Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Sử dụng máy đo huyết áp
Từ VLOS
Đo huyết áp định kỳ là việc nên làm, tuy nhiên bạn khó có thể đo kết quả chính xác nếu mắc chứng "sợ bác sĩ" - là tình trạng huyết áp đột ngột tăng mỗi khi bạn thấy nhân viên y tế đeo ống nghe chuẩn bị khám bệnh cho mình. Vì vậy tự đo huyết áp có thể loại trừ nỗi sợ này và giúp bạn tìm ra giá trị huyết áp trung bình trong cuộc sống hằng ngày.
Mục lục
Các bước[sửa]
Lắp đặt bộ dụng cụ[sửa]
- Mở hộp dụng cụ đo huyết áp. Ngồi vào bàn để tạo tư thế thuận tiện cho việc lắp ráp. Lấy túi khí, ống nghe, đồng hồ áp và quả bóp ra khỏi hộp, cẩn thận khi gỡ rối các đường ống.
- Nâng cánh tay ngang tầm với tim. Nâng cánh tay lên độ cao sao cho khi cong khuỷu tay thì khuỷu tay phải ngang bằng với độ cao của tim. Điều này nhằm đảm bảo kết quả đo huyết áp không cao hơn hay thấp hơn giá trị thực do ảnh hưởng của trọng lượng máu. Một điều quan trọng nữa là bạn phải kê tay trong khi đọc số, do đó phải tựa khuỷu tay lên trên một bề mặt phẳng.
-
Quấn
túi
khí
quanh
bắp
tay.
Hầu
hết
các
loại
túi
khí
đều
có
khóa
dán
để
dễ
dàng
cố
định
vị
trí.
Nếu
đang
mặc
áo
sơ
mi
có
tay
dài
hoặc
vải
dày
thì
bạn
phải
vén
lên,
chỉ
có
thể
quấn
túi
khí
quanh
tay
áo
rất
mỏng.
Mép
dưới
của
túi
nên
cách
khuỷu
tay
khoảng
2,5cm.[1]
- Một số chuyên gia khuyến nghị đo huyết áp ở tay trái, những người khác đề nghị đo cả hai tay. Tuy nhiên trong thời gian tập đo huyết áp bạn nên sử dụng tay trái nếu thuận tay phải và ngược lại.
-
Quấn
túi
khí
bó
sát
nhưng
không
quá
chặt.
Nếu
quấn
lỏng,
sức
ép
của
túi
khí
đè
lên
động
mạch
không
đạt
yêu
cầu,
khi
đó
giá
trị
huyết
áp
đo
được
không
chính
xác.
Ngược
lại
nếu
bạn
quấn
chặt
quá
sẽ
dẫn
đến
hiện
tượng
"huyết
áp
cao
do
quấn
túi
khí"
và
số
đọc
cũng
không
chính
xác.[2]
- Tình trạng này cũng xảy ra khi túi khí quá ngắn hay quá hẹp so với bắp tay.
-
Đặt
đầu
ống
nghe
lên
cánh
tay.
Đầu
ống
nghe
(còn
gọi
là
màng
loa)
phải
đặt
ép
sát
lên
bề
mặt
da
phía
trong
cánh
tay.
Mép
màng
loa
nằm
ngay
dưới
túi
khí
và
bên
trên
động
mạch
cánh
tay.
Sau
đó
bạn
nhẹ
nhàng
đặt
hai
tai
nghe
vào
lỗ
tai.
- Không cầm đầu ống nghe bằng ngón tay cái vì ngón cái có mạch đập riêng nên bạn khó xác định được số đọc đúng.
- Tốt nhất bạn nên giữ cố định đầu ống nghe bằng ngón trỏ và ngón giữa, như vậy bạn sẽ không nghe thấy tiếng dập cho đến khi bắt đầu bơm khí vào túi.
-
Kẹp
đồng
hồ
áp
vào
một
bề
mặt
cố
định.
Nếu
đồng
hồ
áp
được
kẹp
vào
túi
khí
bạn
nên
tháo
nó
ra
và
gắn
vào
vật
nào
đó
ổn
định
hơn
như
cuốn
sách
bìa
cứng.
Khi
đó
bạn
có
thể
đặt
đồng
hồ
áp
ngay
trước
mặt
mình
để
dễ
quan
sát
hơn.
Quan
trọng
là
bạn
phải
kẹp
cố
định
đồng
hồ.
- Đảm bảo có đủ ánh sáng giúp bạn nhìn rõ kim và số chỉ áp suất trước khi bắt đầu kiểm tra.
- Đôi khi đồng hồ áp được gắn vào quả bóp cao su, khi đó bạn không áp dụng bước này.
-
Cầm
quả
bóp
và
vặn
chặt
van.
Bạn
phải
đóng
kín
van
hoàn
toàn
trước
khi
bắt
đầu
đo
để
không
khí
không
thể
thoát
ra
khi
bơm,
tránh
cho
kết
quả
sai.
Vặn
đóng
van
hết
cỡ
theo
chiều
kim
đồng
hồ.
- Không được siết van quá chặt, nếu không khi cần mở bạn sẽ vặn quá đà và không khí xả ra quá nhanh.
Bắt đầu đo huyết áp[sửa]
- Bơm khí vào túi. Bóp nhanh quả bóp để làm căng túi khí, và liên tục bóp cho đến khi kim đồng hồ chỉ 180mmHg. Áp suất trong túi sẽ ép vào một động mạch lớn trong bắp tay nên tạm thời làm gián đoạn dòng chảy của máu. Đó là lý do vì sao túi khí thường làm chúng ta khó chịu mỗi khi đo huyết áp.
-
Xả
van.
Nhẹ
nhàng
xoay
van
trên
quả
bóp
theo
ngược
chiều
kim
đồng
hồ
sao
cho
không
khí
xả
ra
đều
đặn
nhưng
chậm.
Luôn
nhìn
vào
đồng
hồ,
để
có
kết
quả
chính
xác
bạn
nên
xả
khí
để
kim
chạy
về
với
tốc
độ
3mm/giây.[3]
- Vừa xả van vừa cầm ống nghe có thể hơi khó khăn, vì vậy bạn nên xả van bằng tay được quấn túi khí và cầm ống nghe bằng tay còn lại.
- Nếu có người nào gần đó bạn nên nhờ họ hỗ trợ, như vậy quá trình đo huyết áp sẽ dễ dàng hơn nhiều.
-
Chú
ý
huyết
áp
tâm
thu.
Trong
khi
áp
suất
đang
giảm
bạn
sử
dụng
ống
nghe
để
nghe
một
tiếng
dập
hay
tiếng
gõ.
Ngay
khi
nghe
thấy
tiếng
dập
đầu
tiên
bạn
phải
ghi
lại
giá
trị
áp
suất
trên
đồng
hồ
lúc
đó,
đây
là
huyết
áp
tâm
thu.
- Giá trị này chính là áp suất do máu tác động lên thành động mạch sau khi tim đập hay bóp lại. Đó là giá trị lớn hơn trong hai giá trị áp suất cần đo và được ghi nhận vào vị trí áp suất cao.[4]
- Người ta còn gọi tiếng dập bạn nghe được là "tiếng Korotkoff".
-
Chú
ý
huyết
áp
tâm
trương.
Liên
tục
nhìn
đồng
hồ
áp
trong
khi
tập
trung
nghe
các
tiếng
dập.
Cuối
cùng
các
tiếng
dập
mạnh
sẽ
chuyển
thành
tiếng
“phù”,
bạn
phải
để
ý
sự
thay
đổi
này
vì
nó
cho
thấy
kim
sắp
chỉ
đến
huyết
áp
tâm
trương.
Ngay
khi
âm
thanh
phù
giảm
dần
và
bạn
bắt
đầu
không
nghe
thấy
gì
nữa
thì
phải
ghi
lại
giá
trị
áp
suất
trên
đồng
hồ,
đây
là
huyết
áp
tâm
trương.
- Giá trị này chính là áp suất do máu tác động lên thành động mạch sau khi tim giãn ra giữa những lần co bóp. Đó là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị áp suất cần đo và được ghi nhận vào vị trí áp suất thấp.
-
Không
cần
lo
lắng
nếu
bạn
bỏ
lỡ
một
giá
trị.
Trong
trường
hợp
không
thể
xác
định
một
trong
hai
giá
trị
huyết
áp,
bạn
chỉ
cần
bơm
lại
một
ít
khí
vào
túi
để
tìm
số
đọc
đó.
- Không làm lại nhiều hơn hai lần vì có thể kết quả mất chính xác.
- Thay vào đó bạn nên tháo túi khí ra để đo huyết áp trên tay kia, lập lại toàn bộ quá trình.
-
Kiểm
tra
lại
huyết
áp.
Huyết
áp
thay
đổi
theo
từng
phút
(đôi
khi
rất
nhanh),
vì
vậy
nếu
bạn
đo
hai
lần
trong
vòng
mười
phút
thì
kết
quả
trung
bình
sẽ
chính
xác
hơn.
- Để có kết quả chính xác bạn kiểm tra lại huyết áp lần hai sau lần đầu tiên 5-10 phút.
- Trong lần đo huyết áp thứ hai bạn nên đo trên tay còn lại, đặc biệt khi số đọc đầu tiên có vẻ bất thường.
Giải thích kết quả[sửa]
-
Hiểu
ý
nghĩa
của
các
số
đọc.
Sau
khi
ghi
nhận
giá
trị
huyết
áp
bạn
phải
hiểu
chúng
phản
ánh
điều
gì.
Hãy
tham
khảo
hướng
dẫn
dưới
đây:
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80.
- Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120 đến 139, huyết áp tâm trương từ 80 đến 89.
- Cao huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu từ 140 đến 159, huyết áp tâm trương từ 90 đến 99.
- Cao huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu trên 160 và huyết áp tâm trương trên 100.
- Cơn cao huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 180 và huyết áp tâm trương trên 110.[5]
-
Không
nên
lo
lắng
nếu
huyết
áp
thấp.
Cho
dù
giá
trị
huyết
áp
đo
được
thấp
hơn
nhiều
tiêu
chuẩn
"bình
thường"
là
120/80,
thông
thường
đó
cũng
không
phải
là
dấu
hiệu
đáng
lo.
Giả
sử
bạn
đo
huyết
áp
được
85/55
mmHg
thì
giá
trị
này
vẫn
chấp
nhận
được,
miễn
là
không
có
bất
kì
triệu
chứng
nào
của
hiện
tượng
huyết
áp
thấp.
- Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng như chóng mặt, mê sảng, ngất xỉu, không thể tập trung, da lạnh và ẩm ướt, thở hổn hển, mất nước, buồn nôn, mờ mắt và/hoặc mệt mỏi, bạn nên đi khám bệnh ngay vì huyết áp thấp có thể là kết quả do một bệnh khác nặng hơn gây ra.[6]
-
Biết
khi
nào
phải
điều
trị
bệnh.
Bạn
phải
hiểu
rằng
chỉ
một
số
đọc
cao
không
nhất
thiết
là
dấu
hiệu
bạn
mắc
bệnh
cao
huyết
áp,
mà
đó
có
thể
là
kết
quả
của
nhiều
yếu
tố
khác
nhau.
- Nếu bạn đo huyết áp sau khi tập thể dục, ăn thực phẩm mặn, uống cà phê, hút thuốc lá hay trong lúc căng thẳng thì giá trị đó có thể cao nhưng không phản ánh đúng thể chất bình thường của bạn. Nếu túi khí quấn quá lỏng hoặc quá chặt, quá lớn hay quá nhỏ so với kích thước cơ thể, chỉ số cũng không còn chính xác. Do đó bạn không nên lo lắng về những chỉ số riêng lẻ, đặc biệt khi huyết áp trở về bình thường trong lần đo tiếp theo.
- Tuy nhiên nếu huyết áp liên tục cao từ 140/90 mmHg trở lên bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ lên kế hoạch điều trị, thông thường họ sẽ yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn và tập thể dục.
- Họ cũng cân nhắc cho bạn dùng thuốc nếu thay đổi lối sống vẫn không mang lại kết quả, huyết áp quá cao hoặc bạn có các yếu tố rủi ro khác như tiểu đường hay bệnh tim.
- Nếu huyết áp tâm thu từ 180 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 110 trở lên, bạn chờ khoảng vài phút rồi tiến hành đo lại. Nếu lần đo sau vẫn cho kết quả cao bạn phải đi cấp cứu ngay lập tức vì có thể bạn đang lên cơn cao huyết áp.[5]
Lời khuyên[sửa]
- Bạn nên kiểm tra huyết áp khoảng 15-30 phút sau khi tập thể dục (thiền hoặc các hoạt động xả stress khác) để đánh giá sự tiến bộ của mình qua các giá trị đo. Nếu có sự tiến bộ thì đó sẽ là động lực để bạn tiếp tục theo đuổi tập luyện. (Cũng như ăn kiêng, tập thể dục là chìa khóa để kiểm soát huyết áp).
- Bạn cũng nên đo huyết áp ở các tư thế cơ thể khác nhau: đứng, ngồi và nằm (có lẽ cần một người hỗ trợ bạn). Những giá trị này giúp bạn đánh giá sự thay đổi của huyết áp theo tư thế.
- Chấp nhận một điều là bạn sẽ mắc sai sót và dễ bực mình trong những lần đầu tiên tập sử dụng dụng cụ đo huyết áp. Bạn phải tập đo vài lần để quen cách sử dụng thiết bị. Đa số các bộ dụng cụ đều có hướng dẫn kèm theo, vì vậy bạn nên đọc kỹ và xem hình ảnh hướng dẫn.
- Đo huyết áp khi cảm thấy tinh thần hoàn toàn thư thái, khi đó bạn sẽ đo được giá trị huyết áp thấp nhất. Bạn cũng nên cố gắng đo huyết áp khi nổi nóng để biết huyết áp có thể lên cao đến đâu khi mình tức giận hay bức xúc.
- Viết nhật ký về giá trị huyết áp đo được. Ghi chú thời gian và ngày bạn đo huyết áp, đo trước hay sau khi ăn và tập thể dục, hoặc lúc đó bạn có bị kích động hay không. Cho bác sĩ xem quyển nhật ký này trong lần khám bệnh tiếp theo.
- Kiểm tra huyết áp ngay sau khi hút thuốc, chỉ số huyết áp cao sẽ là động lực để bạn cai thuốc. (Tương tự với caffein nếu bạn biết mình nghiện cà phê hoặc thức uống chứa caffein; nếu thích các loại bánh quy mặn thì bạn cũng nên đo huyết áp sau khi ăn mặn).
Cảnh báo[sửa]
- Tự đo huyết áp bằng dụng cụ đo huyết áp cơ có thể không dễ thực hiện và kết quả không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Tốt hơn bạn nên nhờ người nhà hay bạn bè có kinh nghiệm sử dụng dụng cụ này hỗ trợ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://homepage.smc.edu/wissmann_paul/anatomy1/1bloodpressure.html
- ↑ http://www.bhsoc.org/files/2913/3483/0659/ABC1_Sphyg.pdf
- ↑ http://www.practicalclinicalskills.com/blood-pressure-measurement.aspx
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/SymptomsDiagnosisMonitoringofHighBloodPressure/How-High-Blood-Pressure-is-Diagnosed_UCM_301873_Article.jsp
- ↑ 5,0 5,1 http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/AboutHighBloodPressure/Understanding-Blood-Pressure-Readings_UCM_301764_Article.jsp
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/AboutHighBloodPressure/Low-Blood-Pressure_UCM_301785_Article.jsp