Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Suy nghĩ tích cực
Từ VLOS
(đổi hướng từ Suy nghĩ Tích cực)
Có cách nhìn tích cực là một sự lựa chọn. Bạn có thể chọn cách nghĩ làm cho tâm trạng vui vẻ, có cái nhìn xây dựng hơn trong những tình huống khó khăn, và điểm tô một ngày của mình với cách tiếp cận trong công việc tươi sáng và tràn trề hy vọng hơn. Bằng cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, bạn bắt đầu thay đổi tâm trạng tiêu cực và nhìn cuộc sống tràn đầy giải pháp và triển vọng thay cho những lo lắng và trở ngại. Nếu bạn muốn học cách suy nghĩ tích cực hơn, hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đánh giá Suy nghĩ của mình[sửa]
- Có trách nhiệm với thái độ của bản thân. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của mình và cách nhìn cuộc sống như thế nào là do bạn chọn.[1] Nếu có xu hướng suy nghĩ tiêu cực thì đó là cách bạn chọn. Bằng cách thực hành, bạn có thể chọn cách nhìn tích cực hơn.[2]
-
Hiểu
lợi
ích
khi
là
người
suy
nghĩ
tích
cực.
Chọn
suy
nghĩ
tích
cực
không
chỉ
giúp
bạn
kiểm
soát
cuộc
sống
và
khiến
trải
nghiệm
mỗi
ngày
trở
nên
thú
vị
mà
còn
tốt
cho
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần
cũng
như
khả
năng
thích
nghi
với
những
thay
đổi.
Nhận
thức
được
những
lợi
ích
đó
có
thể
giúp
bạn
chủ
động
suy
nghĩ
tích
cực
hơn
một
cách
thường
xuyên.[3]
Dưới
đây
là
một
số
lợi
ích
từ
việc
suy
nghĩ
lạc
quan:
- Tuổi thọ tăng
- Giảm tỷ lệ trầm cảm và đau khổ
- Tăng sức đề kháng đối với cảm lạnh thông thường
- Sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn
- Tăng kỹ năng giải quyết vấn đề khi bị căng thẳng
- Phát triển khả năng tự nhiên trong việc thiết lập quan hệ và sự gắn kết
-
Viết
nhật
ký
để
ghi
lại
suy
nghĩ
của
mình.
Ghi
chép
suy
nghĩ
có
thể
giúp
bạn
nhìn
lại
và
đánh
giá
các
kiểu
suy
nghĩ
của
bạn.
Hãy
viết
cảm
nghĩ
ra
và
cố
gắng
điểm
mặt
những
yếu
tố
dẫn
đến
suy
nghĩ
tích
cực
và
tiêu
cực.
Dành
20
phút
cuối
ngày
để
theo
dõi
lối
suy
nghĩ
của
bạn
có
thể
là
cách
hay
để
xác
định
suy
nghĩ
tiêu
cực
và
có
kế
hoạch
thay
đổi
thành
suy
nghĩ
tích
cực.
- Nhật ký của bạn có thể viết dưới hình thức nào bạn thích. Nếu bạn không muốn viết những đoạn văn dài thì chỉ cần liệt kê 05 suy nghĩ tích cực và tiêu cực điển hình trong ngày.
- Đảm bảo dành thời gian và cơ hội đánh giá và xem lại thông tin trong nhật ký. Nếu viết nhật ký hàng ngày, bạn nên xem lại vào cuối tuần.
Đối phó với Suy nghĩ Tiêu cực[sửa]
-
Xác
định
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
vô
thức.
Để
tránh
suy
nghĩ
tiêu
cực
ảnh
hưởng
đến
cái
nhìn
tích
cực,
bạn
cần
cảnh
giác
hơn
với
"những
suy
nghĩ
tiêu
cực
vô
thức".
Khi
phát
hiện
ra
chúng,
bạn
phải
vào
vị
trí
đối
phó
và
ra
mệnh
lệnh
để
đẩy
những
suy
nghĩ
đó
ra
khỏi
đầu
bạn
ngay
lập
tức.[4][5]
- Một ví dụ về suy nghĩ tiêu cực vô thức là khi bạn biết sắp thi, bạn nghĩ: “Mình sẽ thi trượt mất”. Suy nghĩ này là vô thức vì đó là phản ứng ban đầu khi bạn nghe về bài thi.
-
Đối
phó
với
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Kể
cả
khi
bạn
dành
phần
lớn
cuộc
đời
suy
nghĩ
tiêu
cực,
bạn
cũng
không
phải
tiếp
tục
như
vậy.
Bất
cứ
lúc
nào
suy
nghĩ
tiêu
cực,
đặc
biệt
là
một
cách
vô
thức,
hãy
dừng
lại
và
đánh
giá[6]
dù
suy
nghĩ
đó
là
đúng
hay
chính
xác.[7]
- Một cách để đối phó với suy nghĩ tiêu cực là lạc quan. Hãy viết ra suy nghĩ tiêu cực và xem bạn sẽ phản ứng thế nào nếu người khác nói suy nghĩ đó cho bạn. Nó giống như bạn đưa ra chứng cứ lạc quan để bác bỏ suy nghĩ tiêu cực của người khác, dù bạn thấy khó làm việc đó với chính mình.[8]
- Ví dụ, bạn có thể nghĩ tiêu cực là: “Mình thường xuyên thi trượt”. Nếu thường xuyên thi trượt như vậy, bạn đã không thể tiếp tục học ở trường được. Hãy xem lại hồ sơ hoặc bảng điểm và tìm những bài thi đạt điểm trung bình; chúng sẽ giúp bạn chống lại suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí bạn có thể tìm thấy những bài thi được điểm 7 và 8, điều đó càng khẳng định suy nghĩ tiêu cực của bạn là thái quá.
-
Thay
suy
nghĩ
tiêu
cực
bằng
suy
nghĩ
tích
cực.
Một
khi
bạn
cảm
thấy
tự
tin
rằng
bạn
có
thể
phát
hiện
và
đối
phó
với
suy
nghĩ
tiêu
cực,
bạn
đã
sẵn
sàng
chủ
động
lựa
chọn
thay
thế
suy
nghĩ
tiêu
cực
bằng
suy
nghĩ
tích
cực.[6]
Điều
này
không
có
nghĩa
mọi
thứ
trong
cuộc
sống
của
bạn
luôn
lạc
quan;
có
nhiều
cảm
xúc
khác
nhau
là
chuyện
bình
thường.
Tuy
nhiên,
bạn
có
thể
hành
động
để
thay
cách
suy
nghĩ
không
có
ích
hàng
ngày
bằng
những
suy
nghĩ
giúp
bạn
phát
triển.
- Ví dụ, nếu bạn nghĩ: “Có lẽ mình sẽ thi trượt mất”, hãy dừng lại. Bạn vừa phát hiện ra suy nghĩ tiêu cực và đánh giá sự chính xác của suy nghĩ này. Giờ hãy cố thay bằng suy nghĩ tích cực. Đó không nhất thiết là sự lạc quan mù quáng, chẳng hạn như: “Chắc chắn mình sẽ được điểm 10, dù mình chẳng học tí nào”. Đơn giản chỉ là: “Mình sẽ dành thời gian học và chuẩn bị để thi tốt nhất trong khả năng của mình”.
- Sử dụng sức mạnh của câu hỏi. Khi bạn đặt câu hỏi cho chính mình, não sẽ tìm câu trả lời. Nếu bạn tự hỏi rằng: "Tại sao cuộc sống lại khổ như vậy?" não của bạn sẽ cố gắng trả lời câu hỏi đó. Điều tương tự sẽ xảy ra khi bạn tự hỏi: "Sao mình lại may mắn thế nhỉ?". Tự đặt ra những câu hỏi hướng sự tập trung vào suy nghĩ tích cực.
- Giảm tối đa những tác động bên ngoài khơi gợi sự tiêu cực. Bạn có thể thấy một số loại nhạc hoặc trò chơi điện tử hay phim bạo lực ảnh hưởng đến thái độ chung của bạn.[9] Cố gắng giảm hết sức nguy cơ ảnh hưởng bởi những tác nhân kích thích bạo lực hay căng thẳng và dành thêm thời gian nghe nhạc êm dịu và đọc sách. Âm nhạc tốt cho tâm trí và sách viết về những suy nghĩ tích cực có thể đem lại cho bạn những mẹo hay để trở thành người hạnh phúc hơn.
-
Tránh
"suy
nghĩ
đối
lập".
Với
kiểu
suy
nghĩ
này,
thường
được
biết
đến
là“sự
phân
cực”,
những
thứ
bạn
gặp
sẽ
chỉ
là
hoặc
đúng
hoặc
sai;
không
có
sắc
thái
khác.
Điều
này
có
thể
khiến
mọi
người
nghĩ
rằng
những
gì
họ
làm
hoặc
phải
hoàn
hảo
hoặc
là
vô
nghĩa.[10]
- Để tránh cách suy nghĩ này, hãy đón nhận các sắc thái của cuộc sống. Thay vì nghĩ về hai kết quả (tích cực và tiêu cực), hãy liệt kết tất cả những kết quả ở giữa để thấy mọi việc không phải kinh khủng như bạn nghĩ.
-
Ví
dụ,
nếu
bạn
sắp
phải
thi
và
không
cảm
thấy
thoải
mái
với
nội
dung
ôn
thi,
bạn
có
thể
không
muốn
thi
hoặc
không
muốn
học.
Bởi
vậy,
nếu
bạn
thi
trượt
là
do
bạn
không
cố
gắng.
Tuy
nhiên,
bạn
đã
bỏ
qua
thực
tế
là
bạn
có
thể
làm
tốt
hơn
nếu
dành
thời
gian
chuẩn
bị
trước
khi
thi.
- Bạn cũng nên tránh suy nghĩ rằng bài thi của bạn chỉ có kết quả hoặc là điểm tốt hoặc là điểm liệt. Còn có nhiều điểm ở giữa khoảng cách điểm tốt và điểm liệt.
-
Tránh
"cá
nhân
hóa".
Cá
nhân
hóa
là
luôn
giả
định
bạn
là
người
đáng
trách
mỗi
khi
có
chuyện
không
hay
xảy
ra.
Nếu
suy
nghĩ
thái
quá,
bạn
có
thể
mắc
bệnh
hoang
tưởng
và
nghĩ
không
ai
thích
bạn
hay
muốn
kết
bạn
với
bạn,
và
mỗi
hành
động
nhỏ
của
bạn
cũng
sẽ
khiến
người
khác
thất
vọng.[10]
- Những người có tư tưởng cá nhân hóa có thể nghĩ: "Sáng nay, Vân không cười với mình. Chắc mình đã làm gì để cô ấy buồn". Tuy nhiên, có nhiều khả năng là Vân có một ngày không vui và tâm trạng của cô ấy không liên quan gì đến bạn.
-
Tránh
việc
"lọc
suy
nghĩ".
Điều
này
xảy
ra
khi
bạn
chọn
chỉ
nghe
mặt
tiêu
cực
của
tình
huống.
Hầu
hết
các
tình
huống
đều
có
những
yếu
tố
vừa
tốt
vừa
xấu,
và
bạn
có
thể
nhận
ra
chúng.
Nếu
bạn
nghĩ
theo
cách
tiêu
cực,
bạn
sẽ
không
nhìn
thấy
mặt
tích
cực
của
tình
huống
nào
cả.[11]
- Ví dụ, bạn thi và được điểm 5 cùng với lời phê của giáo viên là kết quả thi tốt hơn nhiều so với lần trước. Việc lọc suy nghĩ sẽ khiến bạn chỉ nghĩ tiêu cực về điểm 5 mà quên mất thực tế là bạn đã tiến bộ hơn.
-
Tránh
"trầm
trọng
hóa
vấn
đề".
Điều
này
nảy
sinh
khi
bạn
luôn
cho
rằng
kết
quả
xấu
nhất
sẽ
xảy
ra.
[12]
Trầm
trọng
hóa
vấn
đề
luôn
gắn
với
mối
lo
về
việc
thực
hiện
kém.
Bạn
có
thể
đối
phó
với
tình
trạng
này
bằng
cách
suy
nghĩ
thực
tế
về
kết
quả
dự
kiến.
- Ví dụ, bạn có thể nghĩ là bạn sẽ thi trượt dù đã học. Người hay trầm trọng hóa vấn đề sẽ suy diễn thêm rằng bạn sẽ thi trượt, phải bỏ học, rồi thất nghiệp phải sống vất vưởng. Nếu suy nghĩ thực tế về kết quả tiêu cực, bạn sẽ nhận thấy thi hỏng một lần không nhất thiết có nghĩa bạn trượt cả khóa học, và sẽ phải bỏ học.
-
Đi
đến
một
nơi
yên
tĩnh.
Một
nơi
riêng
tư
sẽ
có
ích
khi
bạn
muốn
cải
thiện
tâm
trạng.
Nhiều
người
thấy
rằng
dành
một
chút
thời
gian
đi
lang
thang
sẽ
giúp
tâm
trạng
tốt
hơn.[13]
- Nếu nơi làm việc của bạn có khu vực ngoài trời với ghế băng và bàn dã ngoại thì hãy dành chút thời gian hàng ngày ra ngoài để được tỉnh táo hơn.
- Nếu bạn không thể đến một nơi yên tĩnh thì hãy thử ngồi thiền và để tâm trí tập trung nghĩ về một nơi dễ chịu với thời tiết tươi đẹp.[14]
Sống Lạc quan[sửa]
- Cho bản thân thời gian để thay đổi. Phát triển nhân sinh quan tích cực chính là phát triển một kỹ năng. Giống như những kỹ năng khác, cần có thời gian trau dồi, đòi hỏi sự tập luyện hết mình với những lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng đừng suy nghĩ tiêu cực nữa.[15]
- Tích cực về thể chất. Nếu bạn thay đổi thói quen về thể chất hay cơ thể, trí não bạn cũng sẽ thay đổi theo. Để cảm thấy hạnh phúc hơn, hãy tiếp cận cơ thể mình theo cách tích cực. Tạo dáng ngay ngắn, đứng thẳng, giữ cho vai xuôi và mở ra phía sau.[16] Sự thất vọng sẽ làm bạn cảm thấy tiêu cực hơn. Hãy cười thường xuyên. Đừng chờ đến lúc mọi người cười với bạn, nụ cười sẽ cho thấy cơ thể bạn vui vẻ hơn.[17][16]
-
Tập
quan
tâm.
Chú
ý
hơn
về
hành
động
và
cuộc
sống
của
mình
sẽ
khiến
bạn
thấy
hạnh
phúc
hơn.
Khi
bạn
thực
hiện
mọi
điều
trong
cuộc
sống
như
một
cái
máy,
bạn
sẽ
quên
tìm
niềm
vui
trong
công
việc
hàng
ngày.
Quan
tâm
đến
mọi
thứ
xung
quanh,
sự
chọn
lựa
cũng
như
hoạt
động
hàng
ngày,
bạn
sẽ
kiểm
soát
cuộc
sống
và
sự
hạnh
phúc
tốt
hơn.[14]
- Cân nhắc tập thiền như là cách để định tâm và tập trung tối đa. Với việc ngồi thiền từ 10 đến 20 phút mỗi ngày vào những lúc thuận tiện, bạn sẽ tăng khả năng nhận thức về bản thân và hiện tại, giúp bạn khoanh vùng những suy nghĩ không hay với sự tự chủ cao hơn.[14]
- Tham gia lớp học yoga. Yoga cũng có thể giúp bạn nhận thức tốt hơn về thế giới khi thực hành hít thở.[18]
- Thậm chí việc dừng lại để hít thở sâu và thư giãn tâm trí trong giây lát cũng có thể làm bạn hạnh phúc hơn.[19]
-
Hãy
khám
phá
mặt
sáng
tạo
trong
bạn.
Nếu
bạn
chưa
có
cơ
hội
khám
phá
khả
năng
sáng
tạo
của
mình,
thì
giờ
là
lúc
làm
việc
đó.
Dành
thời
gian
cho
nghệ
thuật
với
đôi
tay
hay
khám
phá
những
suy
nghĩ
sơ
khai
nhất
của
bạn
có
thể
tạo
ra
điều
kì
diệu,
cho
bạn
sức
mạnh
để
suy
nghĩ
sáng
tạo
và
nhờ
đó
sẽ
nghĩ
tích
cực
hơn.[20]
Thậm
chí
nếu
bạn
không
nghĩ
mình
có
năng
khiếu
sáng
tạo
thì
cũng
có
nhiều
cách
để
bạn
thể
hiện
bản
thân
để
trở
nên
tích
cực
hơn.[21]
- Tham gia lớp học về những thứ bạn chưa từng làm bao giờ như: làm đồ gốm, hội họa, nghệ thuật cắt dán sử dụng chất liệu tổng hợp, thơ ca hay làm mộc.[22]
- Thử học các môn thủ công như đan lát, may vá hay thêu móc. Các cửa hàng bán đồ thủ công và hướng dẫn trực tuyến là những nguồn hữu ích dành cho người mới học nhưng không muốn đến lớp.
- Tập vẽ hàng ngày. Xem lại những bức vẽ cũ và sáng tạo để biến chúng thành những bức tranh mới.
- Trở thành người viết thơ văn sáng tạo. Thử viết thơ, truyện ngắn, hay thậm chí tiểu thuyết. Bạn cũng có thể đọc thơ trong đêm giao lưu mở rộng.
- Thử đóng kịch, phục trang giống một nhân vật trên truyền hình hoặc trong truyện cười mà bạn yêu thích, hoặc thử tham gia vào sân khấu cộng đồng.[22]
-
Sống
giữa
những
người
lạc
quan.
Chúng
ta
thường
chịu
ảnh
hưởng
bởi
những
người
xung
quanh
mình.
Nếu
bạn
thấy
những
người
sống
quanh
bạn
có
xu
hướng
tiêu
cực,
hãy
tìm
đến
chỗ
có
những
người
sống
tích
cực
hơn.[23]
Việc
này
sẽ
bồi
đắp
sự
tích
cực
trong
bạn.
Nếu
bạn
có
người
thân
gần
gũi
trong
gia
đình
hoặc
những
người
quan
trọng
khác
thường
có
lối
sống
tiêu
cực
thì
hãy
động
viên
họ
cùng
chung
hành
trình
hướng
tới
sự
tích
cực
với
bạn.
- Tránh xa những người làm bạn giảm nhiệt huyết và động lực. Nếu không thể tránh, hoặc không muốn tránh, hãy học cách khiến họ không thể làm bạn buồn và hạn chế giao tiếp với họ.[24]
- Tránh hẹn hò với những người có cái nhìn tiêu cực. Nếu bạn đang có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ bị rơi vào bẫy. Nếu bạn bắt đầu mối quan hệ với một người đang phải cố gắng suy nghĩ tích cực, lựa chọn tốt nhất là cùng nhau tìm chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ.
-
Đặt
ra
những
mục
tiêu
ý
nghĩa.
Dù
mục
tiêu
của
bạn
là
gì,
bạn
cần
nỗ
lực
để
đạt
được
điều
đó
và
tin
tưởng
vào
lý
do
thực
hiện.
Khi
đã
đạt
được
mục
tiêu
đầu
tiên,
bạn
sẽ
có
hứng
khởi
để
tiếp
tục
với
những
mục
tiêu
còn
lại,
cũng
như
đặt
ra
những
mục
tiêu
mới
trong
cuộc
sống.
Với
mỗi
mục
tiêu
đạt
được,
dù
nhỏ
chừng
nào,
bạn
sẽ
có
thêm
tự
tin
và
lòng
tự
tôn,
tạo
nên
sự
tích
cực
trong
cuộc
sống.[25]
- Làm việc để đạt được mục tiêu, thậm chí chỉ là những bước nhỏ, có thể làm bạn thấy vui hơn.[26]
-
Đừng
quên
dành
thời
gian
vui
chơi.
Những
người
cho
phép
mình
thường
xuyên
vui
đùa
trong
cuộc
sống
có
xu
hướng
hạnh
phúc
và
lạc
quan
hơn
vì
cuộc
sống
không
phải
chỉ
có
công
việc
và
sự
buồn
tẻ
vô
tận.
Sự
hài
hước
sẽ
giảm
bớt
mệt
nhọc
trong
công
việc
và
những
thách
thức.
Hãy
nhớ
rằng
niềm
vui
đối
với
mỗi
người
là
không
giống
nhau,
vì
vậy,
bạn
cần
dành
thời
gian
để
tìm
một
hoạt
động
mà
bạn
thấy
thích
thú.[27]
- Luôn dành thời gian để cười. Đi chơi với những người khiến bạn có thể cười thoải mái, đến câu lạc bộ hài kịch, hay xem một bộ phim hài hước. Sẽ khó có thể suy nghĩ tiêu cực khi mà bạn vui vẻ.
Lời khuyên[sửa]
- "Tích cực thu hút tích cực" giống như "tiêu cực thu hút tiêu cực". Nếu bạn là người tốt bụng, dễ mến và luôn giúp đỡ mọi người, bạn có thể hy vọng được đối xử tương tự. Ngược lại, nếu bạn là người thô lỗ, cư xử không đúng mực và không tử tế, mọi người sẽ không tôn trọng bạn, sẽ tránh bạn bởi vì thái độ khó ưa và xem thường người khác của bạn.
- Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được tình huống trong cuộc sống nhưng bạn có thể kiểm soát được cách bạn nghĩ và cảm nhận về chúng. Bạn có thể chọn nhìn nhận mọi việc một cách tích cực hay ngược lại. Bạn là người quyết định.
- Sống khỏe và ăn uống lành mạnh. Đó là những nền tảng quan trọng để có nhân sinh quan tích cực, sẽ rất khó để cảm thấy tích cực nếu bạn không khỏe về thể chất và tinh thần.
- Cười thường xuyên. Cười và những cảm xúc tích cực có được từ phim hài, giải trí, trêu đùa và hoạt động vui vẻ là một phần quan trọng để giữ cho tinh thần sảng khoái. Cũng sẽ không sao nếu bạn cười khi đang trong giai đoạn khủng hoảng nhất, đôi khi sự hài hước là điều bạn cần để bắt đầu giải quyết vấn đề.
- Nếu bạn cảm thấy một ngày trôi qua không vui vẻ, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp đã xảy ra trong ngày, nghĩ về việc những điều tồi tệ lẽ ra còn có thể xấu hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một ngày của bạn đã diễn ra vui vẻ như thế nào khi nhìn lại theo cách đó.
- Có ý thức kiểm soát cuộc sống là một phần quan trọng của suy nghĩ về triển vọng tích cực.
- Thừa nhận việc xem xét mọi việc tích cực hơn dễ như thế nào.
Cảnh báo[sửa]
- Đôi khi lo lắng về quá khứ hay tương lai sẽ hạn chế suy nghĩ tích cực. Nếu bạn bị ám ảnh bởi quá khứ, hãy để những kỷ niệm buồn hay tồi tệ trong quá khứ hướng bạn tới những trải nghiệm hiện tại, học cách thừa nhận điều đã xảy ra mà không để chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và triển vọng hiện tại. Nếu việc bạn hoàn toàn tập trung vào tương lai ảnh hưởng không tốt đến hiện tại, hãy cố gắng bớt lo lắng về điều sắp đến và sống trong hiện tại nhiều hơn.
- Nếu bạn có ý định tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Không chỉ cuộc sống đáng sống mà bạn xứng đáng sống trọn vẹn. Có nhiều người sẵn sàng giúp bạn vượt qua khó khăn và tuyệt vọng.
- Lo lắng và trầm cảm là hai trạng thái thực sự cần được chăm sóc. Chúng không giống như suy nghĩ tiêu cực thông thường, mặc dù những suy nghĩ như vậy có thể là một phần của việc kéo dài/tích tụ của sự lo lắng và trầm cảm. Hãy điều trị ngay đối với những căn bệnh tinh thần này, càng được giúp đỡ sớm, bạn càng chóng trở lại cuộc sống bình thường và khỏe mạnh.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/12/09/scientific-proof-that-you_n_4384433.html
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/train-yourself-to-be-more-positive-in-5-steps/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/09/13/positive-thinking-day-steps_n_5810744.html
- ↑ http://ccvillage.buffalo.edu/Village/WC/wsc/outlines_and_handouts/feel_better_fast/hand05.html
- ↑ 6,0 6,1 http://ccvillage.buffalo.edu/Village/WC/wsc/outlines_and_handouts/feel_better_fast/hand05.html
- ↑ http://www.healthlinkbc.ca/healthtopics/content.asp?hwid=uf9857
- ↑ http://cmhc.utexas.edu/selfesteem.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/peacemeal/201301/what-happens-if-you-dont-watch-what-you-watch
- ↑ 10,0 10,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
- ↑ http://cmhc.utexas.edu/selfesteem.html
- ↑ http://www.health.harvard.edu/press_releases/spending-time-outdoors-is-good-for-you
- ↑ 14,0 14,1 14,2 http://greatist.com/happiness/thinking-negative-thoughts-mindfulness-meditation
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/hope-relationships/201409/6-ways-become-more-positive-today
- ↑ 16,0 16,1 https://www.psychologytoday.com/blog/hope-relationships/201409/6-ways-become-more-positive-today
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/12/09/scientific-proof-that-you_n_4384433.html
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/10-tips-to-overcome-negative-thoughts-positive-thinking-made-easy/
- ↑ http://www.fredonia.edu/counseling/pdf/BreatheWithCredit.pdf
- ↑ https://www.authentichappiness.sas.upenn.edu/learn/creativity
- ↑ http://www.pbs.org/thisemotionallife/topic/creativity/creativity
- ↑ 22,0 22,1 http://time.com/3111054/be-more-creative/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/09/13/positive-thinking-day-steps_n_5810744.html
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/train-yourself-to-be-more-positive-in-5-steps/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/dont-delay/200806/goal-progress-and-happiness
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/dont-delay/200806/goal-progress-and-happiness
- ↑ http://www.gretchenrubin.com/happiness_project/2011/01/your-happiness-project-have-more-fun/