Sở hữu cách xử sự tốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cách cư xử là yếu tố quan trọng cần phải học hỏi. Sở hữu cách xử sự tốt có nghĩa là cư xử với thái độ được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Thái độ tốt sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người mà bạn quen biết và sẽ gặp gỡ. Một vài bước giúp bạn phát triển cách xử sự tốt sẽ là làm quen với nghi thức cơ bản như phép tắc tại bàn ăn và khi gọi điện thoại. Trở nên lịch sự với người khác luôn là điểm khá tốt để bắt đầu và bạn có thể tiến hành hành trình sở hữu cách cư xử tốt bằng cách giữ cửa cho người khác khi có thể. Thái độ tốt truyền tải sự tôn trọng đối với người mà bạn tương tác, và đồng thời yêu cầu sự tôn trọng từ phía người đó.

Các bước[sửa]

Phép tắc cơ bản[sửa]

  1. Rèn luyện tác phong lịch sự cơ bản. Nói "Làm ơn" và "Xin lỗi" khi cần, ngay cả khi là với người đứng phía sau quầy bán hàng tại McDonald. Mọi người sẽ nhận thấy khi bạn lịch sự và tôn trọng họ, và nó có ý nghĩa rất lớn.
    • Ngoài ra, nói "Xin lỗi" mỗi khi bạn vô tình đâm vào ai đó, hoặc cần phải tạm thời rời khỏi bối cảnh xã hội.
  2. Giữ cửa cho người khác. Bạn không cần phải là đàn ông để có thể giữ cửa cho người khác. Nếu một người nào đó đang bước đến cửa ngay sau bạn, bạn nên dừng lại một chút và giữ cho cửa mở. Nói "Ông/bà đi trước đi ạ", nếu người đó là người lạ mặt; nếu không, bạn có thể thay từ ông hoặc bà bằng tên của người đó.
    • Nếu bạn không chắc về việc liệu người khác có trân trọng hành động giữ cửa mà bạn dành cho họ hay không, bạn có thể lịch sự hỏi họ. Hãy nói rằng "Tôi giữ cửa cho bạn được chứ?". Điều này sẽ cung cấp cho người đó cơ hội chấp nhận hoặc từ chối.
  3. Nói một cách lịch sự. Bạn nên duy trì âm lượng giọng nói càng nhỏ càng tốt trong khi vẫn cho phép người khác có thể lắng nghe, và không sử dụng tiếng lóng hoặc từ đệm (như "như là" "ừm" "ờ...", v.v). Bạn nên nhớ rằng mọi người xung quanh bạn không bị khiếm thính, vì vậy, bạn không cần phải thét to hết cỡ. Họ có thể sẽ nghĩ rằng bạn là người thô lỗ.
    • Bạn nên nói tròn chữ và tròn câu.
    • Tránh thảo luận về chủ đề thô lỗ tại nơi công cộng, như chức năng cơ thể, nói xấu sau lưng, trò đùa tục tĩu, từ chửi thề, hoặc bất kỳ điều gì mà bạn không muốn mẹ của bạn (hoặc người mà bạn đang để ý) nghe được từ bạn.
    • Đừng ngắt lời hoặc nói leo khi người khác đang nói. Bạn nên luyện tập cách trở thành người biết lắng nghe, và nói khi đến lượt mình.
  4. Nhường chỗ trên phương tiện công cộng. Nếu bạn đang có mặt trên một chuyến xe buýt hoặc tàu hỏa đông người và bạn nhân thấy một người nào đó gặp khó khăn khi phải đứng. (Ví dụ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, hoặc người đem theo nhiều đồ đạc), bạn nên nhường chỗ ngồi của mình cho họ. Một câu nói nào đó chẳng hạn "Xin lỗi, tôi sẽ rất vui nếu bạn ngồi vào chiếc ghế này" có thể khiến người đó ít khó xử hơn. Nếu người đó từ chối, hãy lịch sự nói rằng "Cứ tự nhiên nói cho tôi biết nếu bạn thay đổi ý định".
  5. Chúc mừng người khác. Bạn nên dành lời chúc mừng người vừa đạt được thành tựu to lớn (như tốt nghiệp hoặc được thăng chức), vừa thêm thành viên mới vào gia đình mình (như kết hôn hoặc sinh con), hoặc đã thực hiện điều gì đó đáng được khen ngợi. Người mà bạn khen ngợi sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và cảm động vì bạn. Họ cũng sẽ làm điều tương tự với bạn khi bạn đạt được một thành tựu nào đó.
    • Thể hiện tinh thần thể thao tốt. Chúc mừng người đã thắng bạn trong cuộc đua, sự kiện thể thao, bầu cử hoặc cuộc tranh tài khác.
  6. Trở thành tài xế lịch sự. Lái xe với thái độ tốt trông có vẻ như khá lỗi thời, nhưng thật ra nó có liên quan đến sự an toàn. Bạn nên cố gắng tuân theo những lời khuyên sau:
    • Nếu bạn đến ngã tư, hãy ngừng lại, để nếu một tài xế nào khác không biết cách điều khiển, bạn chỉ cần ra hiệu cho người đó đi trước.
    • Nhường đường cho người đi bộ và người đi xe đạp. Hãy nhớ rằng chiếc xe hai tấn của bạn nguy hiểm với họ hơn ngược lại, vì vậy, bạn có trách nhiệm duy trì sự an toàn cho mọi người.
    • Đừng bám sát đuôi xe người khác hoặc từ chối cho họ chuyển hướng sang làn xe của bạn.
    • Sử dụng đèn tín hiệu để rẽ ngay cả khi bạn không nghĩ rằng quanh bạn có người – bạn sẽ không biết nếu có một người đi đường hoặc đi xe đạp nào đó mà bạn không thể thấy.
  7. Biết cách chào hỏi mọi người. Cho dù là bạn đang trong tình huống thông thường hay trịnh trọng, nhận thức rõ sự hiện diện của người khác là yếu tố cơ bản của việc sở hữu thái độ tốt. (Thất bại trong việc thực hiện điều này có thể được xem là sự xúc phạm trong hầu hết mọi bối cảnh). Sau đây là điều bạn cần làm:
    • Nếu bạn đang chào hỏi người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết, lời chào hỏi thông thường là đủ. Nó có thể đơn giản như "Chào, mọi chuyện thế nào rồi?".
    • Nếu bạn đang chào hỏi người lớn tuổi, đối tác làm ăn, người đứng đầu nhà thờ, hoặc người có mối quan hệ trịnh trọng khác, bạn nên theo sát cách chào hỏi đúng lễ nghi trừ khi bạn được hướng dẫn thực hiện điều ngược lại. Chào hỏi người khác sử dụng cách xưng hô của họ (như "Cô Châu" hoặc "Mục sư Sang"), hoặc sử dụng từ "ông" hoặc "bà". Tráng tiếng lóng như "ê" hoặc "này" và cố gắng nói trọn câu. Câu nói theo kiểu "Xin chào, cô Châu. Cô khỏe không?" khá phù hợp.
    • Thực hiện cử chỉ chào hỏi cần thiết. Đối với lời chào thân mật, cách bạn tương tác với người ấy tùy thuộc vào lựa chọn của bạn – bạn có thể không làm gì cả, ôm, bắt tay, hoặc thực hiện hành động chào hỏi khác dựa trên mối quan hệ của bạn với người đó. Tuy nhiên, đối với lời chào hỏi trịnh trọng, bạn có thể bắt tay hoặc cúi đầu về phía trước một chút. Nếu người mà bạn chào hỏi theo cách trang trọng ôm hoặc hôn gió bạn, hãy chấp nhận nó một cách lịch sự.
  8. Quản lý lời giới thiệu bằng sự duyên dáng. Nếu bạn đang ở cùng hai người không biết nhau, nhưng bạn biết cả hai, giới thiệu với thái độ tốt là trách nhiệm của bạn. Bạn có thể tuân theo các bước sau:
    • Bạn cần phải giới thiệu người thứ hai với người có địa vị xã hội cao hơn. Có nghĩa là, người có địa vị thấp hơn là người được giới thiệu với người ở địa vị cao hơn. (Ví dụ, "Cô Châu, tôi muốn giới thiệu người bạn tốt của tôi, Lan Anh". Lan Anh là người có địa vị thấp hơn trong lời giới thiệu này). Trong một vài tình huống, điều này khá dễ dàng, nhưng sau đây là hướng dẫn dành cho thời điểm khi mọi chuyện ít rõ ràng hơn: người trẻ tuổi phải được giới thiệu với người lớn tuổi hơn, đàn ông cần phải được giới thiệu với phụ nữ, và người không có chuyên môn cần được giới thiệu với giáo sĩ, người làm việc trong cơ quan nhà nước, thành viên của quân đội, hoặc người có địa vị cao hơn. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy rối ren, bạn chỉ cần nghe theo sự phán xét tốt nhất của bạn.
    • Bắt đầu lời giáo thiệu bằng cách gọi tên người có địa vị cao hơn, sau đó nói rằng "Tôi muốn ông gặp…" hoặc "đây là...", và gọi tên người có địa vị thấp hơn.
    • Sau khi hai người đã chào hỏi nhau, bạn nên cung cấp một vài thông tin về mỗi người. Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi biết Lan Anh từ hồi cấp một" hoặc "Cô Châu là bạn thân cua mẹ tôi". Cho dù là bạn nói gì, bạn cần phải có khả năng bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện ngắn mà bạn chịu tránh nhiệm thực hiện.
    • Khi bạn đang được giới thiệu với người khác, bạn nên nhìn vào mắt người ấy và ghi nhớ tên của họ. Sau lời giới thiệu, chào hỏi người đó và nói một điều gì đó như "Bạn khỏe không?" hoặc "Rất vui được gặp bạn" và bắt tay.
  9. Chải chuốt một cách phù hợp. Cho dù là bạn đi học, đi làm, hoặc chỉ đơn giản là đến siêu thị, cách xử sự tốt của bạn sẽ không được chú ý nếu bạn không chải chuốt cẩn thận. Tắm mỗi ngày, giữ cho tóc, da, móng, và quần áo càng sạch sẽ càng tốt. Mặc trang phục đã được giặt giũ sạch sẽ phù hợp với bối cảnh mà bạn đang hiện diện (cho dù là đồng phục đi học hoặc trang phục thông thường để đi làm).
  10. Viết thư cảm ơn. Mỗi khi người khác tặng quà hoặc thực hiện một điều gì đó đặc biệt tử tế với bạn, bạn có thể gửi cho họ thư cảm ơn trong vòng một vài ngày (hoặc vài tuần, đối với sự kiện lớn như tiệc sinh nhật). Nhấn mạnh sự biết ơn của bạn đối với món quà hoặc hành động cụ thể của họ, và sự vui mừng của bạn khi được làm bạn với người đó.
    • Bạn nên nhớ rằng email cảm ơn cũng có thể phù hợp trong một vài tình huống cụ thể, như đối với người trong công ty hoặc người sống khá xa mà chỉ có gửi email là thiết thực nhất. Tuy nhiên, khi có thể, tốt nhất là bạn nên gửi thư cảm ơn viết tay.

Phép tắc điện thoại[sửa]

  1. Chỉ sử dụng điện thoại trong bối cảnh phù hợp. Ví dụ, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, giữa cuộc họp, khi một nhân viên dịch vụ nào đó đang giúp đỡ bạn, trong nhà thờ, hoặc (đôi khi) là trên phương tiện công cộng là hành động bất lịch sự. Nếu bạn cảm thấy khó xử khi sử dụng nó hoặc mọi người đang nhìn bạn một cách tức giận, bạn nên cất nó đi.
    • Khi trò chuyện điện thoại tại nơi công cộng, bạn nên nhớ rằng mọi chuyện mà bạn nói sẽ không còn là chuyện riêng của bạn. Bạn nên duy trì mức độ "trong nhà" hoặc thấp hơn cho giọng nói của mình. Nhìn chung, người sở hữu cách cư xử tốt không trò chuyện về vấn đề có thể gây xấu hổ tại nơi công cộng.
    • Khi dùng điện thoại, đừng nói chuyện với người khác trong phòng. Còn gì tồi tệ hơn là nói chuyện điện thoại với người đang tán gẫu, hoặc có lẽ là không lắng nghe điều bạn nói, và bạn không thể biết liệu họ đang nói chuyện với bạn hay với người khác. Nếu một người nào đó cố gắng trò chuyện với bạn, bạn chỉ cần chỉ tay vào chiếc điện thoại của mình và họ sẽ hiểu ra thông điệp.
    • Tránh sử dụng máy vi tính khi đang nói chuyện điện thoại trừ khi nó là một phần của dịch vụ khách hàng. Đây là hành động vô cùng thô lỗ và khó chịu khi một người nào đó buộc bạn phải lắng nghe tiếng gõ lách cách trên bàn phím.
    • Khi đang ở cùng người khác trong bối cảnh xã hội, bạn nên cố gắng kiềm chế không sử dụng điện thoại. Nó ngụ ý rằng bạn muốn có mặt tại nơi khác, với người khác, và rằng người đang hiện diện với bạn ít quan trọng hơn.
    • Tránh gọi điện thoại trước 8 giờ sáng và sau 8 giờ tối trừ trường hợp đây là cuộc gọi khẩn cấp hoặc cuộc gọi quan trọng từ nước ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh gọi điện thoại cho người khác trong giờ ăn, giờ làm việc và giờ đi học. Mọi người không hy vọng bạn ghé thăm họ vào những thời điểm này, trừ khi đã được lên kế hoạch từ trước. Điều này bao gồm cả nhắn tin, mặc dù chắc chắn là bạn sẽ không nhắn tin trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Bảo đảm rằng bạn có đúng số điện thoại. Nếu bạn làm phiền người khác và gọi sai số, ‘làm ơn’ lịch sự nói rằng “Tôi xin lỗi! Tôi gọi nhầm số!”. ĐỪNG chỉ đơn giản là cúp máy. Người đó có thể là người đang ốm, tàn tật, hoặc người cao tuổi, v.v, vì vậy, bạn nên tôn trọng và xin lỗi vì gây nên sự bất tiện cho họ. Tương tự, nếu một người nào đó gọi nhầm số cho bạn, bạn cần phải lịch sự cho họ biết rằng họ đã gọi nhầm số.
  3. Kiểm tra giọng nói của bạn! Nó mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là một giai điệu, và phản ánh đặc điểm và tính cách của bạn ngay cả trên điện thoại! Bạn nên nhớ: người nghe không thể trông thấy bạn, vì vậy, giọng nói qua điện thoại của bạn trở thành vẻ mặt, cử chỉ, tính cách, và đặc điểm của bạn. Luôn nhớ kiểm tra giọng điệu khi trò chuyện, nói với giọng vui vẻ và rõ ràng. Mỉm cười qua giọng nói! Điều mà họ nghe được sẽ hình thành ấn tượng tích cực hoặc tiêu cực.
  4. Luyện tập phép lịch sự cơ bản khi đàm thoại. Khi một người nào đó trả lời điện thoại, đừng trở nên cộc cằn và ngắt lời họ bằng cách nói cho họ biết điều bạn muốn trước tiên. Điều này sẽ khiến họ bối rối và thắc mắc không biết bạn là ai. Đồng thời, trông bạn cũng như kẻ thô lõ, và đây là điều không tốt nếu bạn cần nhờ họ giúp đỡ. Nó sẽ để lại ấn tượng sai lầm trước khi bạn bắt đầu! Và đừng nói rằng “Ai đó?”. Bạn gọi điện thoại cho họ, vì vậy, bạn cần giới thiệu bản thân và nói rõ bạn là ai và điều bạn muốn – một cách lịch sự! Ví dụ; bạn có thể nói “Xin chào, tên tôi là Nam, tôi muốn nói chuyện với cô Mai. Cô ấy có ở đó không ạ?”. Nếu người đó không có mặt, bạn nên cho người nhận điện thoại biết liệu bạn sẽ gọi lại sau hay người đó nên gọi lại cho bạn. Hoặc nếu bạn đang muốn nêu yêu cầu, bạn có thể nói “Xin chào, tôi là Nam. Tôi thấy quảng cáo trên tờ báo địa phương về việc tuyển trợ lý bán hàng; vị trí đó có còn trống không ạ?”. Khi kết thúc, hãy nói “Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn. Chào bạn” và thực hiện một cách chân thành! Bây giờ, hãy bảo đảm rằng bạn cũng cho họ có thời gian để nói lời ‘Tạm biệt’!
  5. Cho người khác có cơ hội để trả lời điện thoại! Có thể họ đang ở ngoài vườn, đang đan lát, nướng bánh, rửa xe, hoặc ở phía cuối nhà. Đừng chỉ đơn giản là để điện thoại đổ chuông ba lần và cúp máy! Thật khó chịu khi bạn phải ngừng làm công việc nào đó và khi vừa áp điện thoại lên tai là đối phương cúp máy! Mặt khác, không nên để điện thoại reo quá lâu, người mà bạn đang gọi có thể đang bận hoặc không muốn nhận cuộc gọi vào thời điểm hiện tại và bạn chỉ đang làm phiền họ. Đặc biệt là khi gọi điện bằng điện thoại di động, và người nhận đang họp, đang trong rạp chiếu phim, v.v.
  6. Không nên dành cả giờ (hoặc nhiều giờ) để tán gẫu với ai đó. Đừng nên lãng phí thời gian của người khác hoặc làm phiền gia đình họ! Đây là một trong những yếu tố gây mất điểm nhiều nhất trong việc sở hữu một cuộc trò chuyện thân thiện! Người đó có thể sẽ không muốn nói chuyện với bạn lần nữa.
  7. Biết cách trả lời điện thoại. Chỉ cần vui vẻ và lịch sự nói "Xin chào". Tránh nói theo kiểu "Chào buổi trưa, nhà An đây" hoặc "Mai An đang nói đây". Xã hội ngày nay rất nguy hiểm. Nếu bạn đang ở nhà một mình và bạn không biết người gọi điện cho bạn, đừng nói cho họ biết rằng không có ai ở nhà hoặc chồng bạn đang đi làm, v.v. Luôn nhớ giả vờ như một ai đó đang có mặt cùng bạn. Bạn cần phải sử dụng trí thông minh và suy nghĩ cơ bản thời xưa! Hãy giữ an toàn cho bản thân!
    • Nếu cuộc gọi là dành cho người khác, bạn có thể nói “Xin chờ một chút, tôi sẽ gọi họ cho bạn”. Đặt điện thoại xuống bàn một cách nhẹ nhàng. Nếu người mà họ tìm không có mặt, bạn có thể nói “Xin lỗi, Sang không có ở đây. Tôi có thể ghi lại lời nhắn và yêu cầu cô ấy gọi lại cho bạn càng sớm càng tốt hay không?”.
  8. Yêu cầu người khác giữ máy một cách lịch sự. Nếu bạn phải thực hiện hai cuộc trò chuyện cùng lúc, bạn cần phải xin thứ lỗi cho bản thân phải gây gián đoạn một cuộc trò chuyện và quay lại sau. Bạn có thể nói "Xin lỗi, bạn chờ máy chút nhé; sếp đang nói chuyện với tôi", và chờ đối phương trả lời. Nếu cuộc trò chuyện cá nhân kéo dài hơn một phút, tốt nhất là bạn nên hỏi "Tôi gọi lại cho bạn được không? Mẹ tôi cần nói chuyện với tôi và sẽ phải tốn một vài phút".
    • Trong trường hợp cần vào nhà vệ sinh, bạn có thể nói một điều gì đó để ngừng cuộc trò chuyện mà không chia sẻ quá nhiều thông tin. Bạn chỉ cần nói "Bạn giữ máy một vài phút nhé? Tôi sẽ quay lại ngay".

Cách cư xử tại bàn ăn[sửa]

  1. Không nên mở miệng khi nhai thức ăn. Đây là nguyên tắc hiển nhiên, nhưng là điều mà bạn dễ quên khi đang tận hưởng bữa ăn ngon miệng.
  2. Nói "xin thứ lỗi cho tôi" mỗi khi bạn cần phải rời khỏi bàn ăn. Nếu bạn là một đứa trẻ hoặc trẻ vị thành niên, bạn có thể xin phép người lớn "liệu bạn có thể rời khỏi bàn ăn vì (thêm lý do vào đây)".
  3. Nhờ người khác lấy hộ đĩa thức ăn hoặc gia vị cho bạn. Không bao giờ được với tay ngang qua một đĩa thức ăn hoặc đĩa ăn của người khác để lấy một thứ gì đó; thay vào đó, bạn nên lịch sự nhờ người ngồi cạnh bạn "làm ơn lấy hộ tôi nước sốt".
  4. Tránh chống khuỷu tay trên bàn khi đang ăn (theo văn hóa của người Anh và Mỹ). Chống khuỷu tay trên bàn trong suốt bữa ăn là hành động thường được nhắc nhở. Tuy nhiên, nếu bữa ăn vẫn chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc, bạn có thể chống khuỷu tay trên bàn.
    • Trong văn hóa Pháp, đây là hành động có thể chấp nhận.
  5. Biết cách quản lý trong bối cảnh bình thường hoặc trang trọng. Một trong những phần đáng sợ nhất về quá trình ăn tối là không biết phải sử dụng đĩa hoặc dụng cụ ăn uống nào. Sau đây là hướng dẫn ngắn:
    • Nếu bạn quên một vài điều cụ thể, hãy nhớ: "đi từ ngoài vào trong". Về cơ bản, điều này có nghĩa là nếu cả hai bên trái và phải của chiếc đĩa đều có dụng cụ ăn uống, bạn sẽ bắt đầu với đồ vật phía ngoài cùng bên trái và bên phải, và từ từ tiến dần vào vị trí gần đĩa hơn.
    • Nếu mọi thứ đều không hiệu quả, bạn chỉ cần quan sát hành động của người khác.
    • Đối với bối cảnh thông thường, đĩa thức ăn sẽ được đặt ở giữa.
      • Ngay phía bên trái của chiếc đĩa sẽ là hai chiếc nĩa – chiếc gần đĩa nhất sẽ là "nĩa ăn chính" dùng cho món chính; chiếc nằm xa đĩa nhất được dùng cho món salad hoặc khai vị.
      • Dao ăn chính sẽ nằm ngay bên phải của chiếc đĩa, với lưỡi dao hướng về phía đĩa; kế bên nó là hai chiếc thìa. Thìa súp nằm ở phía ngoài cùng bên phải; thìa ăn tráng miệng (hoặc thìa uống trà) nằm giữa thìa súp và dao.
      • Ly của bạn sẽ được đặt ngay phía trên dao ăn chính. Ly thay thế được đặt bên phải.
      • Một chiếc đĩa ăn salad nhỏ có thể được đặt bên trái những chiếc nĩa.
      • Một chiếc nĩa nhỏ để ăn bánh mì sẽ được đặt ở phía trên bên trái đĩa ăn chính, với một chiếc dao cắt bơ nhỏ. Sử dụng dao cắt bơ để phết một ít bơ và đặt nó vào chiếc đĩa của bạn; sau đó dùng dao để phết bơ "của bạn" vào bánh mì.
      • Thìa hoặc nĩa ăn tráng miệng nằm phía trên đĩa ăn chính theo chiều ngang.
      • Một chiếc cốc và đĩa nông (nếu bạn uống cà phê hoặc trà) sẽ nằm phía trên bên phải của dao và thìa.
    • Biết cách để quản lý trong bối cảnh trang trọng. Bối cảnh trang trọng sẽ gần như tương tự với bối cảnh thông thường, với một vài ngoại lệ:
      • Bạn sẽ có một chiếc nĩa nhỏ dùng để ăn cá giữa nĩa ăn chính và đĩa, nếu có phục vụ món cá.
      • Một chiếc dao ăn cá sẽ nằm giữa dao ăn chính và thìa súp, nếu bạn cần dùng cho món cá.
      • Bạn cũng sẽ được trang bị một chiếc nĩa ăn hàu nằm ở phía ngoài cùng bên phải của dụng dụ ăn uống bên phải của đĩa, nếu bạn sẽ ăn món hàu.
      • Ly được sắp xếp tùy thuộc vào loại bối cảnh trang trọng. Chiếc ly ngay phía trên dao ăn chính là ly uống nước của bạn; bên phải của nó là ly uống rượu vang đỏ hoặc vang trắng, và sau đó là ly uống rượu sherry nằm ở phía ngoài cùng bên phải.
  6. Cầm dụng cụ ăn uống. Cách bạn cần dụng cụ ăn uống sẽ tùy thuộc vào bạn. Cả hai phương pháp sau đều phù hợp. Nói chung, có hai phong cách:
    • Phong cách Mỹ: Nếu bạn đang cắt thức ăn, bạn sẽ chuyển chiếc nĩa sang bàn tay không thuận và cầm dao trong tay thuận. Sau khi cắt thức ăn, bạn sẽ đặt lưỡi dao tại rìa của chiếc đĩa ăn, và đổi chiếc nĩa sang bàn tay thuận để cho thức ăn vào miệng.
    • Phong cách Âu: Nĩa vẫn cầm trong tay trái, trong khi bạn sử dụng tay phải để cầm dao và cắt thức ăn. Một khi hoàn tất, bạn sẽ đặt lưỡi dao tại rìa của đĩa ăn, hoặc chỉ cần cầm nó trong tay.
  7. Biết rõ về các loại dụng cụ ăn uống còn lại. Cách bạn đặt dụng cụ ăn uống trên đĩa sẽ cho người phục vụ biết liệu bạn đã ăn xong hay vẫn còn tiếp tục ăn. Dành cho mục đích của hướng dẫn này, hãy tưởng tượng chiếc đĩa là mặt đồng hồ.
    • Nếu bạn đã ăn xong, bạn nên đặt nĩa và dao xuống cùng một phía sao cho các chĩa của chúng và lưỡi dao nằm phía trên tâm của chiếc đĩa một chút, và sao cho phần cán nằm theo hướng 3 và 4 giờ.
    • Nếu bạn dự định tiếp tục ăn, hãy đặt nĩa và dao xuống sao cho các chĩa và lưỡi dao nằm gần tâm đĩa, trong đó cán của một dụng cụ nằm theo hướng 8 giờ và cán của dụng cụ còn lại nằm theo hướng 4 giờ.

Lời khuyên[sửa]

  • Không được nói khi người khác đang nói.
  • Tránh xì mũi trước mặt người khác khi đang ăn.
  • Không bao giờ cho phép con của bạn chạy quanh nhà người khác vì chúng có thể làm vỡ hoặc đánh cắp thứ gì đó.
  • Nhận quà một cách ân cần; giao tiếp bằng mắt, nhận bằng cả hai tay, và nói cảm ơn!
  • Khi chờ đợi thang máy và cuối cùng cửa thang đã mở, hãy cho phép người đang muốn rời khỏi thang máy bước ra khỏi cửa trước tiên. Cố gắng bước vào thang máy trước khi cho phép người khác ra khỏi thang thể hiện cách cư xử kém và làm chậm toàn bộ quá trình.
  • Bắt đầu một ngày của bạn với sự tích cực về lịch trình trong ngày. Đối xử với mọi người mà bạn gặp như cách bạn muốn được đối xử. Nụ cười có khả năng lây lan. Chào hỏi đồng nghiệp khi bạn đến công ty. Chào tạm biệt khi rời khỏi nơi đó.
  • Cố gắng không cười to tại nơi công cộng, nơi mà mọi người muốn được yên tĩnh.
  • Bắt đầu thể hiện cách xử sự tốt với cha mẹ. Họ sẽ rất vui mừng vì con của họ trò chuyện với họ bằng sự tôn trọng, vì sự tôn trọng cho thấy rằng bạn có thái độ tốt.
  • Kiểm soát cơn giận của mình trong mọi thời điểm. Khi bạn đang rất giận một người nào đó, chỉ cần giữ bình tĩnh và hạ giọng khi bạn muốn nói.
  • Không bao giờ được đặt tay lên bàn khi đang ăn. Có nghĩa là, bạn nên cẩn thận với cách xử sự của mình tại bàn ăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • "Phép tắc của Emily Post, Phiên bản thứ 17", Peggy Post, ISBN978-0-06-620957-9

Liên kết đến đây