Quên đi phiền muộn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Hầu như bất kỳ người nào cũng muốn vô tư và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày. Vấn đề ở đây là chúng ta đều có những ưu tư phiền muộn. Suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. May mắn thay bạn có thể quên đi nỗi lo âu và có được hạnh phúc cho riêng mình bằng nhiều cách. Như lời bài hát của Judy Garland có đoạn “Hãy quên nỗi phiền muộn đi, vui vẻ lên! Dẹp mọi ưu tư sang một bên.”

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Thay đổi quan đểm[sửa]

  1. Rời khỏi thành phố. Bạn nên rời khỏi nhà vài ngày. Không nhất thiết phải tốn nhiều tiền để đến những nơi có thắng cảnh đẹp. Đôi khi sự thay đổi địa điểm cũng làm bạn ngừng suy tư và quên đi nỗi lo âu. [1]
    • Đi thăm bạn bè ở tỉnh thành lân cận.
    • Về quê thăm người thân.
    • Lên mạng tìm địa điểm mới theo lời khuyên của người địa phương.
  2. Đi qua cánh cửa. Chúng ta đều trải qua tình huống này: Bạn sực nhớ rằng cần phải gọi cho công ty tín dụng, sau đó nhanh chóng xuống bếp lấy điện thoại. Đột nhiên, khi xuống bếp bạn lại không nhớ tại sao lại ở đây. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần bước sang căn phòng khác, chúng ta thường hay có xu hướng quên đi mọi thứ trong đầu. Vì thế bạn có thể tận dùng điều này để tạm quên đi những vấn đề hiện tại của mình.[2]
    • Khi có suy nghĩ tiêu cực, bạn chỉ cần đứng dậy và bước sang phòng khác.
    • Lặp lại hành động này mỗi khi có suy nghĩ tồi tệ.
  3. Loại bỏ ý nghĩ ra khỏi đầu. Nếu muốn quên điều gì đó, bạn có thể ép bản thân bằng cách “quên chủ động.” Giống như cách ghi nhớ thứ gì đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể luyện cách quên.[3]
    • Mỗi khi có suy nghĩ không tốt hiện ra, bạn cần loại bỏ ngay.
    • Bạn có thể nói rằng “Không. Mình sẽ không nghĩ về nó nữa.”
    • Lặp lại cách này nhiều lần. Cũng như khi nhớ điều gì đó, việc quên đi cần phải có nỗ lực rèn luyện và thời gian.
    • Bạn sẽ bắt đầu quên chi tiết của ký ức. Cuối cùng mọi thứ sẽ mờ dần theo thời gian.
  4. Ép bản thân cảm thấy buồn chán. Lặp lại suy nghĩ tiêu cực nhiều lần sao cho chúng trở nên nhàm chán. Phân tán ảnh hưởng của suy nghĩ tồi tệ bằng cách biến chúng thành thói quen. Cô lập ý nghĩ gây phiền nhiễu và không ngừng lặp đi lặp lại nhiều lần.[4]
    • Ví dụ, nếu bạn đang lo lắng về cách làm việc của mình, bạn có thể nói: “Mình sẽ bị sa thải. Mình sẽ bị sa thải, Mình sẽ bị sa thải.”
    • Khi lặp lại thường xuyên bạn sẽ thấy suy nghĩ này khá kỳ lạ, ngớ ngẩn và buồn cười.
    • Theo thời gian, ý nghĩ này sẽ không còn làm phiền bạn .
  5. Quan tâm đến lòng biết ơn. Suy nghĩ về những điều làm bạn biết ơn có thể giúp bạn quên đi phiền muộn.[5] Hình thành sự biết ơn giúp bạn chuyển từ trạng thái lo âu sang thái độ tích cực với thế giới xung quanh.
    • Mỗi khi gặp vấn đề, bạn nên ngừng lại và viết ra năm điều mà mình biết ơn.
    • Bạn có thể biết ơn gia đình, sức khỏe, nhà ở, kỷ niệm đẹp, hoặc cơ hội tốt.

Đi du lịch trong tâm trí[sửa]

  1. Đắm chìm vào thế giới tưởng tượng. Đọc sách hoặc xem phim là cách hiệu quả để quên đi nỗi phiền muộn. Bạn có thể chọn câu chuyện thú vị thuộc thể loại ưa thích của mình.[6]
    • Chọn cuốn sách (hoặc phim) có nội dung không quá phức tạp. Khi đó bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào khung cảnh tưởng tượng.
    • Tiểu thuyết dành cho thanh niên thường là sự lựa chọn lý tưởng vì những lý do sau: (1) chúng dễ đọc, (2) đa số được phát hành theo xê-ri, và (3) một vài truyện có ở dạng sách và phim.
    • Thử đọc Harry Potter, The Hunger Games, hoặc Twilight.
  2. Đến “nơi hạnh phúc.” Bạn có thể tạm thời gạt bỏ mọi phiền muộn bằng cách đưa tâm trí phiêu lưu đến “nơi hạnh phúc.” Đây có thể là nơi mà bạn đã đi, hoặc chưa. Đi đến nơi hạnh phúc trong vài phút cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng và quên đi những thứ phiền nhiễu.[7]
    • Nhắm mắt.
    • Thư giãn cơ bắp.
    • Đưa tâm trí đến nơi vui vẻ.
    • Mường tượng càng nhiều chi tiết càng tốt: Bạn nghe thấy âm thanh gì? Bạn thấy những gì? Chúng có mùi vị gì? Cảm giác tiếp xúc với không gian như thế nào?
    • Dành vài phút tận hưởng địa điểm lý tưởng đó.
    • Lặp lại điều này mỗi lần bạn muốn quên đi phiền muộn.
  3. Nghe nhạc. Âm nhạc có sự ảnh hưởng lớn đến cảm xúc con người. Nhạc buồn có thể làm bạn không vui, nhạc sôi động giúp bạn xua tan cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể quên đi phiền muộn bằng cách nghe nhạc vui vẻ, mở âm lượng lớn, và/hoặc hát theo.[8]
    • Bạn có thể xua tan căng thẳng bằng cách nhảy theo nhạc!
  4. Gọi điện cho bạn bè. Nếu muốn quên đi thứ gì đó, bạn có thể nhấc điện thoại lên và gọi điện. Tập trung vào cuộc đối thoại với người kia. Đưa ra câu hỏi và chú ý câu trả lời. Nói chuyện với bạn bè có thể cải thiện tâm trạng, cũng như không còn chú tâm đến những vấn đề gây khó chịu.[9]
    • Hỏi về công việc.
    • Hỏi về những điều mới mẻ trong cuộc sống.
    • Nói họ miêu tả trải nghiệm thú vị gần đây.
  5. Nghĩ về những điều tốt. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những điều tốt đẹp. Bạn nên suy nghĩ tích cực càng nhiều càng tốt để loại bỏ tư duy tiêu cực ra khỏi đầu.[10] Bắt đầu bằng suy nghĩ khen ngợi bản thân (ngay cả những điều nhỏ nhất). Tiếp tục ca ngợi những điều mình thích trong cuộc sống.
    • Ví dụ bạn có thể nghĩ rằng, “Mình có mái tóc đẹp,” “Mình không bao giờ bị ốm,” hoặc “Mình giỏi môn bóng rổ lắm.”
    • Ví dụ bạn có thể nghĩ rằng, “Mình sống ở thành phố thật xinh đẹp,” “Bố mẹ mình vẫn còn sống,” hoặc “Mình không bao giờ bị đói.”
  6. Thực hành chánh niệm. Phiền muộn nảy sinh khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về tương lai hoặc quá khứ. Bạn cần đưa tâm trí về thực tại bằng cách thực hành chánh niệm. Chọn hoạt động đơn giản như là gấp quần áo hoặc pha trà, và dành năm phút thực hiện cũng như không suy nghĩ về điều gì khác. Cố gắng lưu ý càng nhiều chi tiết càng tốt. Sau năm phút, bạn sẽ không còn thấy buồn bực về tương lai hay quá khứ nữa.[11]

Làm xao nhãng cơ thể[sửa]

  1. Hoạt động thể chất. Vận động cơ thể được chứng minh là hữu ích trong việc làm xua tan nỗi phiền muộn và cải thiệt tâm trạng. Tập luyện giúp bạn tập trung và kiểm soát cuộc sống của mình, tiết ra endorphin thúc đẩy cảm xúc tích cực.[12]
    • Nhảy. Tham gia câu lạc bộ nhảy hoặc nhảy ở nhà.
    • Đạp xe. Bạn có thể thuê xe đạp ở nhiều nơi.
    • Chơi tennis với bạn bè, hoặc tự chơi với bức tường.
    • Tham gia lớp yoga.
  2. Đi bộ. Tập thể dục nhịp điệu được chứng minh là có tác dụng xua tan căng thẳng lo âu và cải thiện tâm trạng. Đi bộ là cách hiệu quả để quên đi phiền muộn. Trên thực tế, một nghiên cứu đã ước tính rằng đi bộ 30 phút có tác dụng như thuốc an thần nhẹ.[13]
  3. Cười. Tiếng cười chân thành có tác dụng làm sản sinh beta-endorphin (nội tiết tố vui vẻ) trong não.[14] Bạn có thể xua tan phiền muộn bằng tiếng cười!
    • Đi xem hài kịch.
    • Xem phim hài.
    • Gợi lại kỷ niệm vui vẻ với bạn bè.
  4. Đi ngủ. Một trong những cách tốt nhất để quên đi nỗi lo âu đó là đi ngủ. Bạn không thể nghĩ về những thứ khó chịu khi đang chìm trong giấc mơ! Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đi ngủ sớm thường ít khi suy nghĩ tiêu cực.[15]
    • Ngủ 8 tiếng mỗi đêm.
    • Nếu hay ngủ ít, bạn có thể ngủ 6 tiếng mỗi đêm.
  5. Ôm ấp. Tiếp xúc cơ thể được xem là có tác dụng tốt đối với sức khỏe tinh thần. Hành động gần gũi với người thân yêu giúp sản sinh oxytocin (nội tiết tố gắn bó). Điều này giúp chúng ta cảm thấy an tâm và giảm nồng độ cortisol (nội tiết tố gây căng thẳng).[16]

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn nhớ rằng cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp hơn những thứ đã mất đi. Luôn suy nghĩ tích cực. Mọi thứ xảy ra đều khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Nếu bị hạn chế về tài chính, bạn không cần đi du lịch dài ngày mà chỉ nên đến khu nghỉ dưỡng tại địa phương hoặc giá rẻ khoảng một tuần. Không nên chi tiêu quá mức cho phép.
  • Không nên dùng ma túy hoặc uống rượu bia. Chúng chỉ có tác dụng tạm thời và sau đó bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn nếu cảm thấy bản thân không thể tự giải quyết được.
  • Nếu có vấn đề với người yêu, bạn nên nói chuyện hoặc quên họ đi.

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng ma túy để giải tỏa căng thẳng vì chúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe về lâu về dài.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này