Sữa bò và nguy cơ ung thư

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Từ bao lâu nay, sữa bò luôn là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho con người, nhất là trẻ em và vị thành niên. Sữa bò cung cấp chất đạm, canxi, vitamin D và kali, giúp xương, răng và cơ phát triển chắc khoẻ [1]. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thông tin trên báo chí và diễn đàn chỉ ra sự liên hệ giữa sữa bò và nguy cơ ung thư khiến nhiều người trong đó có các bậc phụ huynh hoang mang và một số quyết định ngưng sữa, nhưng điều đó có đúng đắn? Ruy Băng Tím xin gởi đến bạn đọc bài viết dẫn chứng những phân tích tổng hợp (meta-analysis) của hơn 100 nghiên cứu mới và đáng tin cậy khắp nơi trên thế giới về mối liên hệ giữa sữa và bệnh ung thư.

Ảnh minh họa

Khả năng phòng chống ung thư của sữa bò[sửa]

Ung thư ruột kết và trực tràng (colorectal cancer)

  • Năm 2008, một nghiên cứu tổng hợp hơn 26.000 trường hợp từ 60 nghiên cứu quan sát nhỏ khác trải dài từ năm 1966 đến 2007 cho thấy canxi trong thực phẩm, nhất là bơ sữa, giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng đến 45%, trong khi canxi trong thuốc bổ chỉ giúp giảm được 25% [2]. Viện Ung Bứu Quốc Gia tại Hoa Kỳ đã đặt giả thuyết cho vai trò của canxi với bệnh ung thư rằng canxi gắn kết với các phân tử axit mật và axit béo trong đường tiêu hoá để tạo thành một phức hợp, ức chế khả năng phá huỷ của những axit đó lên tế bào biểu bì ruột [3]. Canxi có thể trực tiếp làm giảm sự phân bào của các tế bào thành ruột và cảm ứng các tế bào biệt hóa. Canxi còn cải thiện tín hiệu liên lạc giữa các tế bào góp phần diệt trừ những tế bào ung thư.
  • Năm 2013, một nghiên cứu theo dõi dài hạn (cohort study) tên EPIC ở châu Âu với khoảng nửa triệu người tham gia được theo dõi suốt 11 năm cũng khẳng định lại kết quả nghiên cứu trên nhưng cụ thể hơn là canxi trong bơ sữa có khả năng giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng [4].

Khả năng tăng nguy cơ ung thư của sữa bò[sửa]

Ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)[sửa]

  • Năm 2009, một nghiên cứu tổng hợp từ 25 nghiên cứu nhỏ khác từ năm 1984 đến 2003 cho thấy sự tương quan giữa việc uống sữa và ung thư tuyến tiền liệt [5]. Để giải thích cho quan sát này, các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng đa số bơ sữa được lấy từ bò đang mang thai nên lượng estrogen trong sữa khá cao. Sữa bò cũng chứa nhiều yếu tố tăng trưởng tựa insulin (insulin-like growth factor-I, viết tắt IGF-I) [5]. Đây là 2 nhân tố thúc đẩy ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Một nghiên cứu tổng hợp khác vào năm 2014 cũng khẳng định lại mối liên hệ trên và chỉ ra rằng uống nhiều sữa bò hay ăn những sản phẩm từ bơ sữa khác tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt [6].

Ung thư nội mạc tử cung (endometrial cancer)[sửa]

Năm 2011, tại Châu Âu, một nghiên cứu hồi cứu (retrospective study) trên 68.000 phụ nữ ở độ tuổi 34-59 trong suốt 26 năm đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn uống bơ, sữa, phô mai hằng ngày và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ mãn kinh không sử dụng thuốc hormone [7]. BS TS Gammaa và đồng nghiệp cũng chỉ ra rằng hết 60-80% estrogen được cơ thể hấp thụ là từ những thực những thực phẩm đó, nếu được đưa vào cơ thể hằng ngày, sẽ thúc đẩy quá trình phân chia tế bào ở nội mạc tử cung – một bước đầu của quá trình tạo khối u [7].

Ung thư buồng trứng (ovarian cancer)[sửa]

Năm 2005, một nghiên cứu tổng hợp khoảng 300 bệnh nhân ung thư buồng trứng từ 22 nghiên cứu nhỏ khác từ năm 2005 trở về trước cho thấy bơ sữa có thể tăng nguy cơ ung thư, nhưng kết quả không rõ nét bằng những nghiên cứu ở trên [8].

Ung thư gan (hepatocellular carcinoma)[sửa]

Năm 2014, nghiên cứu theo dõi dài hạn EPIC cũng phát hiện rằng lượng canxi, vitamin D, chất béo và đạm trong bơ sữa và phô mai có thể tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan, trong khi cùng những chất dinh dưỡng này lấy từ nguồn thực phẩm khác lại không ảnh hưởng nhiều tới gan [9].

Đã có rất nhiều dự án nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa sữa bò và ung thư ở vị trí khác trên cơ thể: vú, phổi, dạ dày, bàng quang, nhưng không tìm thấy ảnh hưởng lớn của sữa lên những vị trí đó hoặc các kết quả không thống nhất với nhau, đòi hỏi nhiều nghiên cứu nên đi sâu về vấn đề này hơn nữa trong tương lai [10] [11] [12] [13].

Nghiên cứu đang tiếp diễn[sửa]

Hiện tại, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đang thực hiện nghiên cứu EPIC với mục đích tìm ra sự liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng, lối sống, yếu tố môi trường và tỷ lệ mắc bệnh ung thư và những bệnh mãn tính khác [14]. Đây là một dự án lớn nhất thế giới quy tụ nửa triệu người tham gia ở 10 nước tại châu Âu trong vòng 15 năm. Bài viết này đã đề cập 2 trong số những kết quả của EPIC ở phần ung thư ruột kết và trực tràng và ung thư gan.

Ruy Băng Tím sẽ tiếp tục theo dõi sự án này và cập nhật kết quả sớm nhất có thể.

EPIC study

Vậy có nên uống sữa bò nữa không?[sửa]

Nên nhớ một điều là những nghiên cứu trên chỉ dựa vào quan sát và những giải thích đều là giả thuyết, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận một cách chắc chắn được việc sữa bò thúc đẩy ung thư thế nào, nhưng vẫn có thể xem đấy là một khả năng cao.

- Trẻ sơ sinh < 1 tuổi thì sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

- Người 1-18 tuổi vẫn nên cân nhắc uống bổ sung sữa bò, vì sữa bò là một nguồn dinh dưỡng cung cấp lượng canxi và đạm rất tốt, và ở độ tuổi này nhu cầu dinh dưỡng rất cao cho sự phát triển cơ thể toàn diện. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng sữa bò không phải là nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp các chất trên (xem thêm ở mục sau). Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng và chọn không cho trẻ uống sữa bò, thì có thể thay bằng sữa công thức và tăng cường dinh dưỡng bằng thực phẩm, hoặc có thể bổ sung thêm thuốc bổ dành cho trẻ em.

- Những người ở độ tuổi trưởng thành có thể chọn từ bỏ sữa bò, nhưng nên thay bằng một loại sữa khác, cũng tăng cường dinh dưỡng qua thực phẩm, hay bổ sung thêm thuốc bổ.

- Những người lớn tuổi không nên uống sữa bò vì ngay cả khi không tính yếu tố dinh dưỡng thì khả năng ung thư ở lứa tuổi này cũng đã rất cao hơn so với nhóm khác. Bất kỳ những yếu tố có khả năng gây ung thư, như sữa bò, cũng nên tránh ở nhóm này. Ngoài việc thay thế bằng loại sữa khác và tăng cường dinh dưỡng, thuốc bổ multivitamin cũng đóng vai trò rất quan trọng [15].

Có những cách nào bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tương đương sữa bò?[sửa]

- Canxi: cá hầm áp suất cao ăn luôn xương, các loại đậu, các loại thực phẩm từ đậu nành, rau xanh (cây cải, củ cải, cải xoăn, cải thìa) [1].

nguồn canxi thực vật

- Vitamin D: sữa hộp, cá (đặc biệt cá hồi và cá thu), trứng; tắm nắng trực tiếp khoảng 5-10 phút mỗi ngày và tránh nắng 10-3 giờ.

- Đạm: thịt gia cầm, hải sản, trứng, các loại đậu và hạt.

- Những loại sữa khác trên thị trường bạn có thể thay thế để uống hằng ngày: sữa bột công thức, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa gạo,…

Milk substitutes

Tổng kết[sửa]

- Theo những nghiên cứu tổng hợp mới nhất trên thế giới, sữa bò có thể phòng chống ung thư ruột kết và trực tràng, nhưng lại tăng nguy cơ ung thư ở tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung và gan.

- Sữa bò là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ em và vị thành niên để đảm bảo cơ thể phát triển toàn diện, còn những người ở tuổi trưởng thành và cao tuổi có thể chọn từ bỏ sữa bò vì khả năng tăng nguy cơ ung thư và thay thế bằng những loại sữa khác kèm thực phẩm.

Lưu ý[sửa]

Bài viết này chỉ có mục đích tham khảo, hoàn toàn không có ý định chữa trị bất cứ bệnh tật nào. Xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ hay điều trị viên có kiến thức và hiểu rõ về bệnh tình của bạn để được tư vấn thêm.

Đón đọc[sửa]

Mời bạn đón đọc tiếp những phần sau của Chuyên đề sữa và ung thư:

Tác giả[sửa]

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tee Nguyễn
  • Cố vấn khoa học: TS Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên Cứu City of Hope, Mỹ)

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 “Nutrients and health benefits.” United States Department of Agriculture’s Choose My Plate (2015). Web. May 25, 2016. <http://www.choosemyplate.gov/dairy-nutrients-health>
  2. Huncharek M, Muscat J, Kupelnick B. “Colorectal cancer risk and dietary intake of calcium, vitamin D, and dairy products: A meta-analysis of 26,335 cases from 60 observational studies.” Nutrition and Cancer 61.1 (2008). Web. May 25, 2016. <http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/01635580802395733>
  3. “Calcium and Cancer Prevention.” National Cancer Institute (2009). Web. May 25, 2016. <http://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/calcium-fact-sheet>
  4. Neil Murphy, Teresa Norat , Pietro Ferrari, Mazda Jenab, Bas Bueno-de-Mesquita, Guri Skeie, Anja Olsen, Anne Tjønneland, Christina C. Dahm, Kim Overvad, Marie Christine Boutron-Ruault, Françoise Clavel-Chapelon, Laura Nailler, Rudolf Kaaks, Birgit Teucher, Heiner Boeing, Manuela M. Bergmann, Antonia Trichopoulou, Pagona Lagiou, Dimitrios Trichopoulos, Domenico Palli, Valeria Pala, Rosario Tumino, Paolo Vineis, Salvatore Panico, Petra H. M. Peeters, Vincent K. Dik, Elisabete Weiderpass, Eiliv Lund, Jose Ramon Quiros Garcia, Raul Zamora-Ros, Maria José Sánchez Pérez, Miren Dorronsoro, Carmen Navarro, Eva Ardanaz, Jonas Manjer, Martin Almquist, Ingegerd Johansson, Richard Palmqvist, Kay-Tee Khaw, Nick Wareham, Timothy J. Key, Francesca L. Crowe, Veronika Fedirko, Marc J. Gunter, Elio Riboli. “Consumption of Dairy Products and Colorectal Cancer in European Prospective Investigation into Cancer Nutrition (EPIC).” PLoS One 8.9 (2013). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3759377/>
  5. 5,0 5,1 Qin L, Xu J, Wang P, Kaneko T, Hoshi K, Sato A. “Milk consumption is a risk factor for prostate cancer: meta-analysis of case-control studies.” Nutrition and Cancer 48.1 (2004). Web. May 25, 2016. < http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1207/s15327914nc4801_4>
  6. Aune D, Rosenblatt D, Chan D, Vieira A, Vieira R, Greenwood D, Vatten L, Norat T. “Dairy products, calcium, and prostate cancer risk: a systematic review and meta-analysis of cohort studies.” The American Journal of Clinical Nutrition (2014). Web. May 25, 2016. <http://ajcn.nutrition.org/content/early/2014/11/18/ajcn.113.067157.abstract>
  7. 7,0 7,1 Gammaa D, Xiahui C, Feskanich D, Hankinson S, Willett W. “Milk, dairy intake and risk of endometrial cancer: a 26-year follow-up.” International Journal of Cancer 130.11 (2012). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21717454>
  8. Larsson S, Orsini N, Wolk Alicja. “Milk, milk products and lactose intake and ovarian cancer risk: A meta-analysis of epidemiological studies.” International Journal of Cancer 118.2 (2006). Web. May 25, 2016. <http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ijc.21305/full>
  9. Duarte-Salles T, Fedirko V, Stepien M, Trichopoulou A, Bamia C, Lagiou P, Lukanova A, Trepo E, Overvad K, Tjønneland A, Halkjaer J, Boutron-Ruault MC, Racine A, Cadeau C, Kühn T, Aleksandrova K, Trichopoulos D, Tsiotas K, Boffetta P, Palli D, Pala V, Tumino R, Sacerdote C, Panico S, Bueno-de-Mesquita HB, Dik VK, Peeters PH, Weiderpass E, Torhild Gram I, Hjartåker A, Ramón Quirós J, Fonseca-Nunes A, Molina-Montes E, Dorronsoro M, Navarro Sanchez C, Barricarte A, Lindkvist B, Sonestedt E, Johansson I, Wennberg M, Khaw KT, Wareham N, Travis RC, Romieu I, Riboli E, Jenab M. “Dairy products and risk of hepatocellular carcinoma: the European prospective investigation into cancer and nutrition.” International Journal of Cancer 135.7 (2014). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24615266>
  10. Thomssen C. “Consumption of cow’s milk and possible risk of breast cancer.” Breast Care (Basel) 5.1 (2010). Web. May 25, 2016. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3357167/
  11. Yu Y, Li H, Xu K, Li X, Hu C, Wei H, Zeng X, Jing X. “Dairy consumption and lung cancer risk: a meta-analysis of prospective cohort studies.” Onco Targets Therapy (2015). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26766916>
  12. Sun Y, Lin L, Sang L, Dai C, Jiang M, Zheng C. “Dairy product consumption and gastric cancer risk: a meta-analysis.” World J Gastroenterol 20.42 (2014). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25400475>
  13. Li F, An S, Zhou Y, Liang Z, Jiao Z, Jing Y, Wan P, Shi X, Tan W. “Milk and dairy consumption and risk of bladder cancer: a meta-analysis.” Urology 78.6 (2011). Web. May 25, 2016. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22137695>
  14. “EPIC Study.” International Agency for Research on Cancer. World Health Organization (2016). Web. May 25, 2016. <http://epic.iarc.fr/>
  15. “Multivitamin/mineral supplements.” National Institutes of Health (2015). Web. May 25, 2016. <https://ods.od.nih.gov/factsheets/MVMS-HealthProfessional/>
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này