Sử dụng dầu hạt lanh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dầu hạt lanh chứa axit béo omega-3 và omega-6. Cả hai axit này đều là axit béo không bão hòa đa (PUFA) cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu hạt lanh còn chứa các axit béo thiết yếu khác như axit alpha-linolenic (ALA) và omega-9 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. [1] Sử dụng dầu hạt lanh giúp bổ sung đủ axit béo omega -3 cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm viêm, hạ nồng độ cholesterol và ngăn ngừa bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và viêm khớp. [2] Có nhiều cách sử dụng dầu hạt lanh khác nhau như uống viên nang, uống dầu hoặc thêm hạt lanh vào thực phẩm. Dưới đây là một số cách kết hợp dầu hạt lanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Các bước[sửa]

Sử dụng Dầu hạt lanh[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống dầu hạt lanh. Nên hỏi bác sĩ về việc thêm dầu hạt lanh vào chế độ ăn, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh. Dầu hạt lanh có thể tương tác với một số thuốc bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc Statin hạ cholesterol và thuốc điều trị tiểu đường. [2]
    • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
  2. Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì. Nên mua sản phẩm dầu hạt lanh có hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng. Đọc và làm theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì về cách sử dụng dầu hạt lanh.[2]
    • Một thìa dầu hạt lanh, ba lần mỗi ngày được xem là liều lượng thông dụng. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên kiểm tra hướng dẫn trên bao bì.
    • Sử dụng quá nhiều dầu hạt lanh có thể gây nhờn da, mụn, và thậm chí đi phân nhớt.
  3. Kết hợp dầu hạt lanh với nước hoa quả, nước hoặc trà. Nếu không thích hương vị dầu hạt lanh, bạn có thể pha dầu với nước, trà xanh hoặc nước ép hoa quả. Vì có tính dầu nên dầu hạt lanh khó hòa quyện với các loại nước khác. Mặc dù vậy, cách kết hợp với nước có thể giúp ích nếu bạn không thích vị của dầu hạt lanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu hạt lanh lỏng kèm với bữa ăn hoặc thêm vào các món ăn nhẹ để hạn chế dư vị từ dầu.
  4. Cân nhắc uống dầu hạt lanh dạng viên nang. Dầu hạt lanh cũng có sẵn ở dạng viên nang. Tuy nhiên, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng viên nang dầu hạt lanh. Nên uống viên nang dầu hạt lanh với nhiều nước.[3]
  5. Bảo quản dầu hoặc viên nang dầu hạt lanh trong tủ lạnh. Cho viên nang hoặc dầu hạt lanh vào hộp thủy tinh có nắp đậy kín. Dầu hạt lanh có thể phản ứng trong không khí và bị ôi. Bảo quản trong tủ lạnh có thể kéo dài độ tươi của dầu.
  6. Thêm dầu hạt lanh vào thức ăn đã nấu chín. Không được đun nóng dầu hạt lanh để tránh làm mất giá trị dinh dưỡng từ dầu.[3] Nên thêm dầu hạt lanh vào thức ăn sau khi đã nấu chín. Tốt nhất bạn nên phun dầu hạt lanh lên trên món ăn thay vì sử dụng dầu để nấu thức ăn.
  7. Giảm tiêu thụ dầu hạt lanh nếu gặp tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Lần đầu tiên sử dụng, dầu hạt lanh có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và/hoặc đầy bụng. Đối với hầu hết mọi người, triệu chứng đầy hơi và đầy bụng có thể ngưng sau 1-2 tuần sử dụng. Nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào từ dầu hạt lanh, giảm liều sử dụng trong một thời gian.[3]

Sử dụng Hạt lanh Nguyên hạt[sửa]

  1. Mua hạt lanh chất lượng cao. Có hai giống hạt lanh khác nhau: màu nâu và màu vàng. Giá của hai giống hạt này mặc dù chênh lệch rất lớn nhưng giá trị dinh dưỡng lại tương đương nhau. Chọn giống hạt lanh phù hợp với điều kiện kinh tế và kế hoạch sử dụng.
  2. Sử dụng máy xay cà phê hoặc máy xay thực phẩm để xay hạt lanh. Nếu muốn sử dụng hạt lanh nguyên hạt, bạn có xay nhuyễn hạt bằng máy xay cà phê. Tuy nhiên, bạn nên dành riêng một máy xay cà phê chỉ để xay hạt lanh nhằm tránh tình trạng trộn lẫn hạt lanh xay với cà phê xay.[4]
    • Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên xay hạt lanh thật nhuyễn để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hơn.[4] Hạt lanh còn nguyên hạt có xu hướng bị đào thải ra khỏi cơ thể, do đó hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
  3. Thêm hạt lanh nguyên hạt vào thực phẩm. Mỗi ngày, bạn có thể thêm 1 thìa hạt lanh nguyên hạt vào thực phẩm. Thêm hạt lanh vào ngũ cốc, súp, món hầm, nước sốt hoặc nước sốt rau trộn. Bạn có thể cho nguyên 1 thìa hạt lanh vào món ăn (chẳng hạn như ngũ cốc buổi sáng) hoặc chia đều để sử dụng suốt cả ngày.
  4. Rắc hạt lanh xay lên thực phẩm. Bạn cũng có thể xay hạt lanh để rắc lên trên món ngũ cốc, súp, rau trộn, rau củ và món hầm. Có thể sử dụng nguyên nửa thìa hạt lanh xay hoặc chia đều thành nhiều bữa mỗi ngày. [4]
    • Bạn cũng có thể sử dụng hạt lanh xay để làm bột làm bánh Muffin, bánh kếp và bánh mì. Dùng hạt lanh xay thay cho các loại bột chuyên dụng. Nếu công thức món ăn yêu cầu khoảng 1 cốc bột, bạn có thể trộn 1/2 cốc bột chuyên dụng với 1/2 cốc hạt lanh xay.

Lời khuyên[sửa]

  • Bảo quản dầu hạt lanh lỏng trong tủ lạnh để dầu không bị ôi. Bên cạnh đó, dầu sẽ có mùi vị thơm ngon hơn và sánh hơn khi lạnh.
  • Người ăn chay không thể bổ sung axit béo omega-3 và omega-6 từ thực phẩm chức năng dầu cá hoặc cá. Do đó, dầu hạt lanh là một thay thế tuyệt vời cho người ăn chay.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi đã học được cách sử dụng dầu hạt lanh, không nên xem dầu hạt lanh như một thực phẩm thiết yếu. Bạn vẫn cần ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại hoa quả, rau củ và các nguồn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và axit béo omega khác.
  • Không sử dụng dầu hạt lanh như thuốc trị bệnh hoặc cho rằng dầu có thể điều trị một số bệnh như nồng độ cholesterol xấu (LDL) cao. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc để điều trị bệnh đúng cách.
  • Không được quên uống một khi đã bắt đầu chế độ sử dụng dầu hạt lanh. Dầu Omega sẽ hình thành trong cơ thể và mang lại hiệu quả cho sức khỏe nếu uống đều đặn và thường xuyên.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây