Tăng cường xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bản thân bài tập hóa học đã là phương pháp dạy học hóa học tích cực song tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của mình, bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong các bài dạy hóa học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học hóa học.

Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học để rèn các kiến thức kĩ năng THTN góp phần phát triển năng lực thực hành hóa học cho HS[sửa]

Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kỹ năng hóa học và kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học, độc lập góp phần hình thành cho HS năng lực thực hành hóa học, năng lực tư duy hóa học … Giáo viên có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới; khi luyện tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh; khi kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.

Khi giải bài tập thực nghiệm, học sinh phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lí thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước giải bài tập thực nghiệm:

Bước 1: Giải lí thuyết, hướng dẫn học sinh phân tích lí thuyết, xây dựng các bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hóa chất, dụng cụ, dự kiến cách tiến hành.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm, chú trọng đến các kỹ năng:

- Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng thí nghiệm và giải thích đúng các hiện tượng đó.

- Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lí thuyết, rút ra nhận xét, kết luận.

 Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của học sinh cũng có thể thay đổi cho phù hợp. Cần chú ý rằng khi sử dụng các bài tập thực nghiệm, có thể dùng nhiều hình thức khác nhau:

+ Sử dụng các thí nghiệm hóa học và các dụng cụ hóa chất cần thiết để làm bài tập (toàn thể học sinh làm hoặc một vài em làm thí nghiệm biểu diễn; kết hợp vừa giải bằng lí thuyết và có một phần bằng thực nghiệm).

+ Bài tập chỉ được giải bằng lí thuyết (mang tích chất thực nghiệm tưởng tượng).

+ Bài tập bằng hình vẽ, sơ đồ (dùng hình vẽ để mô tả cách lắp đặt dụng cụ, thu khí, ... hoặc từ hình vẽ, sơ đồ cho trước, phân tích các khả năng phù hợp)

Tăng cường các dạng bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ[sửa]

Các dạng bài tập này hiện nay còn ít được sử dụng trong dạy học, việc sử dụng dạng bài tập này sẽ góp phần hình thành cho HS năng lực quan sát, năng lực tư duy hóa học

Ví dụ :

Câu 1: Cho sơ đồ pin điện hóa và cho giá trị suất điện động chuẩn. Hãy điền kí hiệu các điện cực và các dung dịch muối vào hình vẽ dưới đây cho đầy đủ và phù hợp.

Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử:

Zn2/Zn Fe2­+/Fe Pb2­+/Pb Cu2­+/Cu Ag2­+/Ag

-0,76 -0,44 -0,13 +0,34 +0,8

Câu 2: Quan sát các hình vẽ sau, xác định hình vẽ mô tả dụng cụ dùng cho thí nghiệm tương ứng:

A. Dụng cụ mô tả sơ đồ pin điện hóa Zn - Cu .

B. Dụng cụ xác định thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn

C. Điện cực hiđro chuẩn

Câu 3: Xác định dụng cụ nào có thể dùng cho thí nghiệm điện phân:

A. Dụng cụ điện phân NaCl nóng chảy.

B. Dụng cụ điện phân dung dich NaCl.

C. Dụng cụ điện phân dung dịch CuSO4.

Câu 4: Đánh dấu vào các dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm ăn mòn điện hóa sắt trong các sơ đồ dụng cụ dưới đây:

Câu 5 : Sau đây là 3 đồ thị biểu diễn số mol kết tủa CaCO phụ thuộc vào số mol của chất cho từ từ vào ứng với 3 thí nghiệm.

- Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào CaCO3

- Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

- Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO­3 vào dung dịch Ca(OH)2

Câu 6: Đồ thị nào ứng với các thí nghiệm A, B, C?

Thí nghiệm A: Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

Thí nghiệm B:Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.

Thí nghiệm C:Cho từ từ dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

Sử dụng bài tập hóa học xây dựng tình huống có vấn đề, dạy học sinh giải quyết vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề.[sửa]

Phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, thực tiễn là một năng lực cần thiết. Trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề giáo viên phải tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác, tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề đối với học sinh rồi giúp học sinh tự lực giải quyết các vấn đề đặt ra. Bằng cách đó học sinh vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được phương pháp nhận thức tri thức đó, phát triển được tư duy sáng tạo, học sinh còn có khả năng phát triển vấn đề và vận dụng kiến thức vào tình huống mới.

Ví dụ 1: Nước cứng tạm thời có chứa muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3) để làm giảm độ cứng tạm thời của nước ( giảm nồng độ ion Ca2+, Mg 2+) có thể dùng cách nào sau:

A. Đun sôi nước hồi lâu, lọc bỏ cặn rắn.

B. Cho dung dịch HCl tới dư vào nước đó.

C. Cho dung dịch NaOH tới dư vào nước đó

D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tới dư vào nước đó

E. Cho dung dịch Na2CO3 tới dư vào nước đó

Bài tập này được cho học sinh làm sau khi học khái niệm về nước cứng và trước khi học phương pháp làm mềm nước cứng. Qua bài tập này giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề làm một số cách làm giảm được nồng độ ion Ca2+. Mg2+. Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã có, để giải quyết vấn đề, từ đó dưới sự chỉ dẫn của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được kiến thức mới một cách tích cực chủ động và hăng hái vì đã tự mình khám phá được kiến thức mới.

Ví dụ 2: Trả lời các câu hỏi sau:

A. Viết quá trình biến đổi từ kim loại M thành ion kim loại Mn+. Đó là quá trình gì.

B. Viết quá trình biến đổi từ ion kim loại Mn+ thành kim loại M. Đó là quá trình gì.

C. Từ dung dịch muối CuSO4 có những con đường nào để tạo được kim loại Cu?

Bài tập này được dùng trước khi học bài mới : Điều chế kim loại. Qua bài tập này, hai câu hỏi đầu tiên đặt ra tình huống ngược nhau : phá hủy kim loại và tạo ra kim loại. Từ đó học sinh nắm được nguyên tắc điều chế kim loại là thực hiện quá trình khử ion kim loại. Câu hỏi thứ 3, học sinh đứng trước một vấn đề mới cần giải quyết và nghĩ ra một số cách giải quyết vấn đề. Mỗi học sinh có thể nghĩ ra một cách khác nhau, giáo viên tổng hợp lại theo 3 cách cơ bản, đó cũng là 3 phương pháp chính điều chế kim loại ( thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân). Như vậy bằng những bài tập nêu vấn đề của giáo viên mà học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

Tăng cường xây dựng và sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề, các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn góp phần phát triển năng lực GQVĐ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực xử lý thông tin...[sửa]

Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp , đánh giá vận dụng kiến thức vào những bối cảnh và tình hướng thực tiễn . Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều cách giải quyết khác nhau góp phần hình thành cho học sinh các năng lực như: Năng lực xử lý thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn...

Ví dụ 1 : Xây dựng các dạng bài tập gắn với bối cảnh, với thực tiễn

Với các dạng bài tập này câu trả lời không chỉ có 1 đáp án duy nhất, có thể chia thành các mức : Mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ , mức không đạt .

Bài : OXI – Hóa học 10

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 s nếu không được cung cấp đủ oxi.

Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình khí thở oxi trong y học và đời sống để cung cấp oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc trong môi trường thiếu oxi không khí, có khói, khí độc, khí gas …

Câu 1. Theo đoạn thông tin trên người ta sử dụng bình khí thở oxi trong trường hợp nào?

Hướng dẫn đáp án :

· Mức đầy đủ: Học sinh cần đề cập được những ngành, nghề mà con người cần làm việc trong môi trường thiếu oxi không khí, có khí gas, khí độc …

- Sử dụng trong hầm mỏ, nhà kho…

- Sử dụng cho nhân viên cứu hỏa, thợ lặn…

- Sử dụng trong công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, luyện kim …

- Sử dụng cho bệnh nhân về đường hô hấp.

· Mức không đầy đủ: HS chỉ trả lời được 1 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 2: Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp và ngược lại?

Hướng dẫn đáp án:

- Mức đầy đủ: Phương pháp điều chế oxi trong PTN: Phân hủy những hợp chất chứa oxi, kém bền bởi nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2...

- Phương pháp điều chế oxi trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng hoặc điện phân nước.

- Vì trong PTN người ta điều chế 1 lượng nhỏ oxi còn trong CN thì sản xuất 1 lượng oxi lớn.

- Hóa chất điều chế oxi trong PTN đắt, không có giá trị về kinh tế. Còn trong CN sử dụng nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền.

· Mức không đầy đủ: Trả lời 1, 2 hoặc 3 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

OZON VÀ HIỆN TƯỢNG “SUY GIẢM TẦNG OZON”

(đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 3, 4, 5, 6, 7)

Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan đến dung dịch freonthể lỏng (thường gọi là "CFC").

Ozon vừa là chất gây ô nhiễm, vừa là chất bảo vệ. Trong thương mại và đời sống, ozon có rất nhiều ứng dụng thực tế.

Câu 3. Tính chất hóa học nào làm ozon có những ứng dụng trong thực tế? So sánh tính chất đó với oxi.

- Mức đầy đủ: Tính oxi hóa làm ozon có những ứng dụng trên.Tính oxi hóa của ozon mạnh hơn của oxi.

· Mức không đầy đủ: chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 4 : Hãy giải thích tại sao ozon vừa là chất gây ô nhiễm, vừa là chất bảo vệ?

· Mức đầy đủ.

Khẳng định được ozon vừa là chất ô nhiễm, vừa là chất bảo vệ. Đề cập đến vai trò chắn tia cực tím của tầng ozon và hiện tượng sương khói quang hóa khi ozon ở trên mặt đất.

- Ozon vừa là chất gây ô nhiễm vừa là chất bảo vệ. Tầng ozon đóng vai trò cực kì quan trọng, nó có tác dụng như lá chắn bảo vệ cho sự sống trên trái đất, ngăn không cho tia cực tím từ vũ trụ thâm nhập vào trái đất.

- Nhưng ở tầng thấp ( trên mặt đất ) thì ozon là chất gây ô nhiễm. Nó cùng những hợp chất oxit nitơ gây nên hiện tượng sương khói quang hóa bao phủ bầu trời mùa hè trong những ngày không gió. Sương khói quang hóa gây đau cơ bắp, mũi, cuống họng, đó là nguồn gốc của bệnh khó thở.

· Mức không đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 5. Trong câu cuối của đoạn thông tin trên cho biết ozon có nhiều ứng ứng dụng trong thương mại và đời sống. Những ứng dụng đó là gì? Khoanh tròn Có hoặc Không với mỗi nội dung trong bảng sau.

Ứng dụng của ozon Có hoặc Không
1.Tẩy trắng các loại dầu ăn, tinh bột … Có / Không
2.Khử trùng nước, khử mùi, bảo quản hoa quả. Có / Không
3.Sử dụng trong các bình khí thở. Có / Không
4. Dùng để chữa sâu răng trong y học. Có / Không
5.Sử dụng bảo quản thức ăn. Có / Không

· Mức đầy đủ. Có, 2. Có, 3. Không, 4. Có, 5. Không ,1.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 6. Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon ( dưới 10-6 % theo thể tích) có tác dụng làm cho không khí trong lành. Hãy giải thích tại sao ở các rừng thông không khí lại rất trong lành, dễ chịu. Ý nghĩa của không khí chứa lượng nhỏ ozon trong y học?

· Mức đầy đủ.

- Vì nhựa thông rất dễ bị oxi hóa để giải phóng 1 lượng nhỏ ozon sẽ làm cho không khí rất trong lành.

- Vì vậy các khu điều dưỡng hoặc chữa bệnh thường được bố trí rất gần các rừng thông.

· Mức không đầy đủ: chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 7. Hợp chất CFC ( CCl2F2, CCl3F … ) có tên chung là Freon. Hãy cho biết Freon chủ yếu có ở đâu? Từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ tầng ozon mà em có thể thực hiện?

· Mức đầy đủ.

Câu trả lời đề cập đến các biện pháp trong đời sống sinh hoạt và học tập.

- Hợp chất CFC được dùng trong kĩ thuật làm lạnh, dung môi cho mỹ phẩm, sơn, nên chủ yếu CFC bị rò rỉ trong quá trình sản xuất hoặc từ các thiết bị làm lạnh ( máy lạnh, tủ lạnh..).

- Từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ tầng ozon :

Phân loại rác thải sinh hoạt và học tập, bỏ rác đúng nơi quy định, tuyên truyền cho người thân và gia đình cùng bảo vệ môi trường sống.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa về môi trường (đi xe đạp, nhặt rác ở khu công cộng…)

Sử dụng nguồn năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, gió…)…

· Mức không đầy đủ: Chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên.

· Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này