Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm huyết áp cao sau phẫu thuật
Từ VLOS
Nếu gần đây bạn đã tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chăm sóc sức khỏe bằng cách hạ huyết áp. Điều này có thể thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Sau khi phẫu thuật, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thay đổi thói quen của mình. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những lựa chọn tốt nhất. [1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi chế độ ăn uống dành cho mức hoạt động thể chất thấp[sửa]
-
Giảm
lượng
natri.
Natri
có
trong
muối,
vì
thế
bạn
có
thể
giảm
hấp
thụ
natri
bằng
cách
ăn
ít
muối.
Loại
gia
vị
này
tăng
thêm
hương
vị
cho
thức
ăn.
Một
số
người
quen
ăn
mặn
thường
ăn
3.500
mg
natri
(trong
muối)
mỗi
ngày.
Nếu
bạn
đang
mắc
chứng
huyết
áp
cao
và
cần
phải
khắc
phục
tình
trạng
này
sau
phẫu
thuật,
bác
sĩ
sẽ
đưa
ra
lời
khuyên
hạn
chế
ăn
muối
triệt
để.
Điều
này
có
nghĩa
là
bạn
chỉ
nên
ăn
tối
đa
2.300
mg
natri
mỗi
ngày.
Bạn
có
thể
thực
hiện
một
số
biện
pháp
sau
đây:[2]
- Lưu ý đồ ăn nhẹ. Thay vì ăn các món như là khoai tây chiên, bánh quy mặn, hoặc quả hạch, bạn có thể thay bằng táo, chuối, cà rốt hoặc ớt chuông xanh.
- Ăn thực phẩm đóng hộp không bảo quản bằng muối hoặc có hàm lượng natri thấp ghi trên bao bì.
- Dùng ít muối khi chế biến thức ăn, hoặc ngưng sử dụng muối hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng các loại gia vị khác như là quế, ớt cựa gà, mùi tây và kinh giới. Nhắc nhở bản thân không nên sử dụng.
-
Tăng
cường
sức
khỏe
bằng
ngũ
cốc
nguyên
hạt.
Loại
thực
phẩm
này
chứa
nhiều
dinh
dưỡng,
chất
xơ,
và
nhiều
năng
lượng
hơn
bột
mì
trắng
đã
qua
chế
biến.
Bạn
có
thể
hấp
thụ
nhiều
calo
từ
ngũ
cốc
nguyên
hạt
và
hy-đrát-các-bon
phức
thông
qua
sáu
đến
tám
phần
mỗi
ngày.
Mỗi
phần
tương
đương
nửa
bát
cơm
hoặc
một
miếng
bánh
mì.
Bạn
có
thể
tăng
lượng
ngũ
cốc
bằng
cách:[2]
- Ăn sáng bằng cháo yến mạch hoặc yến mạch lứt. Thêm một vài miếng trái cây tươi hoặc nho khô để tăng vị ngọt.
- Kiểm tra bao bì bánh mỳ có thành phần ngũ cốc nguyên hạt hay không.
- Mua mì sợi và bột làm từ ngũ cốc nguyên hạt thay vì bộ mì trắng.
-
Ăn
nhiều
rau
và
trái
cây.
Bạn
nên
ăn
từ
bốn
đến
năm
khẩu
phần
trái
cây
và
rau
quả
mỗi
ngày.
Mỗi
phần
tương
đương
nửa
cốc.
Trái
cây
và
rau
quả
có
chứa
các
chất
khoáng
giúp
kiểm
soát
huyết
áp,
chẳng
hạn
như
ka-li
và
ma-giê.
Bạn
có
thể
tăng
lượng
hấp
thụ
trái
cây
và
rau
quả
bằng
cách:[2]
- Bắt đầu bữa ăn bằng món rau trộn (sa lát). Ăn món rau trộn đầu tiên giúp giảm bớt cảm giác đói. Không nên ăn rau trộn vào cuối bữa vì lúc đó bạn đã no và sẽ không ăn nhiều được. Thêm phần hấp dẫn cho món khai vị bằng cách thêm trái cây và rau quả. Hạn chế dùng quả hạch muối, phô mai, và nước xốt vì chúng có hàm lượng muối cao. Thay vào đó bạn nên dùng dầu ăn và giấm có chứa lượng natri thấp.
- Chuẩn bị sẵn trái cây và rau quả để chế biến món ăn vặt nhanh. Mang theo cà rốt, ớt chuông xanh, hoặc táo đến công sở hoặc trường học.
-
Hạn
chế
hấp
thụ
chất
béo.
Chế
độ
ăn
nhiều
chất
béo
có
thể
gây
tắc
động
mạch
và
tăng
huyết
áp.
Tuy
nhiên,
bạn
vẫn
có
thể
giảm
lượng
chất
béo
nhưng
vẫn
nạp
đủ
dưỡng
chất
cần
thiết
cho
quá
trình
hồi
phục
sau
phẫu
thuật
bằng
nhiều
cách.
- Các sản phẩm từ sữa như là sữa tươi và phô mai có chứa canxi và vitamin D, nhưng chúng thường có hàm lượng béo và muối cao. Bạn nên chọn sữa tươi ít béo, sữa chua, và phô mai. Riêng phô mai cũng nên ít béo.[2]
- Ăn thịt gia cầm nạc và cá thay cho thịt đỏ. Bạn nên cắt phần mỡ có trong miếng thịt. Chỉ ăn tối đa 180 gram thịt mỗi ngày. Bạn có thể chế biến món thịt tốt cho sức khỏe bằng cách hấp, nướng và hạn chế chiên xào.[2]
- Giảm lượng béo dư thừa. Chất béo có trong bơ và xốt mayonnaise trong bánh mì kẹp, nấu ăn bằng kem đặc, hoặc chất béo làm giòn, chẳng hạn như bơ hoặc Crisco. Mỗi phần tương đương một thìa xúp. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa ba phần chất béo.[2]
-
Hạn
chế
hấp
thụ
đường.
Đường
qua
xử
lý
khiến
cơ
thể
ăn
nhiều
hơn
vì
chúng
không
cung
cấp
dưỡng
chất
cần
thiết
để
tạo
cảm
giác
no.
Bạn
chỉ
nên
ăn
tối
đa
năm
phần
đường
mỗi
tuần.[2]
- Mặc dù các chất làm ngọt nhân tạo như Splenda, NutraSweet, và Equal có thể đáp ứng nhu cầu ăn ngọt, nhưng bạn nên cố gắng thay đồ ngọt bằng các món khác tốt cho sức khỏe như là trái cây và rau quả.
Duy trì lối sống lành mạnh sau phẫu thuật[sửa]
-
Cai
thuốc
lá.
Hút
thuốc
và/hoặc
nhai
thuốc
lá
sợi
làm
co
mạch
máu
và
giảm
tính
đàn
hồi,
khiến
cho
huyết
áp
tăng
lên.
Nếu
sống
cùng
với
người
hút
thuốc,
bạn
nên
đề
nghị
họ
hút
thuốc
bên
ngoài
để
không
phải
trở
thành
người
hút
thuốc
thụ
động.
Điều
này
cực
kỳ
quan
trọng
trong
giai
đoạn
hồi
phục
sau
phẫu
thuật.
Nếu
bản
thân
cần
phải
cai
thuốc,
bạn
có
thể
thử
những
biện
pháp
sau
đây:[3][4]
- Trao đổi với bác sĩ về giải pháp tốt nhất cho bạn.
- Tìm kiếm hỗ trợ từ đường dây nóng, nhóm hỗ trợ, hoặc chuyên gia tâm lý.[5]
- Sử dụng thuốc hoặc liệu pháp thay thế ni-cô-tin.
-
Không
uống
rượu
bia.
Nếu
mới
phẫu
thuật,
bạn
sẽ
dùng
thuốc
để
duy
trì
tình
trạng
sức
khỏe
và
hỗ
trợ
trong
quá
trình
phục
hồi.
Rượu
bia
có
thể
ảnh
hưởng
đến
tác
dụng
của
thuốc.[6]
- Ngoài ra, nếu bác sĩ đưa ra lời khuyên giảm cân, việc sử dụng đồ uống có cồn chứa hàm lượng calo cao có thể cản trở nỗ lực giảm cân của bạn
- Nếu cần cai rượu bia, bạn nên trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị và hỗ trợ y tế. Bác sĩ sẽ khuyến nghị một số cách thức điều trị, nhóm hỗ trợ, và dịch vụ tư vấn phù hợp với bạn.
-
Giảm
căng
thẳng
hiệu
quả.
Việc
phục
hồi
sau
phẫu
thuật
là
một
quá
trình
khá
áp
lực
cả
về
thể
chất
lẫn
tinh
thần.
Bạn
có
thể
áp
dụng
một
số
kỹ
thuật
thư
giãn
phổ
biến
trong
trường
hợp
hạn
chế
hoạt
động
thể
chất
bao
gồm:[3]
- Thiền
- Nghe nhạc hoặc tham gia nghệ thuật
- Thở sâu
- Mường tượng hình ảnh yên bình
- Co thắt và thả lỏng lũy tiến từng nhóm cơ trên cơ thể
-
Tập
thể
dục
nếu
bác
sĩ
cho
phép.
Rèn
luyện
thể
chất
là
phương
pháp
hiệu
quả
trong
việc
giảm
căng
thẳng
và
giảm
cân.
Tuy
nhiên,
nếu
đang
trong
quá
trình
hồi
phục
sau
phẫu
thuật,
bạn
cần
tập
luyện
ở
mức
vừa
phải.[3]
- Đi bộ hằng ngày là bài tập an toàn đối với nhiều loại hình phẫu thuật, vì thế bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về hoạt động thể chất này, cũng như thời gian bắt đầu tập luyện thích hợp.
- Tham khảm ý kiến bác sĩ và bác sĩ vật lý trị liệu về chương trình tập luyện phù hợp với bạn. Tiếp tục đi khám bác sĩ và bác sĩ vật lý trị liệu để kiểm tra tình trạng cơ thể và tiếp tục chương trình tập luyện nhằm cải thiện sức khỏe.
Tham khảo ý kiến bác sĩ[sửa]
-
Liên
lạc
với
bác
sĩ
nếu
nghi
ngờ
bị
huyết
áp
cao.
Nhiều
người
mắc
chứng
huyết
áp
cao
không
hề
nhận
biết
điều
này,
vì
thường
không
có
triệu
chứng
rõ
ràng.
Tuy
nhiên,
bạn
có
thể
lưu
ý
một
số
triệu
chứng
sau
đây:[7]
- Khó thở
- Đau đầu
- Chảy máu mũi
- Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị chia tách
-
Uống
thuốc
giảm
huyết
áp
theo
lời
khuyên
của
bác
sĩ.
Trong
thời
gian
phục
hồi
sau
phẫu
thuật,
bác
sĩ
có
thể
kê
toa
thuốc
trị
huyết
áp
cao.
Vì
thuốc
giảm
huyết
áp
có
khả
năng
tương
tác
với
loại
thuốc
khác,
bạn
cần
cung
cấp
thông
tin
tất
cả
các
loại
thuốc
mà
bạn
đang
sử
dụng
cho
bác
sĩ.
Chúng
có
thể
bao
gồm
thuốc
bán
sẵn
tại
quầy
thuốc,
chất
bổ
sung,
và
thuốc
thảo
dược.
Bác
sĩ
có
thể
kê
toa
các
loại
thuốc
sau:[8]
- Thuốc ức chế ACE. Loại thuốc này có tác dụng làm thư giãn mạch máu. Chúng có thể tương tác với nhiều dược phẩm, vì thế bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả loại thuốc mà bạn đang dùng.
- Thuốc chẹn kênh canxi. Loại này làm giãn nở mạch máu và giảm nhịp tim. Bạn cần lưu ý không uống nước ép nho trong lúc uống thuốc này.
- Thuốc lợi tiểu. Thuốc này khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên và giảm lượng muối trong cơ thể.
- Thuốc điều hòa hoạt động tim. Loại này giúp tim đập chậm và đều đặn hơn.
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
các
loại
thuốc
khác
mà
bạn
đang
dùng.
Nếu
lo
ngại
rằng
các
thuốc
đang
sử
dụng
hoặc
cần
uống
sau
phẫu
thuật
có
thể
làm
tăng
huyết
áp,
bạn
cần
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ.
Bác
sĩ
cần
nắm
rõ
toàn
bộ
thông
tin
về
các
loại
dược
phẩm
mà
bạn
đang
sử
dụng
để
kê
toa
phù
hợp.
Không
nên
ngưng
thuốc
trước
khi
trao
đổi
với
bác
sĩ.
Một
số
loại
thuốc
có
thể
tăng
huyết
áp
bao
gồm:[9]
- Thuốc giảm đau bán sẵn tại quầy thuốc. Chúng bao gồm thuốc kháng viêm không chứa steroid (Ibuprofen và các loại thuốc khác). Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình phục hồi.
- Một số loại thuốc tránh thai
- Thuốc trị nghẹt mũi và cảm lạnh, đặc biệt những loại có chứa pseudoephedrine.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/basics/symptoms/con-20019580
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/dash-diet/art-20048456
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019580
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/quit-smoking/basics/quitsmoking-action-plan/hlv-20049487
- ↑ http://www.cdc.gov/tobacco/campaign/tips/quit-smoking/?gclid=Cj0KEQjwrte4BRD-oYi3y5_AhZ4BEiQAzIFxn50B5ujyJXSGlpJtzX2Qf7_v9G9RJ1zrJpEGVhiINsAaAkrl8P8HAQ
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/basics/risk-factors/con-20019580
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blood-pressure-%28high%29/Pages/Symptoms.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blood-pressure-%28high%29/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/basics/causes/con-20019580