tác động của các chất tẩy rửa, giả thích được sự hình thành bọt khí ở đầu quả trứng gà, giải thích được tại sao chất độc, trong một số trường hợp lại có lợi còn chất bổ khi dùng quá liều lại có hại. Bản chất của hiện tượng lão hóa cũng được nhìn dưới một góc độ mới để thấy rằng hiện tượng lão hóa không chỉ có trong cơ thể sống mà còn trong các chất hữu cơ vô sinh khác,v.v...Nguyên lý đó là nguyên lý của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng.

Các chân lí khoa học luôn tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Quá ttrình nhận thức khoa học là quá trình đưa tư tưởng khoa học tiến đến chân lí khoa học. Tư tưởng khoa học là một nhân tố chủ quan được xây dựng từ các quan niệm khoa học, mà các quan niệm đó lại được xây dựng trên các quan điểm khoa học. Khi các quan niệm được xây dựng mà chưa có đủ các quan điểm để đảm bảo tính đúng đắn cho chúng thì các tư tưởng khoa học được xây dựng từ chúng cũng sẽ thiếu đi sự chính xác khi các tư tưởng đó nhằm phản ánh các nguyên lí và cao hơn là các chân lí khoa học. Vì vậy chúng ta có những tư tưởng khoa học đúng, gần đúng hoặc sai lệch. Trong khi chưa có một tư tưởng khoa học đúng đắn thì những tư tưởng gần đúng có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức bởi các chân lý khoa học không phải luôn sẵn sàng cho việc nhận thức chúng. Quá trình nhận thức là quá trình đúng dần.Trong quá trình phát triển của khoa học, những tư tưởng khoa học càng gần với các chân lí khoa học thì giúp ích cho sự phát triển khoa học càng nhiều. Lịch sử phát triển của loài người cũng là lịch sử của quá trình nhận thức.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bậc phát triển của quá trình nhận thức khoa học, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển rầm rộ của khoa học trong thế kỷ 20 và vẫn là một động lực chính cho sự phát triển khoa học. Nền tảng cho sự phát triển khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong thời gian qua là quan niệm vạn vật trong vũ trụ là vật chất, vật chất luôn vận động và vận động là thuộc tính của vật chất, năng lượng cũng là một dạng vật chất. Đây là một quan niệm gần đúng, bởi nếu đúng thì nó sẽ giải thích được thuyết Big Bang, giải thích được tại sao vật chất có thể tập trung với mật độ vô cùng lớn trong các hố đen của vũ trụ, nó sẽ cho biết tại sao vật chất tồn tại ở ba thể là khí, rắn và lỏng. Nó bỏ qua vai trò to lớn của năng lượng khi coi năng lượng là một dạng vật chất mặc dù đã gán cho năng lượng thêm yếu tố vật chất đặc biệt. Do mang tính gần đúng cho nên quan niệm này không tránh khỏi sự khiên cưỡng trong việc giải thích sự vận động của vật chất. Để tìm một cái gì đó khả dĩ đúng hơn, tác giả bài viết này, một người chỉ có sự đam mê với khoa học đã gắng công để tìm một con đường mới, tìm một cái gì đó có tính phổ quát. Tập hợp những khám phá, những suy luận từ thực tế, tác giả đã xây dựng được một công trình nghiên cứu khoa học với hai nội dung chính là nghiên cứu về hoạt động của hệ thần kinh và nghjieen cứu về vai trò của vật chất và năng lượng và mối quan hệ của chúng. Do công trình được thể hiện dưới dạng một cuốn sách không phù hợp với khuôn khổ của một bài báo cho nên tác giả không thể trình bày ở trang này được, vì vậy tác giả xin viết bài này để tóm lược những điểm chính mà tác giả đã nghiên cứu và xây dựng. Tác giả hy vọng có thể đem đến một cái nhìn khác để độc giả hiểu về thế giới tự nhiên với những quan niệm, những góc nhìn mới, bao gồm cả những quan niệm khác với những quan niệm phổ biến hiện nay. Tác giả mong muốn được trao đổi, được thảo luận với bạn đọc để chúng ta hiểu hơn về thế giới tự nhiên.

I. Quan niệm mới về vật chất và năng lượng.[sửa]

Quá trình nhận thức của loài người về vật chất đã chuyển dần từ nhận thức đơn giản đến nhận thức sâu sắc hơn và đúng đắn hơn. Từ xưa con người đã cho rằng vật chất gồm có các vật thể và các chất. Nhận thức về các vật thể không có nhiều sự thay đổi trong lịch sử nhận thức, nhưng nhận thức về chất đã có nhiều sự đổi thay, từ chỗ cho rằng các chất bao gồm lửa, nước, đất đá, gỗ, kim loại đến chỗ xác định được rằng các chất là các nguyên tố hoá học có cấu tạo từ các nguyên tử. Từ chỗ cho rằng các nguyên tử là các cấu trúc vật chất nhỏ nhất không thể phân chia đến chỗ xác định được rằng nguyên tử lại được hình thành từ các cấu trúc nhỏ hơn nữa, có nghĩa là nguyên tử cũng phân chia được. Từ ngữ không thay đổi, nhưng nội dung của khái niệm vật chất đã thay đổi để chứa đựng ý nghĩa mới. Và bắt đầu từ đây, khái niệm vật chất không chỉ còn là các vật thể và các chất, nó bao hàm một ý nghĩa lớn lao hơn, sâu sắc hơn, vật chất là một bản thể của vũ trụ. Những cái mà chúng ta vẫn gọi là vật chất từ xưa đến nay là các vật thể và các chất, đều là những dạng tồn tại của vật chất được gọi chung là các cấu trúc vật chất. Cấu trúc vật chất là hình thức biểu thị cho sự tồn tại của vật chất. Và để tồn tại ở hình thức biểu thị này, vật chất cần một yếu tố có quan hệ với nó đó là năng lượng. Thực tế, vạn vật trong vũ trụ được hình thành bởi hai yếu tố cơ bản là vật chất và năng lượng. Vật chất và năng lượng là hai khái niêm, hai phạm trù triết học riêng nhưng có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Chúng là hai bản thể của vũ trụ. Vật chất luôn vận động, nhưng vận động không phải là thuộc tính của vật chất. Vật chất, với các cấu trúc của nó, là nơi trú ngụ và phát huy tác dụng của năng lượng, còn năng lượng giúp cho vật chất có cấu trúc và làm cho các cấu trúc đó vận động. Mối quan hệ này vì vậy trở nên đặc biệt. Không có năng lượng thì vật chất không có cấu trúc và sự vận động. Ngược lại, không có vật chất thì năng lượng không có nơi cư trú và phát huy tác dụng của nó. Đây là nguyên lý và cũng là ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng.

Quan niệm cho rằng vật chất và năng lượng là hai yếu tố riêng, hai bản thể của vũ trụ có mối quan hệ đặc biệt khăng khít, vật chất ( nói chính xác hơn là các cấu trúc vật chất ) là nơi cư trú và phát huy tác dụng của năng lượng, còn năng lượng giúp cho vật chất có cấu trúc và sự vận động, không có vật chất thì không có nơi trú ngụ cho năng lượng hay có cái mang năng lượng và ngược lại, không có năng lượng thì vật chất không có cấu trúc và sự vận động là một quan niệm có thể giúp giải thích được những điều nói trên. Từ trước tới nay, khoa học nói chung và triết học nói riêng thường chỉ đề cập tới vai trò làm cho các cấu trúc vật chất vận động mà không chú ý tới vai trò tạo cho vật chất có cấu trúc của năng lượng. Đây là cái nhìn phiến diện về một bản thể của vũ trụ. Nguyên nhân của cái nhìn phiến diện này xuất phát từ mối quan hệ khăng khít giữa năng lượng và vật chất. Sự khăng khít khiến cho nhân loại đã nghĩ rằng năng lượng là vật chất mà biểu hiện cô đọng nhất là công thức Q = mc2 của Anh-xtanh. Thực tế đây chỉ là quan hệ tương đương chứ không phải quan hệ bằng.

Tác dụng tạo cho vật chất có cấu trúc của năng lượng thể hiện ở chỗ năng lượng tạo ra lực liên kết. Với các tác dụng khác nhau của năng lượng mà vật chất có các dạng liên kết khác nhau. Có hai dạng liên kết cơ bản là liên kết vật lý và liên kết hoá học. Liên kết vật lý tạo ra các cấu trúc vật chất không có tổ chức hoặc tổ chức thấp. Liên kết hoá học tạo ra các cấu trúc vật chất có tính tổ chức. Liên kết vật lý được thức hiện bởi các lực hấp dẫn, lực điện tích trái dấu, lực từ. Liên kết hoá học được thực hiện bởi lưới lực điện từ. Trong một cấu trúc vật chất có thể tồn tại đồng thời cả hai hình thức liên kết này.

Để có thể đi sâu vào những vấn đề mới này, trước hết, chúng ta cần thống nhất về khái niệm “ cấu trúc vật chất” . Khái niệm “ cấu trúc vật chất” không chỉ giới hạn trong phạm vi các nguyên tử, các nguyên tố, các hợp chất hoá học, các vật thể được xác định bằng các giác quan hay các phương tiện kỹ thuật và giữa các thành phần của chúng có những mối liên kết hoá học hay cơ học để có một tổ chức nào đó. Khi khái niệm “ cấu trúc vật chất” bị giới hạn như vậy thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng làm giới hạn số lượng cũng như loại cấu trúc vật chất, đặc biệt là các cấu trúc vật chất vô cùng nhỏ, thậm chí chúng ta còn dễ dàng cho rằng các cấu trúc vật chất có mối liên kết bám dính không phải là các cấu trúc vật chất như các mẩu giấy bị quản bút nhựa hút khi quản bút nhựa đã được sát lên len dạ…Khái niệm cấu trúc vật chất trong quan niệm mới này được hiểu rất rộng. Một hạt bụi bám vào bức tường thì bức tường và hạt bụi làm nên một cấu trúc vật chất. Giọt sương bám ở đầu ngọn cỏ thì giọt sương và ngọn cỏ cũng tạo nên một cấu trúc vật chất. Nói cụ thể hơn, một cấu trúc vật chất là một tập hợp vật chất có liên kết mà sự liên kết đó đủ để chống lại một số tác động phá hoại cấu trúc từ bên ngoài. Quan niệm như vậy không chỉ mở rộng các hình thức liên kết tạo ra các cấu trúc vật chất mà còn không giới hạn số lượng hoặc số loại cấu trúc vật chất. Các nguyên tố hoá học, các vật thể, các hạt siêu nhỏ hoặc vô cùng nhỏ như nơ tri nô, các lượng tử ánh sáng cho đến các vật thể to lớn như các ngôi sao, các hành tinh, các hố đen, thậm trí khi tất cả vật chất trong vũ trụ tập hợp lại thành một vật thể đều là các cấu trúc vật chất. Bằng sự sắp xếp có trật tự trong cấu trúc, chúng ta có các cấu trúc vật chất có tổ chức, Bằng sự sắp xếp không có trật tự ( tất nhiên vẫn phải có liên kết ) ,chúng ta có các cấu trúc vật chất không có tính tổ chức. Việc tạo nên các cấu trúc có hay không có tổ chức bắt nguồn từ hình thức liên kết của các cấu trúc vật chất thành viên. Khi các cấu trúc vật chất thực hiên liên kết xuyên tâm thì vị trí liên kết có thể ở bất kì chỗ nào trên bề mặt ngoài của các thành viên, do đó sự sắp xếp các thành viên không đòi hỏi phải xác định vị trí. Đây là hình thức liên kết vật lí. Năng lượng đã tạo ra lực liên kết có đường tác dụng xuyên qua khối tâm của các thành viên, gắn kết các thành viên bằng lực hút. Nhưng không phải tất cả các cấu trúc vật chất thực hiện việc liên kết các thành viên của chúng bằng liên kết xuyên tâm là các cấu trúc không có tổ chức. Có hai yếu tố bắt buộc các cấu trúc vật chất liên kết xuyên tâm có sự tổ chức trong cấu trúc của nó, đó là hình dạng và các mức năng lượng của từng thành viên .Hình dạng của các thành viên xác định vị trí liên kết sao cho cường độ liên kết đạt mức cao nhất .Dạng, loại và mức năng lượng tạo ra tương tác giữa các thành viên làm hạn chế tính ngẫu nhiên trong sắp xếp, làm cho cấu trúc vật chất được tạo ra có một trật tự nào đó. Hai thanh nam châm hút nhau bằng lực từ xuyên tâm nhưng trái cực.Các prôtôn và êlectrôn liên kết với nhau bằng lực điện tích trái dấu xuyên qua tâm hạt nhân nguyên tử và các điện tử, nhưng các prô tôn ở trong hạt nhân, còn các điện tử luôn ở bên ngoài hạt nhân và tạo thành các lớp tuỳ theo mức năng lượng của các điện tử. Các nguyên tử của các nguyên tố hoá học là các cấu trúc vật chất có tổ chức.

Tính tổ chức trong các cấu trúc liên kết xuyên tâm ( hay liên kết vật lý ) này không cao khi chúng có những đặc điểm sau :

-Tính tổ chức không chi phối toàn bộ các thành viên trong cấu trúc.

Khi trong cấu trúc tồn tại một hoặc mốt số thành viên liên kết xuyên tâm một cách tuỳ tiện thì trật tự của các thành viên có thể thay đổi. Điều này có nghĩa là có thể tạo ra nhiều các cấu trúc khác nhau từ cùng một số cấu trúc thành viên. Nhưng nếu các cấu trúc đó không mang lại những tính chất khác nhau thì việc tạo ra những cấu trúc như vậy sẽ không có nhiều ý nghĩa.

-Một số thành viên trong cấu trúc chịu sự tác động từ bên ngoài để tạo nên tính tổ chức cho cấu trúc.

Các điện tử trong một lõi sắt từ chuyển động hỗn loạn khiến lõi sắt từ không hút được sắt, nhưng khi cho dòng điện chạy qua ống dây dẫn bao quanh lõi sắt từ, các điện tử chuyển động có hướng tạo ra tác dụng từ cho lõi sắt, biến lõi sắt thành nam châm. Tính chất này chấm dứt khi dòng điện trong ống dây bị ngắt. Nói chung, khi các cấu trúc vật chất có thể thay đổi tổ chức và kéo theo sự thay đổi tính chất tác dụng thì chúng sẽ có những ý nghĩa nào đó khi chúng ta khai thác những tính chất, tác dụng này.

Liên kết hoá học khác với liên kết vật lí ở chỗ các thành viên liên kết với nhau không phải bằng lực liên kết xuyên tâm mà bằng sự liên kết một số thành viên nằm ở bề mặt ngoài của cấu trúc này với một số thành viên nằm ở bề mặt ngoài của cấu trúc kia thông qua liên kết xuyên tâm giữa các thành viên đó với nhau và với điều kiện đường tác dụng của các lực này không trùng với đường xuyên qua khối tâm của các cấu trúc chính. Cũng có thể nói là khi các cấu trúc vật chất thực hiện liên kết hoá học, chúng đã thực hiện việc cài xen các thành viên ở bề mặt ngoài của chúng vào nhau. Đây là điểm khác với liên kết vật lí bởi trong liên kết vật lí,giữa bề mặt ngoài của các cấu trúc tồn tại khoảng cách,còn trong liên kết hoá học, khoảng cách này là không có.

Do các thành viên ở bề mặt ngoài của cấu trúc không liên kết được hoặc liên kết không đồng thời với toàn bộ các thành viên ở bề mặt ngoài của cấu trúc đối tác nên các vị trí liên kết trong liên kết hoá học không xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên bề mặt của một thành viên. Nói cách khác, các vị trí liên kết trong liên kết hoá học được định vị, điều này làm cho các cấu trúc mới được tạo ra có sự sắp xếp các thành viên của nó, hình thành nên tính tổ chức cho cấu trúc. Sự thay đổi tổ chức xuất hiện khi trên bề mặt cấu trúc có thể cho nhiều vị trí khác nhau để thực hiện một loại liên kết, và đây là tính biến đổi trong liên kết hoá học nếu sự thay đổi này có thể đem đến sự thay đổi tính chất, tính năng,tác dụng cho cấu trúc đó. Có thể đánh giá rằng về mặt số lượng thì sự biến đổi trong liên kết vật lí nhiều hơn trong kiên kết hoá học, nhưng sự biến đổi trong liên kết hoá học mang đến nhiều sự thay đổi tính chất hơn cho cho các cấu trúc so với liên kết vật lí.

Các mối liên kết có thể là bền vững hoặc không bền. Mức độ bền vững của liên kết gọi là độ bền của liên kết. . Trong liên kết vật lý, độ bền của các cấu trúc hay độ bền của các mối liên kết giữa các thành viên phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết. Cường độ của lực liên kết phụ thuộc vào mức năng lượng trong các thành viên và khoảng cách giữa chúng. Một đặc điểm của các cấu trúc vật chất được tạo bởi liên kết vật lý là khi tăng mức năng lượng tạo ra liên kết thì thì cấu trúc đó có thể bị co lại, thể tích của cấu trúc vật chất đó bị giảm xuống và ngược lại. Niu-tơn đã cho chúng ta công thức để tính toán về độ bền liên kết của các vật thể có khối lượng bằng định luật vạn vật hấp dẫn. Khi thay đổi một trong hai yếu tố này sẽ làm thay đổi cường độ của lực liên kết, do đó sẽ làm thay đổi độ bền của liên kết. Độ bền của liên kết hoá học không phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết xuyên qua khối tâm của các thành viên chính mà phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết các thành phần tạo nên liên kết cho cấu trúc. Lực này, về bản chất cũng là lực tạo nên liên kết vật lí, nhưng chỉ có tác dụng cho những thành phần liên kết. Có thể nói rằng trong các cấu trúc vật chất liên kết hoá học có các mối liên kết vật lí, hay các liên kết hoá học được thực hiện thông qua liên kết vật lí. Vì vậy, cũng có những đặc điểm trong liên kết vật lí được thể hiện trong liên kết hoá học. Liên kết vật lí là liên kết cơ bản. Các cấu trúc vật chất đươc tạo ra có thể có đồng thời cả hai loại liên kết trên đây.

Trong liên kết hoá học, nếu các thành phần tham gia liên kết thực hiện được việc liên kết đồng thời với nhiều thành viên với nhau, tạo nên một mạng lưới mà mỗi mắt lưới là một thành phần tham gia liên kết thì độ bền của liên kết sẽ tăng lên. Đây là cơ sở cho độ bền hoá học của các cấu trúc vật chất. Độ bền này đặc biệt được nâng cao khi mạng lưới được khép kín và bao quanh toàn bộ cấu trúc.

Hình thức liên kết hoá học không phải luôn được tạo ra từ các phản ứng hoá học và cũng không phải chỉ có các phản ứng hoá học mới tạo ra được các mối liên kết hoá học( với những phản ứng có tính kết hợp giữa các chất). Một cấu trúc chính (như nước đóng băng) cũng có liên kết hoá học. Tuỳ từng trường hợp và tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chúng ta xác định ý nghĩa của hình thức liên kết hoá học theo nghĩa rộng hay hẹp, nhấn mạnh hay giảm nhẹ ý nghĩa của các đặc điểm, các tính chất của liên kết theo một chiều hướng nào đó. Nói chung, liên kết hoá học không phải chỉ có trong phạm vi các cấu trúc vật chất là các nguyên tố hoá học, nhưng với các nguyên tố hoá học thì nó mang tính phổ biến và dễ nghiên cứu. Mặt khác, điều kiện để thiết lập mối liên kết hoá học là các lực liên kết không trùng với đường xuyên qua khối tâm của các thành viên chính, nên dạng năng lượng tạo ra liên kết hoá học là không cùng dạng với lực liên kết vật lí của các cấu trúc chính ( trong trường hợp này là lực hấp dẫn). Điều kiện này quy định và làm hạn chế số lượng các mối liên kết hoá học. Các mối liên kết hoá học không phải được thành lập giữa các thành viên bất kì , ở đây có sự chọn lọc các thành viên phù hợp với nhau ( chủ yếu là phù hợp về năng lượng) để tạo ra liên kết. Lực hấp dẫn tạo ra liên kết vật lí giữa bất kì cấu trúc nào miễn là chúng có khối lượng và khoảng cách thích hợp. Còn lực điện tích, lực từ, lực điện từ chỉ tạo ra một số mối liên kết giữa một số dạng cấu trúc nhất định. Lực hấp dẫn không tạo được liên kết hoá học. Lực điện từ có khả năng tạo được lưới lực điện từ cho nên nó có thể tạo nên liên kết hoá học. Ví dụ về tác dụng tạo nên cấu trúc cho vật chất có rất nhiều và rất dễ nhận ra, từ việc đánh phèn để lọc nước đến việc nấu canh cua. Cặn vôi bám vào xoong nồi khi nấu nước và việc tạo ra các nhũ đá trong các hang động đá vôi đều do tác dụng của năng lượng. Các lớp bùn trầm tích ghi lại dấu ấn của lịch sử phát triển sự sống đã hoá đá sau hàng triệu năm cũng bởi năng lượng. Tế bào chất trong các tế bào thần kinh hấp thụ năng lượng trong các kích thích thần kinh để tạo ra một cấu trúc nhớ cho hệ thần kinh. Các vết thương hở được cầm máu nhanh hơn các vết thương kín nhờ vào việc chúng được tiết xúc với nguồn năng lượng sẵn có trong không khí. Khi dùng vita min C nhiều thì nguy cơ tạo ra sỏi thận tăng lên bởi vitamin C là nguồn cung cấp năng lượng cho việc tạo sỏi thận. Các phân tử prôtêin để tạo ra tơ nhện hay tơ tằm hấp thụ năng lượng trong không khí để liên kết với nhau tạo thành sợi, điều mà trước đó khi còn trong bụng nhện hay bụng tằm chúng không thực hiện được vì không có năng lượng. Khi luộc trứng là khi các prôtêin trong trứng hấp thụ năng lượng (dưới dạng nhiệt năng) để tạo ra một khối vật chất ở thể rắn.

Một đặc điểm của các cấu trúc vật chất là chúng không có tính liên tục. Mỗi cấu trúc vật chất, dù nhỏ đến đâu, cũng đều được tạo ra từ các cấu trúc thành viên nhỏ hơn với một hình thức liên kết nào đó và có khoảng cách giữa các thành viên. Đây là một đặc điểm quan trọng giúp cho các cấu trúc có thể vận động, hấp thụ và giải phóng năng lượng.

Tính không liên tục của các cấu trúc vật chất có ý nghĩa rất quan trọng bởi trước hết, tính chất này tạo ra không gian, sau đó là tạo điều kiện để năng lượng có thể xâm nhập và nén vật chất lại. Vật chất càng được nén với mật độ càng cao thì tác dụng của năng lượng càng lớn bởi lúc đó sự tập trung của năng lượng cũng rất lớn, Sự thể hiện tác dụng của năng lượng lúc này là sức hút mạnh mẽ. Sức hút càng tăng thì vất chất bị nén càng chặt. Đây là quá trình tập trung năng lượng và vật chất của các hố đen trong vũ trụ nói riêng và toàn thể vũ trụ nói chung để sau đó tạo nên các vụ nổ Big bang. Khi nén vật chất, năng lượng làm cho khoảng không giữa các thành viên của cấu trúc, giữa các cấu trúc vật chất thu hẹp lại, tạo nên sự co lại của các cấu trúc vật chất.( còn tiếp)

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây