Sống một cuộc đời bình thường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc sống một cuộc đời bình thường nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây thực sự là khái niệm phức tạp. Một điều bình thường đối với người này nhưng lại không được bình thường đối với người khác, đặc biệt trong nền văn hóa hay xã hội khác nhau. Đồng thời, khái niệm về trạng thái bình thường luôn thay đổi liên tục không ngừng. Để có một cuộc sống bình thường, bạn cần phải xác định điều gì là bình thường đối với mình. Trong khi một số người thích độc đáo và cá tính, thì số khác lại hình thành thói quen và khuôn khổ chặt chẽ.[1] Đọc bài viết này và xác định điều gì là bình thường cũng như tạo thói quen thường ngày phù hợp với bản thân.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Khái niệm về Trạng thái Bình thường[sửa]

  1. Chấp nhận bản thân. Việc thay đổi chính mình là điều không hề đơn giản, cho nên bước đầu tiên bạn cần hiểu rõ mình là ai.[2] Xã hội được tạo thành từ mỗi cá nhân với những đặc điểm tính cách khác nhau. Bạn cần phải quyết định điều gì là bình thường đối với mình. Liệu nó có nghĩa là phá vỡ khuôn mẫu hay tuân theo quy tắc trong xã hội nghiêm ngặt? Để xác định khái niệm trạng thái bình thường, bạn nên tự hỏi bản thân rằng:
    • Bạn cảm thấy thoải mái khi làm theo lệnh và duy trì cơ cấu xã hội cứng nhắc?
    • Bạn thích sự độc lập khi tìm ra những điều phù hợp cho chính mình?
    • Bạn hạnh phúc nhất khi mọi người xung quanh bạn dường như chấp nhận hành động của bạn?
    • Bạn có thử nghiệm phong cách sống mới cùng với những người không theo xu hướng chủ đạo?
  2. Suy nghĩ về những điều được xem là bình thường trong xã hội. Dù là một cá nhân riêng biệt, bạn vẫn phải sống trong một xã hội, có thể là khu phố, cộng đồng, hoặc khu vực. Mỗi xã hội đặt ra chuẩn mực và giá trị nhằm xác định khái niệm bình thường. Bạn có thể suy nghĩ về thông lệ và tổ chức xã hội trong xã hội tạo nên ý tưởng về trạng thái bình thường là gì. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện bản sắc riêng của mình thông qua tương tác với người khác.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể sống ở một nơi chấp nhận kiểu nói chuyện nhanh và có phần khó chịu. Nhưng nếu ở vùng khác thì hành vi này có thể khiến bạn trở thành kẻ ngoài lề xã hội. Việc nhận thức được điều này sẽ giúp bạn củng cố hình tượng của bản thân.
  3. Tìm sự cân bằng về mặt tinh thần và cảm xúc. Tất cả mọi người đều phải trải qua thăng trầm về mặt cảm xúc. Bạn nên chuẩn bị cho điều này và biết cách chăm sóc bản thân trong lúc khó khăn. Ví dụ, nếu đang tham gia thảo luận nóng với một người về ý kiến cá nhân, bạn nên biết cách phản ứng thật bình thường và phù hợp. Ngoài ra bạn cũng nên nhận thức rằng phản ứng thái quá sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn và khó giải quyết.
    • Bạn sẽ có được tinh thần minh mẫn và thân thể tráng kiện nếu sống một cuộc đời theo niềm tin và cảm xúc của riêng mình, thay vì để người khác áp đặt những điều mà họ cho là phù hợp hoặc bình thường.[4]
  4. Vượt qua sự kiện gây chấn thương làm cản trở bản thân. Nếu bạn đã phải trải qua đau thương tại một số thời điểm trong cuộc sống, thì cảm giác bị cô lập hoặc khác biệt là điều bình thường. Chấn thương có thể gây ảnh hưởng lâu dài lên các chất trong cơ thể, vĩnh viễn tác động đến cách mà bạn quan sát chính mình và môi trường xung quanh.[5] Trong khi bạn không còn khả năng xem bản thân ở trạng thái bình thường, thì việc kết nối với những người đã trải qua chấn thương tâm lý có thể giúp bạn nhận ra rằng mình có thể vượt qua và sống một cuộc đời bình thường. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm nhóm hỗ trợ điều trị chấn thương tâm lý.[6] Những trải nghiệm này đóng vai trò tạo nên lòng dũng cảm và sức mạnh cho chính mình nếu bạn có thể đưa ảnh hưởng của họ vào trong cuộc sống trái ngược với hành động tránh né hoàn toàn.
    • Một khi đã hình thành thói quen hay nhịp điệu thoải mái, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm cảm xúc bình thường. Điều này giúp bạn thể hiện tình cảm sâu sắc và chân thực nhất.[7]

Hình thành Thói quen nhằm Thiết lập Trạng thái Bình thường[sửa]

  1. Xây dựng thói quen hàng ngày. Bắt đầu từ từ, bằng cách tạo dựng dựa trên các thói quen hàng ngày trước đó. Thói quen giúp thiết lập trạng thái bình thường và tự kỷ luật. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy có năng lực hơn cũng như khả năng giải quyết trở ngại phát sinh. Ví dụ, bạn có thể tập thói quen thức dậy vào một thời điểm nhất định hoặc chuẩn bị bữa sáng. Đây chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng lại có tác dụng mang đến cho bạn ý thức nhịp điệu hoặc trạng thái bình thường cá nhân trong cuộc sống.[8]
    • Tránh áp đặt khuôn mẫu quá nhiều với tốc độ quá nhanh, vì có thể ngăn cản bạn phát triển bằng cách ép buộc các kiểu hành vi lặp đi lặp lại.[9]
    • Áp dụng thói quen hàng ngày hoặc kiểu mẫu hành vi phù hợp với bản thân có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường sự tự tin để thể hiện chính mình.
  2. Học hỏi. Giáo dục kết nối bạn với con người, ý tưởng và các nguồn không thể tiếp cận. Đại học hay trường lớp có nhiều loại bằng cấp khác nhau. Bạn cần xác định xem chúng có phù hợp với cảm giác bình thường mà bản thân đang cố gắng trau dồi. Nếu không, bạn nên bức phá bằng cách đăng ký vào trường dạy nghề hoặc học nghề trong khu vực. Đừng giới hạn bản thân trong khuôn khổ trạng thái bình thường của những người khác.
    • Trong khi những người tốt nghiệp trung học và học đại học ở mức cao hơn bao giờ hết [10], thì sau khi tốt nghiệp đại học tình trạng không được chuẩn bị đầy đủ để làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành là điều khá phổ biến.[11]
  3. Làm công việc mà bạn đam mê. Có thể bạn cần phải làm việc để chăm sóc bản thân. Bạn cũng nên có kế hoạch phù hợp, phòng khi cần hỗ trợ nhiều hơn bản thân. Tránh lựa chọn công việc phổ biến vì nó chưa chắc mang lại niềm hạnh phúc cho bạn.[12] Thay vào đó, bạn nên tự hỏi rằng mình muốn tiếp xúc hàng ngày với loại người hoặc môi trường nào. Nếu công việc không phù hợp và không làm bạn vui vẻ, thì bạn nên tìm công việc khác tốt hơn để thể hiện con người thật của mình.
    • Những người cảm thấy vui vẻ ở nơi làm việc thường thích tương tác với đồng nghiệp hàng ngày.[13]
  4. Nỗ lực hướng tới xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa. Trong khi kết hôn có thể là bình thường đối với một số người, nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Thay vào đó, việc phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa với những người từ nhiều nhóm xã hội. Tiếp xúc rộng với nhiều loại người khác nhau có thể giúp bạn tìm thấy một người thật sự phù hợp với mình.
    • Bất kể tương tác với nhóm người nào, bạn vẫn cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Đây là điều cần thiết để bạn có được trạng thái bình thường trong cuộc sống hàng ngày.[14]
  5. Nuôi thú cưng. Chăm sóc loài động vật cần tình yêu và sự quan tâm hàng ngày có thể tạo nên cảm giác bình thường theo nhiều cách khác nhau. Chăm sóc vật cưng giúp bạn thiết lập thói quen và mang lại niềm vui trong các hoạt động hàng ngày. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng người có nuôi thú cưng thường khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.[15] Và nếu chưa sẵn sàng cho mối quan hệ lâu dài hoặc có con, bạn có thể bắt đầu bằng việc nuôi động vật nhằm chuyển hướng tới xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với những người khác.
    • Hãy nhớ rằng việc lựa chọn vật nuôi phù hợp với không gian sống và lịch trình hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn không đủ thời gian hay không gian, thì việc chăm sóc thú cưng có thể làm gia tăng căng thẳng và đau tim về lâu về dài.
  6. Du lịch. Trong khi có vẻ phản trực giác, thì việc tiếp xúc với nhiều người, phong tục và văn hóa có thể làm cho bạn cảm thấy bình thường hơn nếu chỉ đơn giản là so sánh mình với người dân ở nơi sinh sống của bạn. Du lịch cho bạn thấy rằng thế giới này rộng lớn và đa dạng đến nhường nào. Bạn càng đi nhiều, thì càng nhận ra rằng có bao nhiêu người trên thế giới có cùng đặc điểm với nhau. Hơn nữa, bạn cũng sẽ nhận ra rằng sự khác biệt là một phần của mỗi nền văn hóa.
    • Tránh đi du lịch để thoát khoải hoàn cảnh hiện tại. Thay vào đó, bạn nên đi du lịch để tìm hiểu thêm về bản thân, những người khác cũng như những gì mà bạn thích.[16]


Lời khuyên[sửa]

  • Giúp đỡ người khác khi có thể. Thoát khỏi vỏ bọc của bản thân và giúp đỡ người khác giúp bạn duy trì cuộc sống theo quan điểm của mình.
  • Ngay cả những người lập dị hoặc tài giỏi cũng cần hình thành thói quen hàng ngày để đạt được mục tiêu của mình.[17]
  • Khái niệm 'bình thường' không đồng nghĩa với 'hạnh phúc'

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.psychiatrictimes.com/major-depressive-disorder/association-between-major-mental-disorders-and-geniuses
  2. Sparrow, T. (2011). Quy luật Sinh thái. Bản chất Tư duy, 1. Lấy từ http://issuu.com/naughtthought/docs/ecological_necessitybytomsparrow
  3. Richardson, C., & Skott-Myhre, H. A. (Eds.). (2012). Thói quen của Hàng xóm. Bristol: Intellect Ltd.
  4. http://c.ymcdn.com/sites/www.nationalwellness.org/resource/resmgr/docs/sixdimensionsfactsheet.pdf
  5. Van der Kolk, B. (2014). Cơ thể Giữ lại Vết thương: Não bộ, Tinh thần, Cơ Thể trong việc Chữa lành Chấn thương Tâm lý (Phiên bản 1). New York: Viking.
  6. http://www.traumasurvivorsnetwork.org/pages/peer-support-groups
  7. Malabou, C. (2012). The New Wounded: From Neurosis to Brain Damage. (S. Miller, Trans.) (1 edition). New York: Fordham University Press.
  8. Sparrow, T., & Malabou, C. (2015). Bộ phận Thẩm mỹ: Tái thiết lập Cảm giác Sau Hiện tượng luận. Ann Arbor: Báo chí Nhân văn Mở rộng.
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/changepower/201009/routines-comforting-or-confining
  10. http://www.ed.gov/news/press-releases/us-high-school-graduation-rate-hits-new-record-high
  11. http://www.insidehighered.com/sites/default/server_files/files/Bridge%20That%20Gap-v8.pdf
  12. Kim, J., Heo, J., Lee, I. H., & Kim, J. (2014). Dự báo Phát triển Cá nhân và Hạnh phúc bằng cách Sử dụng Mô hình Giải trí Nghiêm túc. Nghiên cứu các Chỉ số Xã hội, 122(1), 147–157. http://doi.org/10.1007/s11205-014-0680-0
  13. Bélanger, J. J., Pierro, A., Kruglanski, A. W., Vallerand, R. J., De Carlo, N., & Falco, A. (2015). Về cảm giác thoải mái ở nơi làm việc: vai trò của chế độ pháp lý và niềm đam mê trong điều chỉnh tâm lý. Tạp chí Tâm lý học Xã hội Ứng dụng, 45(6), 319–329. http://doi.org/10.1111/jasp.12298
  14. Lin, N., Dean, A., & Ensel, W. M. (2013). Hỗ trợ Xã hội, Sự kiện Đời sống, và Suy thoái. Báo chí Hàn lâm.
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201208/do-pets-help-or-hurt-our-health-look-the-research
  16. http://observer.com/2014/02/a-month-at-a-time-why-i-quit-travelling-and-started-living-mini-lives/
  17. http://mentalfloss.com/article/12500/11-historical-geniuses-and-their-possible-mental-disorders

Liên kết đến đây