Tóm tắt: Góp phần nghiên cứu thú Khu bảo tồn thiên nhiên Pia Oắc, tỉnh Cao Bằng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Góp phần nghiên cứu thú Khu bảo tồn thiên nhiên Pia Oắc, tỉnh Cao Bằng
'
 Đại học Sư phạm Hà Nội, Động vật học, 1.05.02, 2005 ;
 Tác giả   Lê Văn Chiên
 Người hướng dẫn   PGS.TS Trần Hồng Việt
 Từ khóa   khu bảo tồn, Pia Oắc, Cao Bằng, động vật
  DOI   [ URL]  [ PDF]
  1. Đã xác định được 87 loài và phân loài thú, thuộc 58 giống, 26 họ và 8 bộ. Trong đó có 24 loài và phân loài có tên trong Sách đỉ Việt Nam (2000); 19 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2003). Đã bổ sung cho Danh sách thú Khu BTTN Pia Oắc 67 loài và phân loài, cho tỉnh Cao Bằng 36 loài và phân loài và cho miền Bắc Việt Nam 2 loài.
  2. Khu hệ thú Pia Oắc vừa thể hiện tính chất đặc trưng của khu hệ thú Đông Bắc, vừa mang tính chất đặc trưng của khu hệ thú vùng núi cao. Tuy nhiên thú ở đây đã bị khai thác nhiều, nên độ phong phú bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện chỉ còn 5,75% số loài có số lượng cá thể nhiều; 21,84% số loài ở mức trung bình; 39,08% số loài ở mức ít; 25,29% số loài ở mức hiếm đang bị đe doạ diệt chủng. Có 7 loài đã bị tuyệt diệt ở địa phương.
  3. Luận án bổ sung đặc điểm hình thái phân loại của 25 loài và phân loài thú nhỏ; đặc điểm sinh học của 8 loài thú thường gặp ở Khu BTTN Pia Oắc: Sóc bay sao, Sóc bay trâu, Sóc bụng đỏ, Dúi mốc, Cầy vòi đốm, Cầy vòi mốc, Lợn rừng và Hoẵng.
  4. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên hiện có, luận án đề xuất quy hoạch Khu BTTN Pia Oắc với tổng diện tích 7.160 ha.