Quên đi nỗi đau trong quá khứ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quên đi nỗi đau trong quá khứ không phải là điều dễ dàng. Nếu thời gian đã trôi qua và bạn vẫn không thể nào tiến bước trong cuộc sống, bạn cần phải tiến hành phương pháp tiếp cận chủ động hơn. Bất kể là chuyện gì đã xảy ra cho bạn, bạn nên nhớ rằng bạn là người kiểm soát cuộc sống của mình và bạn có khẳ năng xây dựng tương lai tuyệt vời cho bản thân.

Các bước[sửa]

Chữa lành Bản thân[sửa]

  1. Vì lợi ích của bản thân, hãy tha thứ cho người khác. Khi bạn tha thứ cho người đã gây tổn thương cho bạn, bạn đang ban tặng cho mình món quà tuyệt vời. Bạn có thể nhận được lợi ích về mặt sức khỏe, bao gồm hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch, cũng như lợi ích về mặt tâm lý, bao gồm ít căng thẳng và ít gặp phải triệu chứng trầm cảm hơn. Đồng thời, cơ hội sở hữu mối quan hệ thành công hơn trong tương lai của bạn cũng sẽ gia tăng.[1]
    • Tha thứ cho người đã hành động sai trái với bạn là dấu hiệu của sự mạnh mẽ chứ không phải sự yếu đuối. Nó không có nghĩa là bạn phớt lờ hành vi gây tổn thương cho bạn, nhưng là bạn không cho phép chúng tiếp tục làm phiền bạn.
    • Tha thứ cho một người nào đó không nhất thiết là bạn phải hòa giải với người đó. Tùy thuộc vào tình huống, hành động này có thể sẽ không khả thi hoặc không phải là ý kiến hay. Thứ tha chỉ đơn giản là loại bỏ mọi sự oán giận mà bạn cảm nhận và bất kỳ khao khát muốn trả thù nào mà bạn đang sở hữu.
    • Cố gắng trở nên thông cảm và đồng cảm với người đã khiến bạn đau lòng cho dù điều này có khó khăn đến mức nào. Bạn cần phải hiểu rằng con người thường gây tổn thương cho người khác bởi vì họ cũng đang cảm thấy đau đớn.
    • Bạn nên tha thứ cho chính mình nếu bạn cũng có một phần trách nhiệm cho nỗi đau trong quá khứ. Điều quan trọng là bạn nên nhìn nhận trách nhiệm của bản thân, nhưng không nên đắm chìm trong nó. Hãy tha thứ cho bản thân thông qua sự cảm thông và thấu hiểu.[2]
  2. Ngừng cho phép bản thân trở thành nạn nhân. Mặc dù, nỗi đau trong quá khứ của bạn là do người khác gây nên, người đó không chịu trách nhiệm cho quyết định tiếp tục đắm chìm trong quá khứ của bạn. Bước đầu tiên để hồi phục là giành lại sự kiểm soát với cuộc sống của mình và hiểu rõ rằng bạn có khả năng biến tương lai của bản thân trở nên tốt đẹp hơn so với quá khứ.[2]
    • Nếu bạn tiếp tục đổ lỗi cho người đã gây tổn thương cho bạn khi gặp phải bất kỳ một điều tiêu cực nào trong cuộc sống, bạn đang cho phép người đó điều khiển bạn. Lần sau, khi suy nghĩ này xuất hiện, bạn nên có ý thức nhắc nhở bản thân rằng bạn mới chính là người kiểm soát. Sau đó, hãy cố gắng suy nghĩ về yếu tố tích cực mà bạn có thể thực hiện để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn.
    • Giành lấy sự kiểm soát trong sự hồi phục của chính mình sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Để ngừng cho phép người khác điều khiển hành động và cảm xúc của bạn, bạn nên thiết lập kế hoạch riêng về cách để bạn quên đi nỗi đau trong quá khứ. Bạn có thể tiếp nhận lời khuyên của người khác, nhưng nên nhớ nhắc nhở bản thân rằng bạn là người làm chủ cuộc sống của chính mình.[3]
  3. Lặp lại lời khẳng định tích cực với bản thân. Nếu nỗi đau trong quá khứ gây tổn hại cho lòng tự trọng của bạn, hãy dành một vài phút để suy nghĩ về một vài phẩm chất tích cực nhất của bạn. Sau đó, mỗi ngày, hãy nhắc bản thân nhớ rằng bạn là một người tuyệt vời và đáng được coi trọng.[4]
    • Khẳng định tình yêu đối với bản thân theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể hát về nó, viết về nó, nói to hoặc nói thầm điều này với chính mình. Tạo nên một tác phẩm nghệ thuật từ sự kết hợp của các từ ngữ khẳng định và cất giữ nó tại nơi mà bạn sẽ thường xuyên trông thấy.
  4. Bày tỏ cảm xúc của bản thân. Cho phép bản thân bộc lộ nỗi đau và sự tổn thương mà bạn đang cảm nhận sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản hơn. Bạn có thể viết về chuyện đã xảy ra trong nhật ký hoặc viết thư cho người đã khiến bạn đau lòng (nhưng đừng gửi nó đi). Trút hết bầu tâm sự sẽ giúp bạn xử lý cảm xúc và hiểu rõ lý do vì sao cảm giác đau đớn vẫn còn đeo bám bạn.[2]
  5. Nhìn lại quá khứ vì mục đích tích cực. Thông thường, nhìn lại quá khứ là hành động khá tiêu cực, nhưng nếu bạn lựa chọn thực hiện điều này vì lý do chính đáng, nó có thể giúp bạn vượt qua nỗi đau trong quá khứ. Nếu bạn luôn đắm chìm trong cảm giác tội lỗi hoặc trong những cảm xúc tiêu cực khác về bản thân, bạn nên kỹ lưỡng xem xét sự kiện trong quá khứ để tìm kiếm nguyên nhân gây nên cảm giác mà bạn đang trải nghiệm. Sau đó, cân nhắc mọi lý do vì sao cảm xúc tiêu cực của bạn lại không xuất phát từ sự thật.[5]
    • Biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình xem xét lại sự kiện đau buồn mà bạn không ngừng đổ lỗi cho chính mình một cách không cần thiết. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng bạn có trách nhiệm cho cuộc ly hôn của cha mẹ bạn hoặc rằng sự phản bội của người bạn yêu là do lỗi của bạn, nhìn lại sự kiện sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc hình thành suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn dành thời gian để phân tích tình huống, bạn sẽ nhận thấy rằng cảm xúc tiêu cực mà bạn đang nuôi dưỡng hoàn toàn không dựa trên sự thật.
    • Bạn nên cẩn thận trong việc đổ lỗi quá nhiều cho người khác. Mục tiêu của biện pháp này không phải là để bạn duy trì sự oán giận đối với người khác, mà là giúp bạn nhận thức nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân cũng như cách để ngăn ngừa cảm xúc này.
  6. Tìm kiếm sự hỗ trợ mà bạn cần. Tùy thuộc vào loại nỗi đau mà bạn đang cố gắng loại bỏ, bạn sẽ cần đến nhiều loại hình hỗ trợ khác nhau. Không nên kìm nén cảm xúc của bản thân nếu bạn đang cảm thấy như bị mắc kẹt trong chúng. Trò chuyện với một người nào đó sẽ giúp bạn sắp xếp cảm xúc của chính mình, và đôi khi, chỉ cần trút bầu tâm sự cũng đủ để bạn cảm thấy tốt hơn.[6]
    • Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân về cảm xúc của bản thân, nhưng nên nhớ lựa chọn người không liên quan đến vấn đề mà bạn đang phải đối phó. Người khác sẽ có thể trợ giúp bạn một cách tốt hơn nếu họ hoàn toàn là người không thiên vị.
    • Tìm kiếm nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề (ví dụ, nhóm người đã từng mất đi người thân hoặc đã từng gặp chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu).
    • Tìm kiếm bác sĩ trị liệu cá nhân hoặc trị liệu theo nhóm chuyên về lĩnh vực chữa trị nỗi đau và chấn thương trong quá khứ. Nhà trị liệu của bạn có thể giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc hình thành cảm xúc mà bạn đang trải nghiệm và tìm cách để vượt qua cảm giác tiêu cực.

Tiến bước[sửa]

  1. Tập trung vào yếu tố tích cực. Nếu bạn cho phép suy nghĩ và ký ức tiêu cực “gặm nhấm” bạn, bạn sẽ cảm thấy như thể cuộc sống của bạn không còn chỗ cho sự tích cực và niềm hạnh phúc. Thay vì để tình trạng này diễn ra, bạn nên tiếp cận vấn đề theo hướng ngược lại: lắp đầy cuộc sống của bạn với vô vàn điều tích cực đến nỗi không có chỗ cho sự tiêu cực.[2]
    • Khiến bản thân bận rộn với mục tiêu của mình, chẳng hạn như trong học tập hoặc trong công việc, hoặc với những điều khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, ví dụ như thực hiện công việc tình nguyện, hoặc dành thời gian chất lượng với bạn bè.
  2. Biến trải nghiệm đau đớn thành cơ hội để học tập. Điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực sẽ khá hữu ích trong việc giúp bạn tiến bước.[7] Bất kỳ người nào cũng từng gặp phải sự kiện đau đớn tại một thời điểm nào đó, nhưng tìm kiếm cơ hội cho sự phát triển cá nhân sẽ giúp bạn vượt qua nỗi đau của chính mình.[8]
    • Ví dụ, có lẽ là bạn cảm thấy đau lòng vì người bạn yêu đã chia tay bạn. Thay vì đắm chìm trong nỗi đau này, bạn nên cố gắng điều chỉnh nó theo kiểu: "Mình cảm thấy đau đớn vì mình đã đánh mất người mình yêu, nhưng mình đã học được rất nhiều điều từ mối quan hệ đó và mình có thể sử dụng bài học này cho mối quan hệ trong tương lai".
    • Lấy ví dụ khác, có lẽ là một người nào đó đã đối xử không tốt với bạn. Bạn có thể điều chỉnh trải nghiệm này thành "Người đó gây tổn thương cho mình, nhưng mình là người mạnh mẽ và kiên cường và hành vi của người đó sẽ không khiến mình phải phiền muộn".
  3. Để tâm đến suy nghĩ vẩn vơ. Khi bạn bắt đầu nghĩ về điều đã xảy ra, hãy nhẹ nhàng loại bỏ chúng khỏi tâm trí và nhắc nhở bản thân nhớ rằng bạn đang tập trung vào cuộc sống hiện tại của bản thân. Bạn có thể nhìn nhận ký ức đau buồn khi chúng xuất hiện, nhưng nhanh chóng thay thế chúng bằng lời nhắc nhở tích cực trong cuộc sống sẽ ngăn bạn đắm chìm trong chúng.[2]
    • Khi bạn đang bận tâm với suy nghĩ về quá khứ, bạn nên lặp lại câu nói này: "Mình đã có một quá khứ không vui, nhưng mình đang sống trong hiện tại và mình không có thời gian để lo lắng về quá khứ bởi vì mình đang tập trung vào _______."
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể dành một chút thời gian để liệt kê danh sách mọi yếu tố tích cực trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn lắp đầy tâm trí bằng suy nghĩ vui vẻ, bạn sẽ có thể loại bỏ sự tiêu cực.
  4. Cởi mở với người khác. Nếu bạn đã từng bị tổn thương trong quá khứ, sẽ dễ để bạn giả định rằng người khác cũng sẽ tiếp tục gây tổn thương cho bạn trong tương lai. Không may mắn thay, loại suy nghĩ này sẽ khiến bạn xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tức giận. Nếu bạn muốn phát triển mối quan hệ lành mạnh trong tương lai, bạn cần phải cố gắng hết sức để loại bỏ cơn giận của mình và tránh giả định về điều tồi tệ nhất ở người khác dựa trên những gì mà bạn đã gặp phải trong quá khứ.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Nuôi dưỡng sự thù hận với người khác sẽ khiến bạn lo lắng, chán nản, và tức giận. Trớ trêu thay, nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng cho người đó, vì vậy, nó thật sự sẽ không đem lại lợi ích gì cho bạn ngoài việc khiến bạn trở nên khốn khổ.[9]
  • Tùy thuộc vào tình huống, bạn có thể sẽ nhận được lợi ích từ phương pháp thiền có hướng dẫn hoặc liệu pháp nhận thức hành vi. Nhiều người đã nhận thấy rằng hoạt động tôn giáo cũng khá hữu ích.
  • Oán giận là trạng thái tinh thần có tính gây nghiện, và bạn cần phải nỗ lực để đối phó với cảm xúc tiêu cực. Đừng lùi bước và hãy cố gắng vượt qua khuôn khổ không lành mạnh này![9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây