Sửa chữa toàn bộ cuộc sống của bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có từng nhìn lại những tuần, những tháng, hoặc những năm qua và nhận thức rằng một số vấn đề hoặc sai lầm nào đó liên tục xảy đến cho cuộc sống của bạn? Có bao giờ bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong thói quen nhàm chán và không biết làm cách nào để có thể thoát khỏi nó? Bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này. Bất kỳ người nào cũng phạm phải lỗi lầm – cho dù là do thiếu kinh nghiệm, thiếu khả năng tự nhận thức, hoặc không có người cố vấn hoặc người hướng dẫn để giúp chúng ta đi đúng hướng. Tuy nhiên, điều tốt lành là những lỗi lầm này không nhất thiết phải đeo bám bạn trong suốt cuộc đời. Bạn có khả năng đổi mới bản thân và cuộc sống của mình, và rút ra bài học từ sai lầm khi chúng xuất hiện.

Các bước[sửa]

Xác định Yếu tố khiến Bạn Hạnh phúc[sửa]

  1. Khám phá niềm đam mê của chính mình. Khi bạn đang sống một cuộc sống sôi nổi, bạn sẽ không phải sửa chữa quá nhiều thứ. Có thể là bạn không đang cảm thấy như vậy vào thời điểm hiện tại. Nếu không, bạn nên quay về với điểm bắt đầu để tìm hiểu về điều mà thật sự cần phải thực hiện để sống một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn.[1] Cầm lấy một cây bút và một tờ giấy và hoàn thành bài tập nhật ký sau đây. Viết ra câu trả lời cho câu hỏi sau:[2]
    • Tại sao mình lại ở đây? – Cân nhắc mục đích trước mắt của bạn trong cuộc sống, và nhân tố đã góp phần khiến bạn có mặt tại vị trí hiện tại.
    • Thiết lập danh sách 20 – 50 yếu tố khiến bạn hạnh phúc.
    • Điều tốt đẹp nhất đã từng xảy đến cho bạn là gì?
    • Năm điều mà bạn yêu thích ở bản thân là gì?
    • Liệt kê ba đặc điểm hoặc tính cách mà người khác sẽ sử dụng để mô tả về bạn.
    • Ước mơ của bạn là…
    • Sau khi bạn đã trả lời mọi câu hỏi trên, hãy liên kết chúng với nhau. Bằng cách nào để bạn có thể kết hợp mục đích hiện tại với việc hoàn thành ước mơ của bản thân? Làm sao để bạn vây quanh bản thân với nhiều yếu tố khiến bạn hạnh phúc hơn? Làm thế nào để bạn có thể khiến mọi người nhận thức được đặc điểm hoặc khả năng tích cực mà bạn nhận thấy ở chính mình?
  2. Suy nghĩ lại về thời điểm và về cách thức mà bạn đã đánh mất niềm đam mê của bản thân. Bây giờ thì bạn đã hiểu rõ yếu tố khiến bạn hạnh phúc, bạn hãy nhìn lại cuộc sống của mình và cố gắng xác định xem điều gì khiến bạn mất đi sự liên kết với những khao khát này.
    • Ví dụ, đôi khi, mục tiêu và khát vọng trong cuộc sống của chúng ta không phù hợp với mục tiêu của cha mẹ hoặc của gia đình. Chúng ta có thể sẽ bỏ qua niềm đam mê của bản thân để làm vui lòng người khác. Hành động này sẽ đem lại niềm vui cho chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn, và dần dần, chúng ta cảm thấy không hạnh phúc vì đã không được phép thỏa mãn khao khát cốt lõi của bản thân.
    • Cân nhắc ví dụ tiếp theo: Có thể là bạn đã từng có niềm đam mê được giúp đỡ ngưới khác trước khi học đại học. Khi tốt nghiệp và bước vào cuộc đua danh lợi, bạn đánh mất đam mê đó vì đắm chìm trong việc kiếm tiền và thanh toán hóa đơn.
  3. Ưu tiên cho đam mê và giá trị của bản thân bất kể cuộc sống của bạn có như thế nào. Có thể là bạn đã biết rằng bạn đánh mất khao khát của chính mình khi bạn bắt đầu ưu tiên cho mong muốn của người khác hoặc cho khía cạnh ít quan trọng hơn trong cuộc sống, thay vì yếu tố thật sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Bạn có thể sửa chữa điều này. Khi bạn dành ưu tiên cho sự tích cực, hoặc lên kế hoạch lắp đầy một ngày của bản thân với nhân tố có khả năng khơi gợi cảm giác tích cực một cách tự nhiên, bạn sẽ có cơ hội duy trì cảm xúc này một cách thường xuyên hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng biện pháp dành ưu tiên cho cảm xúc tốt đẹp sẽ hiệu quả hơn là thường xuyên đuổi theo hạnh phúc 24/7.[3]
    • Nhìn lại danh sách yếu tố khiến bạn hạnh phúc. Cân nhắc về cách mà bạn có thể trở nên chủ động và kết hợp một vài yếu tố hoặc hoạt động đó cuộc sống hằng ngày của bạn. Bằng cách này, bất kỳ khi nào có thể, bạn sẽ tham gia vào hoạt động đem lại niềm vui và sự bình yên cho tâm trí.
    • Ví dụ, nếu bạn yêu thiên nhiên, bạn nên lên kế hoạch đi dạo mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối cùng chú chó của mình, hoặc cùng người yêu hoặc bạn bè.
  4. Sống trong hiện tại. Bạn nên sống trong khoảnh khắc hiện tại, chứ không phải là trong quá khứ hoặc tương lai. Không ngừng ngẫm nghĩ về tình huống trong quá khứ và lo lắng về tương lai sẽ chỉ khiến bạn tách bản thân ra khỏi cuộc sống hiện tại. Bạn nên tích cực xây dựng niềm hạnh phúc của chính mình bằng cách tập trung vào từng giây phút trước mắt.
    • Thường xuyên nghỉ ngơi ngắn trong ngày và cố gắng tập trung vào hiện tại. Bạn có thể hít thở sâu. Suy nghĩ về môi trường xung quanh và cảm giác thể chất của bạn. Bạn trông thấy gì, ngửi được mùi gì, hoặc nghe được âm thanh gì? Cơ thể của bạn đang có cảm giác như thế nào? Tiếp tục hít thở sâu khi bạn hướng sự chú ý của bản thân vào sự kiện đang diễn ra trong khoảnh khắc này.[4]

Đánh giá Yếu tố Cần phải Thay đổi[sửa]

  1. Hãy từ tốn. Sửa chữa toàn bộ cuộc sống sẽ là quá trình khá phức tạp. Bạn cần phải hiểu rằng sự thay đổi có ý nghĩa không thể nào diễn ra chỉ sau một đêm. Ngay cả việc thay đổi một thói quen xấu cũng chứa đầy thử thách. Bạn nên biết rằng bạn hoàn toàn có thể tiến hành theo từng bước nhỏ.[5]
    • Hãy nhớ rằng bước đầu tiên của sự thay đổi có ý nghĩa là nhận thức rõ nguồn gốc xuất phát của vấn đề.[6] Chỉ cần trung thực với chính mình và thực hiện sự thay đổi nhỏ trong thói quen sẽ trở thành công cụ tuyệt vời để sửa chữa vấn đề.
    • Để xây dựng sự tự tin về kế hoạch cải thiện bản thân, bạn nên bắt đầu từ những bước nhỏ. Lựa chọn cải thiện từng khía cạnh mà bạn mong muốn. Tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực này cho đến khi bạn nhận thấy dấu hiệu cải thiện. Bạn có thể sẽ nhận thức được rằng thay đổi tích cực mà bạn thực hiện cho một khía cạnh nào đó của cuộc sống sẽ tác động đến các khía cạnh khác mà bạn không cần phải cố gắng.[7]
  2. Xem xét khuôn khổ hành vi khó hiểu. Để sửa chữa cuộc sống của chính mình, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng nhân tố góp phần khiến bạn bị kẹt trong sự nhàm chán này. Sẽ khá khó khăn để thừa nhận rằng chúng ta là người ngăn chặn bản thân tìm đến với hạnh phúc. Tuy nhiên, nhận thức rõ vấn đề này sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn, vì chỉ có bạn mới có thể tiến hành thực hiện thay đổi để cải thiện cuộc sống của mình. Bạn nên suy nghĩ về hành vi mà bạn liên tục thực hiện khiến bạn cảm thấy không hài lòng về cuộc sống.
    • Người không bao giờ có thể cảm thấy hạnh phúc thường có thói quen tương tự nhau. Chúng bao gồm:[8]
      • Biến bản thân thành nạn nhân.
      • Sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức ăn, tình dục, hoặc các hành vi nghiện ngập khác để đối phó.
      • Cảm thấy bất lực trong việc thay đổi trạng thái cảm xúc của bản thân.
      • Không quan tâm đến sức khỏe.
      • Sở hữu mối quan hệ không vững chắc.
  3. Tự hỏi bản thân xem liệu suy nghĩ của bạn có đang khiến bạn buồn phiền. Thỉnh thoảng, suy nghĩ tiêu cực là hành động phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn không ngừng cảm thấy thất vọng với cuộc sống của mình, cách suy nghĩ của bạn mới chính là thủ phạm gây nên tình trạng này. Suy nghĩ xuất hiện lặp đi lặp lại trong tâm trí sẽ có khả năng hủy hoại bạn và khiến bạn cảm thấy bất lực trong việc cải thiện cuộc sống của bản thân. Sau đây là 8 khuôn khổ suy nghĩ tiêu cực ở những người gặp phải tình trạng không hạnh phúc mãn tính. Bạn có thực hiện bất kỳ một hành động nào sau đây hay không?[9]
    • Tự nói chuyện với bản thân bằng câu nói tiêu cực: “Mình không thể…” hoặc “Mình không đủ giỏi…”
    • Nghĩ ngợi về quá khứ một cách tiêu cực: Phát lại hoặc nhai lại sự kiện tồi tệ hoặc căng thẳng đã từng xảy ra trong cuộc sống của bạn.
    • Giả định điều tồi tệ nhất: Giả định về sự tiêu cực trong mọi tình huống, hoặc nhìn cuộc sống với thái độ “bi quan”.
    • So sánh bản thân với người khác một cách khắc khe: Tin rằng họ hấp dẫn hơn, giàu có hơn, và sở hữu cuộc sống tốt hơn bạn.
    • Biến bản thân trở thành nạn nhân: Nhìn nhận bản thân như một người yếu đuối hoặc không có khả năng đối phó với tình huống hoặc với những người khó khăn.
    • Khó có thể tha thứ cho bản thân: Đắm mình trong tội lỗi quá khứ.
    • Đổ lỗi: Quy tội sự bất hạnh của bản thân cho người khác.
    • Sợ gặp phải thất bại hoặc phạm sai lầm: Thiết lập tiêu chuẩn quá cao và không hợp lý và trở thành người cầu toàn.
  4. Xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ của bạn. Nếu cuộc sống hiện tại của bạn đang khá chán nản, bạn cần phải đánh giá lại mối quan hệ trong xã hội của bạn. Lý tưởng nhất là bạn nên vây quanh bản thân với người tích cực, người truyền cảm hứng cho bạn, và người trân trọng con người thật của bạn. Mối quan hệ như thế này rất cần thiết cho sự hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu nó đang khiến bạn kiệt sức, khiến bạn nhụt chí, hoặc góp phần duy trì thói quen không lành mạnh của bạn, bạn cần phải tái đánh giá lại mối quan hệ của bản thân.[10]
    • Nếu bạn là người trưởng thành, bạn nên chịu trách nhiệm cho vai trò của chính mình trong mối quan hệ không tốt. Bất kể niềm tin của bạn là gì, bạn hoàn toàn có quyền giải thoát bản thân khỏi nó. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn gắn bó với mối quan hệ này, bạn nên biết rằng bạn đang hy sinh sự khỏe khoắn của chính mình.

Thực hiện Thay đổi Lành mạnh[sửa]

  1. Cải thiện sức khỏe thể chất. Nếu bạn phớt lờ sức khỏe của mình, sẽ khó để bạn có thể tận hưởng cuộc sống. Không ăn uống, ngủ, và tích cực hoạt động có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút và dẫn đến béo phì, ngoài ra, không quan tâm chăm sóc sự khỏe mạnh của bản thân cũng gây nên bệnh trầm cảm, lo lắng, và thậm chí là lão hóa sớm. Bạn nên tực hiện thay đổi tích cực để cải thiện sự khỏe khoắn của bản thân và sự mãn nguyện trong cuộc sống. Bạn nên cố gắng thực hiện những điều sau:[11]
    • Có chế độ ăn uống cân bằng
    • Thường xuyên tập thể dục và ngủ đầy đủ
    • Duy trì cân nặng lành mạnh
    • Ngừng hút thuốc lá
    • Hạn chế lượng rượu bia tiêu thụ
    • Thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe
  2. Tìm kiếm sự trợ giúp về mặt tâm lý đối với hành vi nghiện ngập. Vượt qua tình trạng lạm dục chất kích thích, cờ bạc hoặc nghiện tình dục sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của chuyên gia. Bước đầu, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để loại bỏ hành vi không lành mạnh này.[12]
  3. Phát triển thái độ tích cực. Nếu mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy và bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn khá tồi tệ, dần dần, bạn sẽ tin tưởng ở suy nghĩ này. Tạo nên sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới và trong cuộc sống của bản thân bằng cách tiến hành thay đổi nhỏ sau đây:[13]
    • Chúc mừng bản thân trước bất kỳ một thành công nào (dù nhỏ). Hãy trở thành người hâm mộ nhiệt tình nhất của chính mình. Thay vì nói rằng “Mình không thể”, bạn nên cố gắng nói “Mình có thể” nhiều hơn.
    • Duy trì sự kiên nhẫn. Bạn sẽ xây dựng lời tiên tri tự hoàn thành (self-fulfilling prophecy) khi bạn trông chờ kết quả trong một khung thời gian không thực tế. Bạn nên cho phép cuộc sống có thời gian để hình thành. Và tập trung vào thay đổi tích cực mà bạn thực hiện mỗi ngày.
  4. Chú tâm vào suy nghĩ của bản thân. Suy nghĩ tiêu cực sẽ gây nên trạng thái tinh thần tiêu cực, trong khi suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến điều ngược lại. Hãy ghi chú lại thời điểm khi bạn suy nghĩ tiêu cực và cố gắng biến đổi chúng thành tư duy thực tế và tích cực hơn. Bạn có thể điều chỉnh lại suy nghĩ của bản thân thông qua phương pháp sau:[14]
    • Lắng nghe tư duy tiêu cực hoặc vô ích bằng cách giám sát quá trình tự nói chuyện với chính mình.
    • Khi bạn nhận thấy bản thân đang suy nghĩ tiêu cực, hãy thay đổi chúng bằng câu nói thực tế hoặc hữu ích hơn. Ví dụ bạn có thể điều chỉnh tư duy "Mình đã không thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn! Mình sẽ không bao giờ xin được việc làm!", thành "Vài ngày sau, mình mới biết kết quả phỏng vấn. Có thể là mình đã thể hiện tốt hơn mình nghĩ; mình chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi ".
  5. Bày tỏ lòng biết ơn. Thay vì tập trung vào điều sai trái đang diễn ra hoặc yếu tố khiến bạn không vui trong cuộc sống, bạn nên chú ý nhận thức nhân tố khiến bạn cảm thấy may mắn, chẳng hạn như bạn có một mái nhà, bạn bè quan tâm đến bạn, và một công việc ổn định.
    • Viết nhật ký về sự biết ơn.[15] Bạn có thể sử dụng hình thức viết nhật ký truyền thống hoặc ứng dụng điện thoại. Bạn nên cam kết viết về yếu tố mà bạn cảm thấy biết ơn nhiều lần trong tuần. Chúng có thể bao gồm những điều mà bạn đã nghĩ rằng chúng sẽ không diễn ra tốt đẹp nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại, yếu tố mà bạn không thể sống thiếu chúng, hoặc người đã từng giúp đỡ bạn trong cuộc sống.
  6. Tự chăm sóc bản thân. Bạn nên thường xuyên dành thời gian cho chính mình. Cuộc sống sẽ trở nên không trọn vẹn nếu chúng ta dành mọi khoảnh khắc trong ngày chỉ để làm nhiệm vụ mà vòng lẩn quẩn của cuộc sống đề ra. Bạn nên lên kế hoạch cho khoảng thời gian “dành riêng cho chính mình” và thực hiện một điều gì đó có thể đem lại sự bình yên cho bạn.
    • Duy trì sự liên kết với trạng thái tinh thần là điều rất cần thiết cho sự khỏe mạnh về mặt cảm xúc.[16] Bạn nên thường xuyên nỗ lực tham gia vào hoạt động giúp giảm thiểu căng thẳng. Bạn có thể là đọc tiểu thuyết, chơi đùa với thú cưng, thiền, tập yoga, hoặc vẽ tranh.
  7. Phát triển hệ thống ủng hộ mạnh mẽ. Bạn nên cố gắng duy trì sự tương tác lành mạnh với người khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và về cuộc sống.[17] Nếu bạn không có nhiều bạn bè tốt trong hiện tại, hãy hòa mình vào xã hội và tìm kiếm họ. Bạn có thể kết nối với người mới theo nhiều cách khác nhau – tại công ty, trường học, nhà thờ, vị trí tình nguyện, hoặc trong một câu lạc bộ hoặc đoàn thể có liên quan đến một sở thích nào đó. Bạn cần phải bước ra vùng thoải mái của bản thân (comfort zone) và cố gắng khởi đầu cuộc trò chuyện với một người nào đó mà bạn gặp hằng ngày nhưng lại không biết gì về họ.

Lời khuyên[sửa]

  • Suy nghĩ về điều mà bạn có thể thực hiện nếu bạn biết chắc rằng mình sẽ thành công. Khi bạn tin tưởng ở kết quả cuối cùng, tin rằng sự cố gắng của bạn sẽ đem lại thành công, bạn sẽ sẵn sàng thực hiện nhiều điều khác. Tiếp cận mỗi thử thách mới với quan điểm này sẽ giúp bạn tiến đến thực hiện điều mà bạn chưa từng nghĩ đến!
  • Tập trung vào điều nhỏ nhặt - mục tiêu nhỏ, trước mắt mà bạn có thể nhanh chóng hoàn thành. Bạn sẽ có cảm giác trọn vẹn khi hoàn tất từng mục tiêu và động lực của bạn sẽ ngày càng gia tăng.
  • Suy nghĩ về quá trình này như một cuộc phiêu lưu lớn lao. Bạn chỉ cần chú tâm vào việc trải nghiệm nó và đích đến sẽ tự động xuất hiện.

Cảnh báo[sửa]

  • Quá trình này CHẮC CHẮN sẽ khó khăn, nhưng bạn cần phải tin rằng bước ra khỏi bóng tối và tiến về phía ánh sáng sẽ là điều tốt đẹp nhất mà bạn từng làm.
  • Nếu bạn đã từng là người tiêu cực, có cơ hội là bạn bè xung quanh bạn cũng khá tiêu cực. Họ có thể sẽ khó chấp nhận và điều chỉnh trước thay đổi của bạn. Hãy cho họ có thời gian, và cố gắng lôi kéo họ vào cách suy nghĩ tích cực hơn của bạn. Nếu họ không muốn thay đổi hoặc khiến bạn chùn bước, bạn nên kết thúc mối quan hệ với họ và kết bạn mới, tương tự như đối với sự tiêu cực trong cuộc sống của bạn.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Giấy và bút
  • Bạn bè và gia đình luôn ủng hộ bạn
  • Ý chí

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.today.mccombs.utexas.edu/2012/04/what-makes-you-happy
  2. https://www.holstee.com/blogs/mindful-matter/17370232-7-joyful-journal-prompts-to-find-out-what-makes-you-happy
  3. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/a_better_way_to_pursue_happiness
  4. http://www.positivityblog.com/index.php/2008/02/15/8-ways-to-return-to-the-present-moment/
  5. http://www.success.com/article/how-to-change-yourself-in-positive-ways
  6. https://www2.warwick.ac.uk/services/tutors/counselling/informationpages/selfawareness/
  7. https://www.linkedin.com/pulse/20140929110439-36073664-creating-positive-changes-in-your-life
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/where-science-meets-the-steps/201403/are-you-addicted-unhappiness
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/communication-success/201502/8-negative-attitudes-chronically-unhappy-people
  10. http://blogs.psychcentral.com/relationships/2012/01/toxic-couple-relationships-%E2%80%93-5-steps-to-healing-and-restoring-balance-4-of-4/
  11. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/healthy-living/what-you-can-do-to-maintain-your-health.html
  12. http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/frequently-asked-questions/where-can-family-members-go-information
  13. https://www.washington.edu/admin/hr/benefits/publications/carelink/tipsheets/positive-attitude.pdf
  14. http://www.usc.edu.au/media/3850/Reframingyourthinking.pdf
  15. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/tips_for_keeping_a_gratitude_journal
  16. http://www.centuryhealth.org/improving-quality-of-life/returning-to-optimal-health.cfm
  17. http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/

Liên kết đến đây