Tái tổ chức cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi kỳ vọng mà nền văn hóa đề ra cho chúng ta sẽ dễ khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Một vài người bị mắc kẹt với nhiều nghĩa vụ nhỏ nhặt đến nỗi họ quên mất ưu tiên của mình. Quá trình tái tổ chức cuộc sống bao gồm suy nghĩ kỹ càng về khao khát thật sự của bạn. Sau đó, bạn sẽ có quyền tự do để tiến hành thực hiện thay đổi trong cuộc sống hằng ngày dựa trên nguyện vọng cao nhất của bản thân trong việc đem lại sự hạnh phúc phúc và khỏe khoắn cho chính mình.

Các bước[sửa]

Xem xét lại cuộc sống[sửa]

  1. Hình dung về bản chất tốt đẹp nhất của chính mình.[1] Phẩm chất quan trọng nhất của bạn là gì? Hiểu rõ năng khiếu có một không hai mà bạn có thể sử dụng để giúp ích cho thế giới sẽ giúp bạn xác định hướng đi trong cuộc sống. Bạn nên dành một vài giờ để suy nghĩ kỹ càng về yếu tố khiến bạn trở thành người đặc biệt.
    • Dành thời gian để đến những nơi mà bạn có thể là chính mình sẽ là phương pháp khá tốt để xác định yếu tố hình thành nên con người bạn. Bạn nên cố gắng tìm đến nơi mà bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên, hoặc dành thời gian cho người thấu hiểu bạn. Đặc điểm nào xuất hiện rõ nét nhất khi bạn được là chính mình?
    • Tham khảo ý kiến của người mà bạn tin tưởng về phẩm chất đáng quý mà họ nhận thấy ở bạn cũng sẽ khá hữu ích. Đôi khi, sẽ khá khó khăn để chúng ta có thể nhìn nhận rõ điểm mạnh của mình.
  2. Thiết lập danh sách ưu tiên.[2] Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về ưu tiên cá nhân ngoài những nghĩa vụ hiện tại mà bạn phải thực hiện. Bạn cần ghi nhớ về khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc sống, và dành ưu tiên cho hoạt động có thể đem lại cho bạn những khoảnh khắc này. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải suy nghĩ về điều khả thi và ngược lại, bạn chỉ cần nghĩ về nhân tố giúp tạo động lực cho bạn. Biện pháp này sẽ giúp bạn nhận thức rõ yếu tố mà bạn trân trọng thay vì chiến lược mà bạn nên sử dụng để đạt được chúng. Bạn nên duy trì sự ngắn gọn và dễ hiểu cho danh sách – không quá năm mục. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi sau để có thể liên kết với ưu tiên của chính mình:
    • Bạn muốn sống cuộc sống của mình như thế nào?
    • Bạn có muốn trở nên khỏe mạnh và đầy sức sống?
    • Bạn có muốn hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn với mọi người trong cuộc sống?
    • 10 năm sau, điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy tự hào khi nói về bản thân?
  3. Viết ra lịch làm việc mỗi ngày.[3] Một ngày bình thường của bạn sẽ đòi hỏi những hoạt động nào? Bằng cách thiết lập lịch làm việc mỗi ngày, không phải là điều mà bạn mong muốn cho bản thân mà là hoạt động mà bạn thật sự sẽ thực hiện, bạn sẽ dễ dàng nhận biết chiến lược hiện tại để có thể đáp ứng ưu tiên của bản thân.
    • Bây giờ thì bạn đã có sẵn lịch làm việc, bạn nên tìm hiểu xem liệu ưu tiên của bạn có mặt trong lịch hoạt động hằng ngày. Liệu bạn có thể hình thành mối liên hệ giữa yếu tố mà bạn trân trọng và nhiệm vụ mà bạn phải thực hiện mỗi ngày hay không? Ví dụ, nếu bạn đã dùng bữa sáng đầy dinh dưỡng, bạn có thể liên kết hành động này với ưu tiên trong việc duy trì cơ thể và tinh thần khỏe mạnh của bản thân. Nếu bạn không thể nhận thức được mối liên quan giữa cách thức bạn sử dụng thời gian và ưu tiên quan trọng của mình, bạn sẽ phải tiến hành xem xét lại toàn bộ mọi việc.
  4. Tách rời yếu tố cấp bách và yếu tố có giá trị. Bạn nên xem xét lại lịch làm việc hằng ngày, sắp xếp mọi hoạt động mà bạn thực hiện vào hai danh mục khác nhau: cấp bách và có giá trị. Mọi hành động của chúng ta đều có một ý nghĩa nào đó, nếu không, chúng ta sẽ không muốn thực hiện chúng.[4] Bạn nên nhận thức rõ hành động cấp bách mà bạn phải làm, có nghĩa là bạn có cảm giác như thể bạn đang phải chịu áp lực và phải nhận lấy hậu quả khi không thực hiện nó. Sau đó, hãy tìm kiếm hoạt động khác có giá trị hơn. Nếu một điều nào đó khá đáng giá với bạn thì có nghĩa là bản chất của nó khá thú vị, và tương quan với ưu tiên của bạn (cho dù chỉ là một chút).
    • Ví dụ, có lẽ bạn cảm thấy bối rối về việc lựa chọn thời điểm phù hợp để gọi điện thoại cho mẹ của bạn. Bạn nên tự hỏi bản thân: có phải bạn gọi điện cho mẹ mỗi ngày bởi vì nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ cảm thấy có lỗi hoặc lo sợ rằng bạn sẽ gây tổn thương cho mẹ? Hoặc, có phải là bạn thường xuyên trò chuyện với mẹ vì bạn dành ưu tiên cho gia đình và quá trình này sẽ thắp lên ngọn lửa của sự gắn kết trong tâm hồn bạn? Lựa chọn đầu tiên cho thấy hoạt động này là cấp bách, và lựa chọn thứ hai là hoạt động có giá trị.
  5. Thiết lập danh sách nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn. Chúng không phải chỉ bao gồm nghĩa vụ quan trọng, chẳng hạn như thanh toán tiền thuê nhà hoặc mua thức ăn, mà còn là nghĩa vụ đối với người khác. Điều quan trọng mà bạn cần phải thực hiện để có thể thoát khỏi sự trừng phạt hoặc xấu hổ là gì? Mặc dù chúng sẽ không biến mất hoàn toàn, nhận thức rõ hành động xuất phát từ nỗi sợ sẽ giúp bạn mài giũa khả năng nhận thức giữa phản ứng dựa trên sự ưu tiên và dựa trên sự sợ hãi, sự cấp bách hay là nghĩa vụ.
    • Dần dần, bạn sẽ tìm hiểu được cách để đưa ra quyết định khác biệt về việc cần làm và thời điểm phù hợp để tiến hành nó. Lúc này, bạn nên quan tâm đến sự ưu tiên và sự phát triển của bạn hơn là chỉ tập trung vào việc lo sợ phải lãnh nhận hậu quả.
    • Bắt đầu nhận thức rõ về nghĩa vụ mà bạn có thể thay đổi, phân chia, hoặc giao phó cho người khác để bảo vệ giá trị và ưu tiên của bản thân. Liệu cô dì, bạn bè, hoặc đồng nghiệp của bạn có thể giúp bạn hoàn thành một nửa nghĩa vụ của mình? Hoặc có lẽ nhiệm vụ đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của người khác – bạn nên gia tăng cơ hội để người đó có thể trở nên có trách nhiệm hơn và tiến hành xử lý nhiệm vụ.
  6. Suy nghĩ về mối quan hệ của bạn. Để sống mà không trở nên choáng ngợp hoặc bối rối với các ưu tiên của chính mình, bạn cần phải vây quanh bản thân với người đem lại sự thoải mái cho bạn đủ để bạn có thể trở nên tự tin và sáng tạo hơn. Lần sau khi bạn ra khỏi nhà, hãy ý thức hơn trong việc xác định người cung cấp cho bạn năng lượng và người khiến bạn cảm thấy quá trình trò chuyện trở thành như một công việc phải làm. Biện pháp này sẽ giúp cung cấp cho bạn linh cảm về người thật sự có thể đem lại cho bạn sự nuôi dưỡng, khiến bạn dễ dàng cảm thấy được khích lệ hơn là bị ép buộc trong mối quan hệ với người khác.
    • Tự hỏi bản thân câu hỏi sau đây một cách trung thực: “Người nào khiến mình có cảm giác thấp bé khi ở cạnh? Người nào khiến mình cảm thấy như sự đóng góp của mình là khá tầm thường?”. Bạn sẽ ngạc nhiên (và run rẩy) khi biết rằng người mà bạn yêu thương nhiều nhất thường sẽ khiến bạn trở nên khiêm tốn và kiềm chế cảm xúc thật sự của chính mình.

Thay đổi quan điểm[sửa]

  1. Trân trọng sự thảo luận khó khăn. Có khá nhiều người mà chúng ta cần phải làm việc và chia sẻ cùng họ trong cuộc sống, tuy nhiên, họ thường sở hữu phong cách cũng như sự ưu tiên khác nhau. Có phải là bạn từng muốn thiết lập một cuộc trò chuyện nào đó, nhưng lại gạt nó sang một bên vì bạn lo sợ trước phản ứng của người đó? Bạn nên trò chuyện với đối phương về sự bất đồng của bạn mà không phán xét hoặc kết tội họ.[5] Sau đó, bạn có thể động não về cách xử lý sự khác biệt này trong tâm trí. Đôi khi, chúng đòi hỏi bạn phải thực hiện giải pháp nhanh chóng để loại bỏ sự thất vọng hoặc bất mãn khỏi cuộc sống hằng ngày.
    • Ví dụ, đồng nghiệp của bạn luôn muốn bạn thực hiện công việc mà bạn không hề yêu thích đó là lưu trữ hồ sơ. Nếu bạn bình tĩnh trình bày cho đồng nghiệp của bạn biết rằng công việc này là nguồn gốc chính đem lại sự khó chịu cho bạn, bạn có thể tìm cách để chia sẻ gánh nặng. Có thể đồng nghiệp của bạn chỉ đơn giản là quên phải thực hiện nhiệm vụ này và muốn phớt lờ nó hoàn toàn. Bất kể như thế nào, bạn hoàn toàn có quyền tiến hành điều chỉnh để có thêm thời gian rảnh rỗi dành riêng cho hoạt động mà bạn yêu thích.
  2. Dành thời gian cho bản thân.[6] Bạn nên nhớ thường xuyên kiểm tra bản thân và ưu tiên của mình. Bạn nên tưởng tượng rằng bạn đang gặp gỡ người bạn tốt mà bạn có thể trút hết mọi sự bất an và câu hỏi thầm kín nhất về hướng đi trong cuộc sống. Bây giờ, hãy quan sát xem liệu bạn có thể trở thành người bạn đó với chính mình hay không. Nếu bạn có thể tử tế và thấu hiểu như người bạn đó, bạn sẽ trở nên gần gũi và thông cảm với bản thân nhiều hơn bất kỳ một người nào khác.
    • Bạn càng dành nhiều thời gian ở một mình ngoài trời thì càng tốt. Mỗi khi có thể, bạn nên ở một mình trong sân sau nhà bạn hoặc đi đến công viên gần nhà. Biện pháp này sẽ khiến bạn ngừng nhắc nhở bản thân về công việc mà bạn cần phải thực hiện và chú ý hơn đến vẻ đẹp tại nơi mà bạn đang hiện diện để sống chậm lại và quý trọng cuộc sống nhiều hơn.
  3. Biến đổi quá trình tự nói chuyện với bản thân một cách tiêu cực thành lời khích lệ.[7] Nhiều người trong số chúng ta thường suy nghĩ rằng "Mình không thể làm được điều này", hoặc "Mình không đủ giỏi" mà không hề hay biết. Mỗi khi bạn nhận thức được rằng bạn đang hạ thấp chính mình hoặc xem bản thân như người bất tài, bạn nên cố gắng chống chọi lại nó bằng cách đưa ra lời khẳng định về điều mà bạn có thể thực hiện.
    • Giả sử bạn được giao làm một bài báo cáo trong lớp với lời gợi ý dài dòng, khó hiểu. Một giọng nói trong đầu bạn sẽ xuất hiện và nói với bạn rằng bạn sẽ không thể giải quyết nó vì đã quá trễ nải. Bạn nên đáp lại giọng nói này bằng cách cho nó biết rằng bạn có thể chịu đựng áp lực khá tốt hoặc rằng bạn là một nhà văn sở hữu khá nhiều hiểu biết bất kể mọi chủ đề.
  4. Nuôi dưỡng sự chấp nhận đối với quá khứ.[8] Bạn sẽ không thể tái tổ chức cuộc sống mà không giải thoát bản thân khỏi sự hối tiếc hoặc nỗi oán giận trong quá khứ. Nếu có thể, bạn nên chuộc lỗi với người mà bạn không thể giải quyết vấn đề với họ. Họ có thể là người cha/mẹ mà bạn đã không gặp mặt trong nhiều năm hoặc người bạn mà bạn chưa từng gặp lại sau một cuộc tranh cãi. Nếu bạn cảm thấy tức giận sau khi chia tay hoặc thất vọng với bản thân vì đã không nhận được sự thăng chức mà bạn luôn mong muốn, bạn sẽ tiêu tốn nguồn năng lượng cần thiết giúp bạn tiến hành thay đổi.
    • Khi chuộc lỗi, bạn không cần phải đối chất dài dòng về chuyện đã xảy ra. Điều quan trọng là bạn cần phải cho người đó biết rằng bạn đã nhận ra vấn đề chưa được giải quyết giữa cả hai, và rằng bạn muốn tiến bước trong cuộc sống cùng với sự tôn trọng dành cho họ cũng như lòng biết ơn trước bài học mà bạn đã rút ra từ trải nghiệm này. Viết email ngắn gọn cho người đó sẽ giúp bạn nhận thức mức độ trưởng thành của bản thân từ tình huống trong quá khứ. Trực tiếp đối mặt với bí mật chôn giấu sẽ đem lại cảm giác bình yên cho bạn.

Lên kế hoạch tiến hành thay đổi[sửa]

  1. Bắt đầu mỗi ngày với danh sách việc cần làm.[9] Thiết lập danh sách là cách tuyệt vời để loại bỏ cảm giác hỗn loạn và choáng ngợp. Chúng đồng thời cũng sẽ giúp bạn quản lý căng thẳng bằng cách cung cấp cho bạn hình ảnh về mức độ công việc mà bạn cần phải làm. Khi bạn sử dụng danh sách việc cần làm như là điểm bắt đầu, bạn có thể nhận biết rõ khoảng thời gian trống mà bạn có thể dùng để điều chỉnh hoạt động hằng ngày của mình. Một khi bạn trông thấy danh sách này, bạn nên tái sắp xếp chúng sao cho yếu tố quan trọng với bạn và với hạnh phúc của bạn sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu thay vì hoạt động thường được xem là cấp bách.
    • Ví dụ, có lẽ bạn sắp đến hạn thanh toán hóa đơn trong 4 ngày. Tuy nhiên, đi dạo quanh khu phố cũng là hoạt động nằm trong danh sách của bạn. Dành thời gian để thanh toán hóa đơn chắc chắn sẽ giúp xoa dịu căng thẳng cho bạn – nó là nghĩa vụ mà bạn có thể “tống khứ”! Nhưng vì hôm nay không phải là ngày đến hạn thanh toán, bạn có thể lựa chọn xử lý hóa đơn khi cần thiết, vì hôm nay, vận động và nghỉ ngơi là nhân tố quan trọng hơn cho sự hạnh phúc của bạn.
  2. Dọn dẹp sạch sẽ.[10] Sở hữu không gian sạch sẽ ở nhà, công sở, v.v, sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng hoàn thành công việc mà chúng ta cảm nhận. Dọn dẹp nhà cửa tươm tất, không ngần ngại loại bỏ vật dụng hư hỏng và đem tặng đồ dùng mà bạn không còn cần đến. Tái chế sách báo và hóa đơn cũ đang chồng chất trong tủ, và thực hiện tương tự cho thế giới ảo. Bạn nên xóa bỏ email, ghi chú, và thông tin liên lạc cũ đầy ắp trong thư mục. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và mở cửa cho điều mới mẻ và khác biệt tìm đến với không gian của bạn.
  3. Điều chỉnh thói quen ngủ của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần thiếu ngủ trong một vài ngày, nhiều người sẽ trải nghiệm tâm trạng không vui và giảm thiểu khả năng điều chỉnh cảm xúc tiêu cực.[11]. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít có cảm hứng để hoàn thành công việc mà bản thân bạn đã nhìn nhận như ưu tiên hàng đầu.
    • Nếu bạn không thể ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm, bạn nên ngủ trưa một chút sau đêm thiếu ngủ. Tìm hiểu cách để cải thiện thói quen ngủ sẽ khá hữu ích.
  4. Tìm kiếm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tổ chức lại cuộc sống có thể là thay đổi thức ăn mà bạn tiêu thụ và thói quen ăn uống mỗi ngày của bạn. Trừ khi bạn dành ưu tiên và yêu thích cải thiện kỹ năng nấu nướng của bản thân, bạn nên phát triển thói quen về thời điểm bạn nên đi mua thực phẩm và chuẩn bị thức ăn. Bạn không nên tạo cơ hội để sự căng thẳng có thể phát sinh khi phải tiến hành xác định món ăn và thời gian bạn muốn dùng bữa.
    • Lập danh sách thực phẩm cơ bản mà bạn cần phải có để luôn có thể chuẩn bị bữa ăn nhanh hoặc bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng. Bằng cách sở hữu lựa chọn đáng tin cậy, bạn sẽ có thể tránh xa quá trình ăn uống quá nhiều hoặc quá ít đi kèm với (và làm trầm trọng thêm) sự căng thẳng.
  5. Tập thể dục để loại bỏ sự lo lắng. Tập thể dục sẽ giúp não phóng thích endorphin, adrenaline, và các loại chất hóa học khác góp phần xoa dịu căng thẳng và cải thiện tâm trạng buồn bã.[12] Mọi loại vận động đều đã được chứng minh sẽ giúp điều chỉnh chức năng của cơ thể và thúc đẩy cảm giác khỏe khoắn. Yoga, tập tạ, bài tập tim mạch đều là lựa chọn khá tốt.[13]
    • Bạn không nên tập thể dục đến nỗi nó sẽ gây ảnh hưởng đến việc duy trì sự ưu tiên của bạn. Mục tiêu ở đây là giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn để có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn, chứ không phải tăng thêm nghĩa vụ mà bạn không quan tâm. Nếu bạn biết rõ rằng gia tăng sức chịu đựng của cơ bắp không phải là ưu tiên của bạn trong cuộc sống, bạn nên lựa chọn đi bộ nhanh thay vì tập tạ.
  6. Giám sát tật xấu của bản thân. Bạn có thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, hoặc “dán mắt” vào TV? Tật xấu không phải là vấn đề, nhưng cách bạn thực hiện chúng có thể giúp bạn nhận biết thói quen sử dụng thời gian của bản thân. Bằng cách có ý thức hơn trước vai trò của tật xấu trong cuộc sống – và chúng thường sẽ thay đổi – bạn sẽ có thể tìm hiểu phương pháp để tận dụng chúng một cách có trách nhiệm hơn mà không phải loại bỏ chúng hoàn toàn. Ví dụ, lần sau khi bạn đi nhậu cùng bạn bè, hãy tự hỏi bản thân: "Liệu hành động này có giúp mình tiến đến thực hiện ưu tiên nào đó hay không?"
    • Câu trả lời không nhất thiết phải là không – bạn có thể uống một ly rượu với gia đình hoặc bạn bè mà bạn quý mến. Tuy nhiên, ly rượu có thể giúp bạn tránh phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong danh sách việc cần làm và cũng có thể gây trở ngại cho khả năng nhận thức sự ưu tiên của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]