Sống chung với người thân mắc chứng rối loạn lưỡng cực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sống chung với người thân bị rối loạn lưỡng cực không phải là điều dễ dàng và cần có sự kiên trì cũng như lòng trắc ẩn. Để sống hòa hợp với chứng rối loạn của người thân, bạn cần hỗ trợ họ, chăm sóc bản thân về mặt thể chất và tinh thần, cũng như tìm hiểu về chứng rối loạn lưỡng cực.

Các bước[sửa]

Hỗ trợ người thân[sửa]

  1. Hiểu rằng những hành vi của người thân có liên quan đến tình trạng rối loạn. Ví dụ, một người nói luyên thuyên về bản thân một cách ích kỷ hoặc kiêu ngạo thường bị xem là người ngạo mạn hoặc tự cho mình là người trung tâm. Hành vi này ở người bị rối loạn lưỡng cực là dấu hiệu của trạng thái hưng cảm, cũng như các hành vi rủi ro khác gây khó chịu cho bạn. Việc nhận biết đây là triệu chứng bệnh, và không phải là hành vi cố ý của người thân sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng của họ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên liên kết mọi cảm xúc của người thân với bệnh tật; người mắc chứng rối loạn lưỡng cực vẫn có thể hưng phấn hoặc buồn bã theo hướng lành mạnh.
    • Để tìm hiểu tình trạng bệnh của người thân một cách hiệu quả và hỗ trợ họ, bạn chỉ cần hỏi về trải nghiệm của người đó đối với chứng bệnh này. Tuy nhiên, trước khi cố gắng can thiệp, bạn cần suy xét chín chắn và nhận biết được liệu họ có cảm thấy thoải mái khi trao đổi với bạn về điều này không. Nếu hành động này có vẻ nguy hiểm, bạn chỉ cần hỏi thăm tình trạng của người thân và thu thập nhiều thông tin liên quan đến quá trình mà họ đang trải qua.
  2. Hỗ trợ người thân trong việc điều trị tâm thần. Rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc và liệu pháp, vì thế điều quan trọng là bạn cần giúp đỡ người thân trong quá trình điều trị bằng cách tham gia vào tâm lý liệu pháp của họ. Liệu pháp gia đình là cách để hỗ trợ người thân bị rối loạn lưỡng cực.
    • Trao đổi với bác sĩ tâm thần của người nhà. Nếu người thân đã ký giấy ủy quyền trao đổi với bác sĩ, bạn có thể thông báo cho bác sĩ về những mối quan ngại hoặc vấn đề nảy sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể biết thêm thông tin về cách hỗ trợ người thân.
    • Nếu người thân không tiến hành điều trị tâm thần, bạn có thể khuyến khích hoặc giúp đỡ họ tìm đến biện pháp chữa trị. PsychologyToday.com[1] và Hiệu hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA)[2] là những nguồn hỗ trợ hữu ích. Bạn có thể tìm bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia tâm thần học tại địa phương chuyên về rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên bạn không nên ép buộc người thân điều trị nếu họ chưa sẵn lòng (trừ khi người thân có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc người khác); điều này sẽ khiến họ sợ hãi và ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn.
  3. Giám sát hoạt động tuân thủ của bệnh nhân trong khi điều trị. Người bị rối loạn lưỡng cực thường không uống thuốc do “cảm giác phấn khích” của trạng thái hưng cảm khiến họ cảm thấy dễ chịu. Nếu nhận thấy người thân bỏ thuốc, điều đầu tiên bạn cần làm đó là thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông báo cho bạn về cách xử lý. Nếu không thể trao đổi với bác sĩ, bạn có thể khuyến khích người nhà uống thuốc, hoặc dưa ra động cơ khuyến khích (chẳng hạn như món quà đặc biệt hoặc thực hiện những hoạt động mà họ ưa thích) nếu người thân đồng ý tuân thủ điều trị.
  4. Giúp đỡ người thân trải qua giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Nếu nhận thức người nhà đang gặp phải tình trạng này, bạn cần thuyết phục họ nhằm làm giảm nguy cơ gây hại tiềm tàng.
    • Trao đổi với bệnh nhân để làm giảm thiểu thiệt hại khi xuất hiện những hành vi nguy hiểm (cờ bạc, tiêu xài phung phí, lạm dụng ma túy, lái xe bất cẩn)
    • Cách ly bệnh nhân khỏi trẻ em, người tàn tật, và những người dễ bị tổn thương khác nhằm tránh làm phiền họ
    • Trao đổi với bác sĩ hoặc gọi đường dây khẩn cấp hoặc tự sát nếu người thân có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác
  5. Lên kế hoạch đối phó với khủng hoảng có thể xảy ra. Bạn cần vạch ra kế hoạch hành động trong trường hợp khẩn cấp nhằm giảm thiểu khủng hoảng leo thang. Nắm thông tin liên lạc của người thân quan trọng có thể giúp đỡ khi cần, cũng như số điện thoại của bác sĩ và địa chỉ bệnh viện. Không nên chỉ lưu thông tin này vào điện thoại để đề phòng trường hợp hết pin; bạn luôn phải ghi số điện thoại ra giấy và mang theo bênh mình (chẳng hạn như ví tiền hoặc túi xách). Ghi ra giấy cho người thân. Bạn có thể lên kế hoạch với người thân khi họ đang ở trong trạng thái bình thường.
  6. Giúp người thân tránh khỏi tác nhân gây rối loạn lưỡng cực. Tác nhân kích thích là hành vi hoặc tình huống làm gia tăng hậu quả tiêu cực, trong trường hợp này là giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ, hoặc trầm cảm. Một số tác nhân tiềm ẩn bao gồm các chất như cà-phê-in, rượu bia, và ma túy.[3] Ngoài ra tác nhân kích thích có thể bao gồm cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, chế độ ăn uống mất cân bằng, rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít), và mâu thuẫn cá nhân. Người thân của bạn có những tác nhân đặc biệt và bạn có thể hỗ trợ bằng cách ngăn chặn họ thực hiện những hành vi này, hoặc ưu tiên trách nhiệm của họ là giảm căng thẳng.
    • Hành động chỉ trích và những người hay phê bình là hai tác nhân gây rối loạn lưỡng cực phổ biến.
    • Nếu sống chung với người thân bạn có thể loại bỏ các chất gây hại như là rượu bia ra khỏi nhà. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập môi trường thư giãn bằng cách điều chỉnh ánh sáng, âm nhạc, và mức độ năng lượng.
  7. Thể hiện lòng trắc ẩn. Càng hiểu biết về chứng rối loạn lưỡng lực, bạn càng cảm thông và chấp nhận tình trạng này. Sống chung với người thân mắc bệnh không phải điều dễ dàng, nhưng bạn có thể quan tâm ân cần để hỗ trợ họ.
    • Một cách để thể hiện sự quan tâm đó là cho người thân biết rằng bạn luôn ở cạnh họ, và muốn giúp đỡ trong quá trình hồi phục. Ngoài ra bạn cũng có thể lắng nghe nếu người nhà muốn trao đổi về tình trạng bệnh của mình.

Chăm sóc bản thân[sửa]

  1. Thể hiện sự đồng cảm. Đặt mình vào vị trí của người thân để hiểu rõ hành vi của họ cũng như hạn chế cảm xúc hoặc phản ứng tiêu cực với sức khỏe tâm thần của người thân. Cho phép bản thân tưởng tượng khung cảnh khi thức dậy mà không nhận thức được liệu hôm nay là ngày bản thân sẽ bị trầm cảm hay hưng phấn.
  2. Lưu tâm đến sức khỏe tâm thần của bản thân. Chăm sóc người thân bị rối loạn lưỡng cực đôi khi có thể gây căng thẳng và triệu chứng trầm cảm.[4] Ghi nhớ rằng bạn chỉ có thể giúp đỡ người khác nếu bạn duy trì được sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhận thức hành vi của bản thân và cảm xúc tiềm ẩn đối với người thân.
    • Từ bỏ hành vi kiểm soát. Bạn cần hiểu rõ và nhắc nhở bản thân (bằng lời hoặc suy nghĩ) rằng mình không thể kiểm soát hành vi của người thân. Họ đang gặp phải tình trạng mà bạn không thể nào giải quyết triệt để được.
    • Chuyển đổi tập trung sang nhu cầu của bản thân. Ví dụ, bạn có thể ghi danh sách mục tiêu cá nhân và bắt đầu thực hiện chúng.
    • Sử dụng nhiều nguồn lực để đối phó với vấn đề này. Nguồn lực để đối phó là cách xử lý vấn đề cụ thể, và chúng quan trọng trong việc tự chăm sóc bản thân. Chiến lược đối phó bao gồm các hoạt động mà bạn yêu thích như là đọc sách, viết lách, hội họa, nghe nhạc, hoạt động ngoài trời, hay thể dục thể thao. Hoạt động điều trị cũng có thể hỗ trợ chăm sóc bản thân bao gồm kỹ thuật thư giãn (chẳng hạn như thư giãn cơ bắp lũy tiến), thiền định, viết nhật ký, chánh niệm, và liệu pháp nghệ thuật. Các phương pháp giải quyết khác bao gồm tránh xa hoặc thoát khỏi tình huống căng thẳng khi nảy sinh.
  3. Xem xét trợ giúp chuyên môn. Nếu nhận thấy đang gặp khó khăn trong việc đối mặt với các triệu chứng rối loạn lưỡng cực của người thân, bạn nên tìm đến các biện pháp điều trị. Bằng chứng cho thấy liệu pháp gia đình, ngoài giáo dục bản thân, có thể giúp con người (đặc biệt là người có trách nhiệm chăm sóc/bố mẹ) sống chung với người thân mắc chứng rối loạn lưỡng cực.[5]

Tìm hiểu rối loạn lưỡng cực[sửa]

  1. Nhận biết rối loạn lưỡng cực là tình trạng liên quan đến sinh học. Điều này có nghĩa là bệnh có yếu tố di truyền và thường xuất hiện từ đời này sang đời khác. Vì thế người thân của bạn không có lỗi khi mắc phải bệnh này. Rối loạn lưỡng cực là tình trạng mà người thân không thể kiểm soát được chỉ bằng sức mạnh ý chí của mình.[6]
  2. Tìm hiểu triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Có hai loại rối loạn lưỡng cực chính, Rối loạn lưỡng cực I và Rối loạn lưỡng cực II. Bạn cần xác định loại rối loạn ở người thân để hiểu rõ triệu chứng và hành vi cụ thể.
    • Rối loạn lưỡng cực I là tình trạng một người trải qua nhiều cơn hưng phấn thường kéo dài một tuần trở lên. Một số triệu chứng hưng phấn bao gồm: cảm xúc tăng cường/kích động, tự tin quá mức, không muốn ngủ, nói quá nhiều, dễ bị phân tâm, tăng cường hoạt động có mục đích và thực hiện hành vi nguy hiểm (chẳng hạn như cờ bạc hoặc quan hệ không an toàn với nhiều đối tác).[7]
    • Rối loạn lưỡng cực II biểu hiện bằng cơn trầm cảm nghiêm trọng, kèm theo ít nhất một cơn hưng cảm nhẹ (tương tự như cơn hưng phấn, nhưng ít nghiêm trọng hơn và kéo dài tối đa bốn ngày).[8]
  3. Tìm hiểu cách chữa trị rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lưỡng cực thường được chữa trị bằng sự kết hợp thuốc và liệu pháp. Bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ chuyên khoa thuộc kê toa thuốc điều hòa cảm xúc chẳng hạn như li-ti để giảm thiểu triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Nhà tâm lý học, Bác sĩ trị liệu Hôn nhân và Gia đình (MFT) và bác sĩ lâm sàng có thể hỗ trợ bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trong việc kiểm soát và khắc phục triệu chứng. Các phương pháp trị liệu bao gồm Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT), Liệu pháp gia đình, và Liệu pháp Cá nhân.[6]
  4. Tìm hiểu kiến thức về ảnh hưởng điển hình của rối loạn lưỡng cực đối với gia đình. Gia đình có người bị rối loạn lưỡng cực thường cảm thấy nặng nề và thiếu năng lượng. Ngoài ra, người có vợ/chồng mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy thiếu sự hỗ trợ, và nhiều trường hợp không tìm sự giúp đỡ.[9]
    • Nếu thành viên gia đình tin rằng người mắc rối loạn lưỡng cực có thể kiểm soát được bệnh, điều này có thể dẫn đến cảm giác choáng ngợp và không hài lòng trong mối quan hệ.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Hiểu rõ quyền bảo mật. Ghi nhớ rằng bạn có thể trao đổi với bác sĩ tâm thần của người thân nếu họ còn nhỏ và dưới sự chăm sóc của bạn hoặc đã ký giấy ủy quyền công bố thông tin. Tuy nhiên, nếu không có một trong hai điều kiện trên, bác sĩ sẽ từ chối thảo luận với bạn để bảo vệ quyền bảo mật của bệnh nhân.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu có thể, trong trường hợp khủng hoảng, bạn nên gọi chuyên gia sức khỏe hoặc đường dây nóng tự sát trước khi gọi cảnh sát. Có nhiều trường hợp do cảnh sát can thiệp bệnh nhân khủng hoảng tinh thần gây nên chấn thương hoặc tử vong. Khi phù hợp, bạn nên liên lạc cho chuyên gia và đào tạo xử lý khủng hoảng sức khỏe tâm thần hoặc tâm lý.[10][11][12]
  • Nếu bạn hoặc người thân có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác, xin vui lòng gọi đường dây hỗ trợ khẩn cấp 113. Ngoài ra bạn có thể liên lạc bệnh viện, bác sĩ, hoặc đường dây nóng về tự sát.[13]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]