Sống hạnh phúc mỗi ngày

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sống vui vẻ đem lại rất nhiều lợi ích. Bạn ít khi thấy căng thẳng, tinh thần minh mẫn và luôn có cảm giác vui vẻ. Ngoài ra nó còn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như huyết áp ổn định và sức khỏe thể chất tổng thể tốt hơn. Nhiều người vốn dĩ đã vui vẻ hơn mọi người xung quanh nhưng ai cũng có niềm vui trong cuộc sống. Dù bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi rõ rệt hay chỉ đơn giản là muốn mỉm cười nhiều hơn thì vẫn luôn có rất nhiều điều bạn có thể thực hiện để khiến bản thân vui vẻ hơn mỗi ngày.

Các bước[sửa]

Hiểu Bản thân[sửa]

  1. Nhận thức cảm xúc. Sống vui mỗi ngày không có nghĩa là lúc nào cũng phải vui vẻ vì điều này là bất khả thi và phi thực tế. Thay vào đó, hãy trở thành người có cảm xúc đa dạng. Một khi bạn cảm thấy thoải mái với nhiều cảm xúc khác nhau, bạn sẽ hiểu được cách để trở nên vui vẻ.[1]
    • Tự xác nhận là quá trình nhận thức cảm giác và phản ứng của cá nhân. Ta cần hiểu rằng mỗi người đều có rất nhiều cảm xúc và bộc lộ chúng ra ngoài là điều hết sức bình thường.
    • Đừng gây áp lực cho bản thân lúc nào cũng phải vui vẻ. Nếu bạn thấy thất vọng vì bỏ lỡ cơ hội thăng tiến thì đó là phản ứng bình thường. Hãy cho phép bản thân được thất vọng. Rồi sau đó tiếp tục tiến lên.
  2. Xác định điều khiến bạn vui vẻ. Đôi khi những thứ khiến bạn hạnh phúc khá rõ ràng. Ví dụ, bạn biết chắc là bản thân sẽ thích thú với một ngày nghỉ. Nhưng bạn cần nghiên cứu sâu hơn về điều thật sự khiến bạn vui vẻ. Hãy dành thời gian để tìm ra điều mang lại niềm vui cho bạn.[2]
    • Cách để tìm ra điều khiến bạn vui chính là suy nghĩ về nguyện vọng của bản thân. Những người thực hiện được nguyện vọng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
    • Tự hỏi những câu sau: "Điều gì khiến tôi hứng thú? Tôi đam mê điều gì? Tôi muốn được nhớ đến như thế nào?"
  3. Nhận thức được điều khiến bạn căng thẳng. Tương tự như trên, quá trình tìm hiểu bản thân bao gồm cả thời gian tìm hiểu những điều khiến bạn không vui. Đôi khi nguyên nhân rất đơn giản và rõ ràng. Ví dụ, không ai thích tắc đường. Nhưng dành thời gian suy nghĩ về mảnh đời của bạn có thể sẽ tác động rõ rệt đến hạnh phúc của bản thân[3]
    • Lên danh sách yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống. Thông thường, viết mọi thứ ra giấy có thể giúp ta nhìn nhận tình huống rõ ràng hơn.
    • Công việc khiến bạn căng thẳng? Viết chi tiết "Tôi cảm thấy căng thẳng vì sếp không coi trọng tôi."
  4. Viết nhật ký. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu bản thân hơn và theo dõi được cảm xúc. Hãy thử viết nhật ký hàng ngày. Bạn không chỉ ghi lại hoạt động hàng ngày mà còn cả suy nghĩ và cảm xúc.[4]
    • Mỗi tuần một lần, hãy dành thời gian đọc lại nhật ký và suy ngẫm. Có thể bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra những điều khiến bạn hạnh phúc hơn.
    • Viết nhật ký được cho là phương pháp giảm căng thẳng và lo âu. Chỉ cần viết nhật ký mỗi ngày là bạn cũng thấy hạnh phúc hơn.
  5. Nghỉ giải lao. Tập trung vào nhiệm vụ cần làm hàng ngày có thể dễ dàng hơn tập trung vào cảm xúc của bản thân. Hãy thử nghỉ giải lao vài lần trong ngày. Giờ giải lao là lúc xem lại bản thân và nhìn nhận cảm xúc của chính mình.[5]
    • Hãy nghỉ 5 phút mỗi giờ. Bạn có thể đi uống nước, giãn cơ hoặc suy ngẫm trong vài phút.
    • Nghỉ giải lao tốt cho cả cơ thể và tâm trí. Khi bạn giãn cơ, hãy mường tượng về điều thú vị gì đó bạn muốn thực hiện sau khi tan làm. Đây là cách cải thiện tâm trạng hiệu quả.
  6. Chấp nhận bản thân. Chìa khóa để hạnh phúc chính là học cách chấp nhận bản thân. Mặc dù ai cũng có những điều muốn thay đổi nhưng quan trọng hơn cả là phải trân trọng con người của chính mình. [6]
    • Nhận ra sự khác biệt giữa thừa nhận và tử bỏ. Bạn có thể học cách chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi nhưng không từ bỏ mục tiêu.
    • Lưu ý trân trọng điều gì đó ở bản thân mỗi ngày. Bạn có thể dành một phần nhật ký hàng ngày để viết về điểm tốt của bản thân, chẳng hạn như nguyên tắc làm việc.

Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Thay đổi môi trường. Bạn có cảm thấy hoảng sợ? Hay mọi thứ đều ổn nhưng bạn muốn tâm trạng mỗi ngày đều tốt hơn? Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ. Bạn có thể thay đổi tâm trạng nếu thay đổi môi trường xung quanh. Thay đổi không phải lúc nào cũng đáng sợ.[7]
    • Thay đổi môi trường có thể rất rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn và người yêu thường xuyên cãi vã về không gian tủ đồ, một căn hộ lớn hơn chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
    • Thay đổi môi trường từ những điều nhỏ nhặt. Hãy thử cắm một bình hoa ở phòng khách mỗi tuần. Ngắm hoa cũng có thể khiến tâm trạng thay đổi.
  2. Ra ngoài ăn trưa. Nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa người Mỹ ăn trưa ngay tại bàn làm việc. Tệ hơn là nhiều người thậm chí nhịn ăn trưa. Làm việc xuyên bữa trưa có thể dẫn tới căng thẳng tột độ và giảm hiệu suất lao động. Vì vậy hãy rời bàn làm việc và kiếm chút gì đó "bỏ bụng".[8]
    • Bạn không nhất thiết phải tới nhà hàng hay quán cà phê cho đúng nghĩa là "ra ngoài" ăn. Chỉ cần thay đổi địa điểm, bạn có thể thử ăn trưa trong phòng nghỉ. Nếu thời tiết đẹp thì có thể tìm chỗ ăn ngoài trời.
    • Làm điều bạn thích. Giờ ăn trưa chính là giờ giải lao. Nếu bạn ăn cùng đồng nghiệp thì hãy tránh bàn chuyện công việc. Thay vào đó, hãy nói về kế hoạch dịp cuối tuần hay đọc tạp chí.
  3. Ở cạnh những người lạc quan. Tâm trạng vui vẻ có thể truyền từ người này sang người kia vậy nên sự bi quan cũng vậy. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn thì hãy thử dành nhiều thời gian ở cạnh những người vui vẻ. Hãy ở cạnh gia đình, bạn bè hay người đồng nghiệp lạc quan[9]
    • Dành thời gian ở cạnh người khích lệ, vui vẻ và làm giàu cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu có người bạn thường xuyên cổ vũ bạn thử làm điều mới mẻ, hãy dành nhiều thời gian ở cạnh cô ấy.
    • Thử tiếp xúc với những loại người này hàng ngày. Ví dụ, nếu có hai cửa hàng cà phê gần công ty thì hẳn là một bên sẽ có nhân viên pha chế thân thiện hơn.
  4. Thay đổi công việc. Đối với nhiều người, công việc chiếm phần lớn thời gian của họ. Và nhiều người thừa nhận rằng họ không vui vẻ với công việc mình đang có. Đôi khi, bạn cảm thấy công việc buồn chán, căng thẳng và mệt mỏi. Hãy cân nhắc chuyển đổi việc nếu công việc đang ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn.[10]
    • Lên danh sách ưu tiên. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong công việc? Lương? Thời gian linh hoạt? Môi trường làm việc lạc quan?
    • Dành thời gian tìm ra những điều bạn thích làm. Sau đó lên kế hoạch hành động. Cảm giác làm chủ cuộc sống của chính mình sẽ khiến bạn hạnh phúc mỗi ngày.
  5. Thử hoạt động mới. Có thể bạn không vui vì đang lâm vào lối mòn. Khi mọi người buồn chán họ không cảm thấy lạc quan. Nếu bạn thường xuyên thử những điều mới mẻ, bạn có thể loại bỏ sự nhàm chán và tăng thêm niềm vui. Thử điều mới còn đem đến cơ hội tìm ra điều khiến bạn hạnh phúc.[11]
    • Đã bao giờ bạn muốn học chơi quần vợt? Hãy đăng ký học ngay. Không chỉ là thử hoạt động mới mà còn là học những điều mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng học tập có thể làm gia tăng niềm vui.
    • Nếu thích đọc sách bạn có thể tham gia câu lạc bộ sách. Bạn có thể đọc những cuốn sách không tự mình lựa chọn và gặp gỡ nhiều người cùng sở thích.
  6. Tiếp nhận thói quen lành mạnh. Sức khỏe thể chất liên quan trực tiếp tới sức khỏe tinh thần. Để tăng mức độ vui vẻ, bạn có thể hình thành thói quen lành mạnh trong lối sống. Ví dụ, tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng. [12]
    • Tập thể dục sản sinh ra endorphins giúp cải thiện tâm trạng. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong tuần.
    • Bạn có thể chia nhỏ các lần tập. Chỉ cần 10 phút hoạt động thể chất là bạn đã cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể đi bộ nhanh vào giờ nghỉ trưa.
    • Nghỉ ngơi. Nhiều người cáu kỉnh và chậm chạp là do thiếu ngủ. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  7. Bổ sung thực phẩm mới vào chế độ ăn. Tin tốt là sô-cô-la có thể cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất hóa học trong sô-cô-la có thể kích hoạt trung tâm vui sướng của não bộ. Ví dụ, phenylethylamine trong sô-cô-la được coi là "biệt dược tình yêu" bởi vì nó tạo ra hiệu ứng giống như đang ở cạnh người mình yêu.[13]
    • Thử ăn một lượng nhỏ sô-cô-la nguyên chất mỗi ngày, khoảng 30g là thích hợp.
    • Ăn sò. Sò có hàm lượng vitamin B12 cao giúp chống lại trầm cảm. Những thực phẩm khác có chứa nhiều B12 là cá hồi và thịt bò.[14]
    • Ăn quả óc chó. Loại hạt này có chứa axít alpha-linolenic giúp chống lại trầm cảm. Bạn có thể ăn kèm với bột yến mạch hoặc làm bơ quả óc chó.
  8. Gia tăng tiếp xúc cơ thể. Có một mối liên hệ quan trọng giữa tiếp xúc và cảm xúc. Bạn càng tiếp xúc với người khác nhiều thì càng cảm thấy vừa lòng và an toàn hơn. Nếu bạn yêu thì hãy ôm lấy người yêu mình. Hãy thử ôm 10 lần mỗi ngày, cả hai sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.[15]
    • Quan hệ tình dục nhiều hơn. Quan hệ tình dục cũng như các hoạt động thể chất khác, đều sản sinh ra endorphins. Nó còn làm gia tăng mối liên hệ giữa bạn và người yêu.
    • Nếu bạn không yêu thì vẫn có cách để gia tăng tiếp xúc vật lý. Bạn có thể lưu ý bắt tay khi gặp người mới, hay khi chúc mừng đồng nghiệp hoàn thành tốt dự án.
  9. Nuôi thú cưng. Nuôi chó hoặc mèo có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ. Người chủ thú cưng ít khi bị trầm cảm và lo âu. Nuôi động vật còn giúp bạn tinh nghịch và cười nhiều hơn.[16]
    • Chọn thú cưng phù hợp với lối sống của bạn. Ví dụ, nếu bạn ở trong một căn hộ nhỏ thì có thể nuôi mèo hoặc chó nhỏ.
    • Nhận nuôi thú cưng từ trung tâm giải cứu vật nuôi. Bạn sẽ cảm thấy vui khi biết rằng mình đang cứu giúp một sinh vật cần sự giúp đỡ

Có Thái độ Lạc quan[sửa]

  1. Học cách quan tâm bản thân. Quan tâm bản thân nghĩa là làm gì đó cho chính mình. Có thể là cho cơ thể hay tâm trí nghỉ giải lao. Quan tâm bản thân đã được chứng minh có khả năng giúp con người vui hơn, ít căng thẳng hơn và làm việc hiệu quả hơn.[17]
    • Dành vài phút mỗi ngày để quan tâm bản thân. Dành thời gian tắm bồn xà phòng để thư giãn hay đọc vài chương của một cuốn sách hay.
    • Kiểm tra lại bản thân. Tự hỏi: "Tôi có đang làm quá nhiều không? Tôi có cần nghỉ ngơi?" Nếu câu trả lời là có thì hãy cho phép bản thân được giải lao một chút.
  2. Đối tốt với bản thân. Tự phê bình bản thân là điều bình thường. Khi não bộ nghỉ ngơi (hay căng thẳng) bạn tự động suy nghĩ về vấn đề cần giải quyết hay nhiệm vụ cần thực hiện. Nếu học được cách "dập tắt" tiếng nói chỉ trích bên trong con người mình, bạn sẽ sống vui vẻ hơn.[18]
    • Học cách khẳng định tích cực. Dành thời gian mỗi ngày để ngắm mình trong gương và nói những điều tích cực. Bạn có thể nói "Hãy mỉm cười. Bạn có một nụ cười đẹp và nó có thể lan tỏa."
    • Lên danh sách những đặc điểm tích cực của bản thân. Khi xuống tinh thần bạn có thể đọc danh sách đó để tươi vui trở lại.
  3. Nuôi dưỡng mối quan hệ. Ưu tiên mối quan hệ cá nhân. Đây chính là chìa khóa để ổn định cảm xúc. Quan tâm dành thời gian cho bạn bè và gia đình để cởi mở giao tiếp với những người bạn yêu thương.[2]
    • Lên lịch cho bạn bè và gia đình giống như khi lên lịch làm việc. Điều này đảm bảo rằng bạn ưu tiên các mối quan hệ cá nhân và có thời gian tận hưởng cuộc sống.
  4. Bày tỏ sự biết ơn. Dành thời gian mỗi ngày để trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Không nhất thiết ngày nào cũng giống ngày nào. Bạn có thể biết ơn từ những điều nhỏ nhặt cho tới lớn lao. Biết trân trọng những điều trong cuộc sống là chìa khóa của hạnh phúc.[2]
    • Thử chọn một điều lớn lao và nhỏ nhặt bạn biết ơn mỗi ngày. Bạn có thể nói, "Tôi biết ơn vì các con tôi khỏe mạnh" và "Tôi biết ơn vì hôm nay tôi đã tự thưởng cho mình que kem."

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng lo lắng vì những điều nhỏ nhặt.
  • Tỏ ra lịch sự. Thô lỗ không khiến bạn hạnh phúc. Nếu có thì bạn sẽ nhận được nhiều lời chỉ trích. Chuyện này không vui chút nào.
  • Nhớ đối xử tốt với bản thân! Bạn không thể cảm thấy hạnh phúc nếu không chải đầu hay không tắm gội.
  • Hãy là chính mình. Bạn không thể hạnh phúc khi cố gắng giả vờ là một ai đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/how-to-be-happy/art-20045714?pg=2
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/health-tip/art-20048956
  4. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4552
  5. http://www.cdc.gov/family/minutes/tips/takeabreak/
  6. http://psychcentral.com/lib/therapists-spill-12-ways-to-accept-yourself/
  7. https://www.psychologytoday.com/blog/habits-not-hacks/201408/want-change-your-habits-change-your-environment
  8. http://www.huffingtonpost.com/2013/08/07/eating-at-your-desk-stress-less-creative_n_3696608.html
  9. http://www.huffingtonpost.com/leon-logothetis/kkeeping-good-company-why-you-should-surround-yourself-with-good-people_b_6816468.html
  10. http://www.kent.ac.uk/careers/Choosing/career-satisfaction.htm
  11. https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201004/trying-new-things
  12. http://www.webmd.com/women/features/how-to-get-fit-happy-healthy
  13. http://www.kidsdiscover.com/quick-reads/three-things-in-chocolate-that-make-you-happy-and-one-that-kills-dogs/
  14. http://www.prevention.com/food/food-remedies/foods-proven-to-boost-mood-and-happiness/clams
  15. https://www.psychologytoday.com/articles/201302/the-power-touch
  16. http://www.helpguide.org/articles/emotional-health/the-health-benefits-of-pets.htm
  17. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/24/practicing-self-care-during-stressful-times/
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/comfort-cravings/201311/3-ways-be-kinder-yourself-expert-advice

Liên kết đến đây