Sự bền bỉ - Chìa khóa dẫn đến thành công

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tiến sĩ tâm lý học Angela Lee Duckworth, Giảng viên Tâm lý, Đại học Pennsylvania, Mỹ. Cô dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một con người. Cô khẳng định “GRIT-sự bền bỉ, kiên trì, can đảm, luôn luôn nỗ lực” mới chính là chìa khoá để thành công.

“Khi tôi 27 tuổi, tôi đã từ bỏ công việc tư vấn quản lý đầy tham vọng để tới dạy toán lớp 7 tại trường công New York. Có thể nói công việc mới này gian nan hơn nhiều so với một tư vấn viên. Cũng như nhiều giáo viên khác, tôi soạn giáo án, đặt các câu hỏi và cho học sinh làm bài kiểm tra. Các em được giao bài tập về nhà và tôi sẽ chấm điểm các bài tập đó.

Tiến sĩ tâm lý học Angela Lee Duckworth

Điều khiến tôi bất ngờ đó là chỉ số IQ không nói lên được ranh giới giữa học sinh giỏi nhất và học sinh tồi nhất của tôi. Một số em học rất tốt nhưng chỉ số IQ chỉ ở mức vừa phải, ngược lại, một vài em được đánh giá rất thông minh thì điểm số cũng chỉ vừa đủ...

Trong giáo dục, chỉ số IQ như một thước đo được sử dụng để đánh giá chính xác khả năng tiếp thu bài học của học sinh. Nhưng đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi, ngoài chỉ số IQ, còn điều gì khác giúp bạn chạm tới thành công?

Tôi quyết định nghỉ dạy và trở thành bác sĩ tâm lý. Tôi bắt đầu nghiên cứu về trẻ em và người lớn trong mọi tình huống. Tôi luôn đặt ra câu hỏi trong số những người này ai có khả năng thành công và tại sao?

Nhóm nghiên cứu của tôi đến Học viện Quân sự West Point. Chúng tôi dự đoán học viên nào sẽ được tiếp tục tham gia huấn luyện và ai là người bỏ cuộc.

Chúng tôi đến quan sát tại cuộc thi Viết chính tả cấp Quốc gia và cố gắng đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhất trong cuộc thi.

Chúng tôi tìm đến những giáo viên mới vào nghề với đủ thứ áp lực và môi trường làm việc đầy thách thức. Chúng tôi đưa ra dự đoán xem ai sẽ là người ở lại giảng dạy đến cuối năm học và ai trong số họ cải thiện kết quả học tập của học sinh hiệu quả nhất.

Chúng tôi cộng tác với các công ty tư nhân, tìm hiểu xem các nhân viên bán hàng sẽ xoay xở ra sao với những khách hàng khó tính và ai trong số họ kiếm được nhiều tiền nhất.

Cuối cùng chúng tôi cũng đưa ra được kết luận. Trong tất cả những hoàn cảnh khác nhau đó luôn có một yếu tố nổi bật báo hiệu cho sự thành công. Nếu bạn đang nghĩ đến trí thông minh xã hội, vẻ ngoài ưa nhìn, thể lực tốt hay chỉ số IQ thì bạn đã nhầm. Sự bền bỉ mới chính là chìa khoá của sự thành công.

Sự bền bỉ bao gồm lòng đam mê và sự kiên trì để đạt tới một mục tiêu dài hạn. Bền bỉ nghĩa là có sức chịu đựng tốt. Bền bỉ hướng tới tương lai. Không phải một ngày, một tuần, một tháng hay một năm mà trong nhiều năm liền bạn không ngừng nỗ lực, cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình.

"Bền bỉ nghĩa là sống mà như thể cuộc đời là một cuộc thi chạy marathon chứ không phải cuộc thi chạy nước rút".

Sự thành công nằm ở cả quá trình bạn cố gắng ra sao, vượt qua nghịch cảnh như thế nào chứ không đơn giản chỉ là thành tựu cuối cùng bạn có được...

Tuy nhiên chúng ta ít biết việc thế nào là tính bền bỉ, hay khoa học cũng không đưa ra được cách thức xây dựng nó. Mỗi ngày, các giáo viên và bậc phụ huynh đều hỏi tôi những câu hỏi kiểu như “Làm thế nào để rèn luyện tính bền bỉ cho những đứa trẻ?, Làm thế nào để tôi có thể dạy chúng tin vào sức lao động?, Làm thế nào để tôi khiến chúng luôn cảm thấy có động lực?” Thành thật mà nói thì chính tôi cũng không biết làm thế nào.

Điều tôi biết và có thể nói với các bạn đó là những người tài năng chưa chắc đã bền bỉ. Những số liệu của chúng tôi cho thấy nhiều người rất tài giỏi nhưng lại không kiên trì với mục tiêu của mình, họ cả thèm chóng chán và ít khi đi đến cùng. Có một sự thật là trong các nghiên cứu của tôi, tính bền bỉ thường không liên quan thậm chí đối nghịch với tài năng.

Đến bây giờ, quan điểm hay nhất tôi từng được nghe về cách xây dựng tính chăm chỉ ở trẻ đó là "tư tưởng cầu tiến." Đây là một quan điểm được phát triển tại Đại học Stanford bởi Carol Dweck. Quan điểm này nói rằng khả năng học tập không phải thứ không thể thay đổi. Nó có thể thay đổi dựa vào những nỗ lực của bạn. Tiến sĩ Dweck chỉ ra rằng nhiều đứa trẻ được đọc và học về não bộ cùng sự thay đổi cũng như phát triển mỗi khi gặp thách thức sẽ không sợ thất bại vì chúng tin rằng không có thất bại nào là vĩnh viễn.

Vì vậy “tư tưởng cầu tiến” là một tư tưởng tuyệt vời cho việc xây dựng tính bền bỉ. Nhưng chúng ta đều biết rằng chỉ thế thôi là chưa đủ, chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần phải đánh giá xem liệu chúng ta đã thành công hay chưa và chúng ta phải sẵn sàng thất bại hay phạm sai lầm, để bắt đầu lại với những bài học đã học được. Nói cách khác, chúng ta cần phải bền bỉ trong việc khiến những đứa trẻ trở nên bền bỉ hơn.

Xin cảm ơn!"

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • TED: TED
  • Dịch bởi: linh truong hoang
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này