Say nhanh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi lúc khi tham gia tiệc tùng hay sự kiện, bạn có thể muốn say thật nhanh. Có nhiều cách để say như chọn rượu bia có độ cồn cao hoặc uống nhanh. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận vì có thể bị ngộ độc rượu bia. Nếu say quá nhanh, bạn có nguy cơ uống quá nhiều rượu bia. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, do đó bạn nên biết chừng mực. Khi bắt đầu cảm thấy say xỉn, hoặc khó chịu, bạn nên nghỉ ngơi trong giây lát. Tuy rằng uống rượu bia có thể mang lại niềm vui, nhưng bạn nên ưu tiên sức khỏe của mình trước.

Các bước[sửa]

Lựa chọn đồ uống phù hợp[sửa]

  1. Lưu ý nồng độ cồn. Mỗi loại bia, rượu táo, và các loại thức uống khác có nồng độ cồn khác nhau. Nếu muốn say nhanh, bạn nên chọn đồ uống có nồng độ cồn cao. Trên vỏ chai thường ghi sẵn nồng độ cồn. Phần trăm càng cao bạn càng nhanh say.[1]
    • Bia có nồng độ cồn cao thường dao động từ 15-18%. Loại bia này có thể là sản phẩm của công ty sản xuất bia quy mô nhỏ độc lập thay vì công ty lớn.
    • Bia với nồng độ cồn 11% cũng có thể phát huy tác dụng. Nếu không tìm được loại 15-18%, bạn có thể thay bằng loại 11%.
    • Uống có chừng mực. Một số loại bia mạnh có thể làm bạn quay cuồng. Giảm tốc độ uống khi cảm thấy chóng mặt. Nếu bắt đầu cảm thấy khó chịu, bạn nên ngừng uống. Nếu không bạn sẽ bị ngộ độc rượu bia.
  2. Chọn đồ uống ăn kiêng kết hợp với rượu mạnh. Pha rượu với hỗ hợp ăn kiêng, chẳng hạn như soda ăn kiêng, có thể làm bạn say nhanh hơn. Lý do là vì soda thường là một loại thực phẩm làm chậm quá trình hấp thu rượu bia của cơ thể. Soda ăn kiêng không được xem là thức ăn, khiến cho cơ thể hấp thu rượu bia nhanh hơn.[2]
    • Mọi người thường ít khi để ý đến việc say nhanh khi pha rượu với đồ uống ăn kiêng. Nếu pha rượu với soda ăn kiêng, bạn nên lưu ý rằng mình sẽ say hơn so với dự tính.
  3. Thử đồ uống có ga. Loại đồ uống này khiến bạn say nhanh hơn. Nếu muốn say nhanh và thích sâm panh hoặc rượu nho pha soda, bạn có thể gọi đồ uống có ga.[3]
    • Đồ uống có ga bao gồm sâm panh, rượu vang sủi bọt, rượu nho pha soda, và đồ uống pha với nước khoáng.
  4. Chọn rượu mạnh thay cho bia. Rượu mạnh có thể làm bạn say nhanh hơn so với bia hoặc rượu vang vì chúng có nồng độ cồn cao. Bạn có thể uống vài ngụm để say nhanh vì cơ thể đang hấp thu đồ uống có độ cồn cao với tốc độ nhanh. Vodka được chứng minh có khả năng làm tăng tốc độ say xỉn. Bạn có thể uống rượu mạnh nếu muốn say thật nhanh.[4]
    • Ghi nhớ rằng mỗi quán bar sẽ pha chế đồ uống với nồng độ cồn cao hoặc thấp. Ví dụ, một số nhân viên pha chế sẽ dùng nhiều rượu hơn trong thức uống.
    • Bạn có thể gọi phần đồ uống gấp đôi. Khi đó lượng thức uống sẽ bao gồm hai phần thông thường. Nếu uống nhiều và nhanh hơn, bạn sẽ say nhanh.
    • Rượu mạnh có nồng độ cồn rất cao. Nếu uống quá nhiều có thể làm bạn khó chịu. Bạn chỉ nên uống một hoặc hai phần rượu mạnh.

Ăn uống đúng cách[sửa]

  1. Thư giãn khi uống rượu bia. Căng thẳng cực độ có thể làm giảm tốc độ say. Nếu đang tham gia hoạt động gây căng thẳng trong lúc uống rượu bia, hoặc cảm thấy áp lực khi ở trong tình huống này, bạn có thể lâu say hơn.[5]
    • Trấn tĩnh trước khi uống rượu bia. Trước khi ra ngoài, bạn nên làm hoạt động giúp thư giãn. Xem chương trình ưa thích, đọc sách, hoặc áp dụng kỹ thuật hít thở sâu.
    • Đi uống cùng bạn bè giúp bạn giảm căng thẳng, thay vì làm gia tăng áp lực. Nếu đi với người bạn khiến mình cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ lâu say hơn.
  2. Ăn nhẹ trước khi uống. Bạn không nên uống khi bụng đói vì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trước khi uống. Thức ăn khiến cho cơ thể chậm hấp thu rượu bia. Nếu uống sau khi ăn no, bạn sẽ khó say nhanh.[5]
    • Ăn nhẹ vài tiếng trước khi uống. Ăn đồ trộn, bánh mì kẹp nhỏ, một phần cá hoặc mỳ ống nhỏ.
    • Không bao giờ uống khi bụng đói. Điều này sẽ làm bạn say nhanh, nhưng lại khiến bạn khó chịu. Ngoài ra uống khi bụng đói còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  3. Uống theo nhóm. Nếu uống với bạn bè, bạn thường có xu hướng uống nhanh. Chúng ta thường hay uống nhiệt tình khi có nhiều người xung quanh. Uống nhanh khiến bạn say nhanh và uống nhiều hơn. Khi đó bạn sẽ say xỉn với tốc độ nhanh.[6]
    • Tuy nhiên bạn cần theo dõi lượng đồ uống của mình. Khi uống cùng với nhóm người bạn rất dễ mất kiểm soát, đặc biệt là những người lâu say. Lưu ý cảm giác của bản thân trong lúc uống. Nếu bắt đầu cảm thấy khó chịu, bạn nên dừng lại ngay cả khi bạn bè muốn uống thêm.
  4. Chọn ly hình cầu. Uống bằng ly bia thông thường có thể khiến bạn lâu say. Ly hình cầu hoặc có đường rãnh có thể giúp bạn say nhanh. Lý do là vì bạn không thể xác định chính xác lượng đồ uống khi dùng ly hình cầu so với ly thẳng. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ uống nhanh hơn vì không chắc mình đã uống bao nhiêu.[4]
    • Nếu bạn uống tại quầy bar, nhân viên sẽ dùng ly hình cầu nếu bạn gọi bia hoặc sâm panh.
    • Nếu uống tại nhà, bạn có thể mua ly hình cầu với giá thành rẻ tại siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.

Bảo đảm an toàn[sửa]

  1. Uống có chừng mực. Nếu muốn say nhanh, bạn nên biết giới hạn của mình. Không để bản thân cảm thấy khó chịu. Cân nhắc lượng đồ uống và biết kiểm soát chính mình.[7]
    • Bạn có thể xác định chừng mực trong lần tiệc tùng trước đây. Ví dụ, bạn cảm thấy khó chịu và mất trí khi uống hết bốn chai bia.
    • Nếu mới bắt đầu uống, có thể bạn chưa chắc về khả năng uống của mình. Chú ý cảm giác của mình. Nếu bắt đầu cảm thấy khó chịu, hoặc chóng mặt, bạn nên ngừng lại trong thời điểm này. Ngoài ra bạn có thể nhờ bạn bè trông chừng và nhắc nhở khi thấy bạn mất kiểm soát.
    • Bạn cần phải kiểm soát tình hình ngay cả khi đã say. Điều này có thể không dễ dàng nếu bạn đang cố gắng uống nhanh.
    • Nghỉ ngơi nếu bắt đầu cảm thấy chếnh choáng. Bạn không cần phải tiếp tục uống để duy trì trạng thái say xỉn. Thay vào đó bạn nên ngừng lại sau khi cảm thấy không còn tỉnh táo.
  2. Không uống rượu bia khi bụng đói. Nhiều người không ăn trước khi uống để nhanh say hơn. Điều này không hề tốt chút nào. Bạn nên ăn ít thức ăn trước khi uống. Ngoài ra bạn cũng nên ăn dặm thêm trong lúc uống. Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như đậu hạt hay phô mai.[7]
  3. Cố gắng uống có chừng mực trong mọi hoàn cảnh. Thỉnh thoảng say xỉn có thể mang lại niềm vui, đặc biệt là trong sự kiện xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài. Trong hầu hết tình huống, bạn chỉ nên uống từ một đến hai ly nhằm đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe.[8]
  4. Kiểm tra thuốc trước khi uống. Rượu bia có thể tác động đến một số loại thuốc. Nếu chuẩn bị uống rượu bia, bạn nên kiểm tra thông tin thuốc nhằm bảo đảm rằng chúng không tương tác với rượu bia.[8]
    • Tránh dùng thuốc giảm đau sau đêm tiệc tùng. Loại thuốc này tương tác với rượu bia và làm tổn thương gan và các bộ phận khác. Thuốc giảm đau kèm theo acetaminophen rất nguy hiểm.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Lượng rượu bia cần hấp thu để nhanh say tùy thuộc vào cân nặng, lượng thức ăn có trong bụng, và khả năng chịu được rượu bia. Cân nhắc những yếu tố này trong khi uống, và không nên tranh đua hay theo kịp bạn bè vì họ có khả năng chịu đựng tốt hơn.
  • Độ cồn của đồ uống hỗn hợp tùy thuộc vào cách pha chế của nhân viên. Một số người thường pha loãng đồ uống hơn so với người khác.
  • Say nhanh không có nghĩa là quá say với tốc độ nhanh. Sau khi uống vài ly, bạn nên nghỉ 30 phút trước khi uống tiếp để cơ thể có thời gian chuyển hóa rượu bia.

Cảnh báo[sửa]

  • Uống khi bụng đói cực kỳ nguy hiểm. Bạn không nên uống rượu bia nếu chưa ăn uống gì; thay vào đó bạn nên ăn trước khi uống vài tiếng để cảm thấy nhẹ bụng nhưng không đói.
  • Luôn uống có chừng mực. Không uống khi lái xe, đang mang thai, hoặc chưa đủ tuổi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]