Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tạo một ứng dụng iPhone
Từ VLOS
Thị trường ứng dụng thay đổi và dịch chuyển không ngừng nghỉ, và những câu chuyện thành công thì đủ lớn để gây chú ý cho bất kỳ ai. Bạn có nghĩ rằng bạn có ý tưởng lớn tiếp theo cho một ứng dụng iPhone hay không? Nó dễ tạo ra hơn là bạn nghĩ. Mặc dù bạn sẽ cần phải học cách viết mã một chút, phần lớn công việc về giao diện có thể thực hiện theo hình thức đồ họa. Tạo một ứng dụng đòi hỏi thời gian, việc học hỏi, và sự kiên nhẫn nhưng biết đâu bạn sẽ có thể tạo ra hiện tượng Flappy Bird tiếp theo! Xem Bước 1 dưới đây để bắt đầu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thiết Lập Môi Trường Phát Triển Của Bạn[sửa]
-
Tải
về
và
cài
đặt
Xcode.
Xcode
là
môi
trường
phát
triển
mà
ở
đó
tất
cả
các
ứng
dụng
iPhone
được
tạo
nên.
Xcode
có
thể
tải
về
miễn
phí
từ
Apple,
nhưng
yêu
cầu
phải
có
OS
X
10.8
hoặc
mới
hơn
để
cài
đặt.
Không
có
cách
chính
thống
nào
để
chạy
Xcode
trên
một
máy
tính
Windows
hay
Linux.
Điều
này
có
nghĩa
là
nếu
bạn
muốn
phát
triển
một
ứng
dụng
iPhone
nhưng
không
có
máy
Mac,
bạn
sẽ
cần
phải
mua
lấy
một
cái.
- Để phát triển các ứng dụng iOS 8, bạn sẽ cần Xcode 6.0.1 và bộ công cụ iOS 8 SDK, cả hai đều có thể tải về từ Apple. iOS 8 SDK chứa một số lượng đáng kể các API mới cho phép bạn tạo mọi loại trải nghiệm ứng dụng mới, bao gồm cả tích hợp iCloud và Touch ID.
- Cài đặt một chương trình biên tập văn bản tốt. Trong khi bạn có thể soạn mã hoàn toàn với Xcode, bạn sẽ thấy làm việc với những mảng mã lớn dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có một trình biên tập văn bản dành riêng chuyên biệt cho cú pháp lập trình. TextMate và JEdit là hai lựa chọn rất phổ biến.
- Cài đặt một chương trình đồ họa vec tơ. Nếu bạn dự định sáng tạo phần mỹ thuật và thiết kế của riêng mình cho ứng dụng của bạn, thì bạn sẽ cần phải cài đặt một chương trình có thể tạo các đồ họa véc tơ. Đồ họa véc tơ có thể phóng to thu nhỏ mà không làm mất độ rõ nét, cần thiết cho một ứng dụng ưa nhìn. Các chương trình vec tơ phổ biến bao gồm CorelDraw, Adobe Illustrator, Xara Designer và Inkscape. Một chương trình vẽ đồ họa véc tơ đẹp, miễn phí là DrawBerry. Nó không mạnh mẽ như các chương trình chuyên nghiệp, nhưng tốt cho người dùng lần đầu, hoặc nếu bạn chỉ không muốn phải trả tiền cho thứ gì đó mà chỉ dùng một lần.
-
Tự
làm
quen
với
Objective-C.
Objective-C
là
ngôn
ngữ
lập
trình
được
dùng
để
tạo
chức
năng
bên
trong
các
ứng
dụng
iPhone.
Nó
xử
lý
dữ
liệu
và
thao
tác
đối
tượng.
Objective-C
bắt
nguồn
từ
các
ngôn
ngữ
dòng
C,
và
là
một
ngôn
ngữ
hướng
đối
tượng.
Nếu
bạn
đã
có
hiểu
biết
cơ
bản
về
C
hoặc
Java,
phần
lớn
Objective-C
sẽ
khá
dễ
để
nắm
bắt.
- Trong khi bạn có thể xây dựng một ứng dụng cơ bản mà không cần biết tới Objective-C, bạn không thể thực hiện bất kỳ kiểu chức năng nâng cao nào mà không tự mình viết mã với nó. Không có Objective-C, tất cả những gì bạn có thể làm là đi tới đi lui giữa các màn hình.
- Có rất nhiều hướng dẫn sẵn có trên mạng, cũng như vô vàng thông tin có thể tìm thấy ở dạng sách về Objective-C. Nếu việc phát triển ứng dụng iPhone là điều mà bạn muốn làm một cách nghiêm túc, bạn sẽ được thỏa mãn bằng cách có trong tay vài tài nguyên hữu ích.
- Một vài cộng đồng Objective-C trực tuyến phổ biến hơn bao gồm Diễn đàn nhà phát triển Apple, nhóm iPhoneSDK Google Group, và StackOverflow.
-
Cân
nhắc
chuyện
thuê
ngoài
cho
việc
phát
triển
ứng
dụng.
Nếu
đơn
giản
là
bạn
không
có
chút
hứng
thú
nào
với
việc
học
Objective-C,
hoặc
không
có
chút
khiếu
mỹ
thuật
nào
trong
người
bạn,
thì
có
rất
nhiều
người
hành
nghề
tự
do
và
các
nhóm
phát
triển
ở
ngoài
kia
có
thể
đảm
nhiệm
nhiều
mặt
khác
nhau
của
dự
án
cho
bạn.
Thuê
ngoài
cho
việc
phát
triển
là
một
quy
trình
phức
tạp,
nhưng
sẽ
giúp
bạn
bớt
đau
đầu
rất
nhiều
nếu
bạn
không
phải
kiểu
người
khoái
lập
trình.
Hãy
đảm
bảo
là
mọi
người
liên
quan
đều
ký
vào
thỏa
thuận
bảo
mật
thông
tin,
và
cơ
cấu
thù
lao
phải
có
trước
khi
bất
kỳ
công
việc
nào
được
bắt
đầu.[1]
- ODesk và Elance là hai trong số các dịch vụ hành nghề tự do phổ biến nhất trên Internet, và cả hai đều có hàng trăm nhà phát triển cũng như nghệ sĩ với tất cả kỹ năng.
-
Tạo
một
tài
khoản
phát
triển.
Để
có
thể
phân
phối
ứng
dụng
của
mình
trên
cửa
hàng
ứng
dụng
App
Store
hoặc
chuyển
cho
những
người
khác
để
kiểm
tra
thử,
bạn
sẽ
cần
phải
đăng
ký
một
tài
khoản
Nhà
phát
triển
của
Apple.
Tài
khoản
có
mức
phí
99$
một
năm,
và
đòi
hỏi
bạn
phải
cung
cấp
thông
tin
mã
số
thuế
và
tài
khoản
ngân
hàng.
- Bạn có thể tạo tài khoản tại trang web iOS Dev Center.
- Tải về vài ứng dụng để kiểm tra thử. Sau khi bạn đăng ký một tài khoản Nhà phát triển, bạn sẽ có quyền truy cập tới các tài nguyên phát triển của Apple. Các tài nguyên này bao gồm rất nhiều dự án mẫu mà có thể cho bạn một sự am hiểu khổng lồ về cách mà việc phát triển ứng dụng vận hành. Hãy tìm một ví dụ liên quan tới kiểu ứng dụng mà bạn muốn tạo ra và vọc nó với Xcode.
Lập Kế Hoạch Cho Ứng Dụng[sửa]
-
Xác
định
khái
niệm
của
bạn.
Trước
khi
bạn
mở
Xcode
lần
đầu
tiên,
bạn
nên
có
một
kế
hoạch
được
suy
tính
cẩn
thận
cho
ứng
dụng
của
mình
và
các
tính
năng
của
nó.
Điều
này
bao
gồm
một
tài
liệu
thiết
kế
vạch
ra
tất
cả
các
chức
năng
của
ứng
dụng,
phác
thảo
về
giao
diện
người
dùng
và
luồng
chuyển
động
giữa
các
màn
hình,
và
một
ý
tưởng
cơ
bản
về
các
kiểu
hệ
thống
cần
phải
được
triển
khai.
- Cố gắng bám sát theo tài liệu thiết kế tới mức có thể trong khi phát triển ứng dụng của mình. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào các tính năng mà bạn muốn có.
- Cố gắng vẽ ít nhất một bản phác họa thu nhỏ cho mỗi màn hình trong ứng dụng của bạn.
- Xác định người dùng ứng dụng. Người dùng ứng dụng của bạn sẽ có rất nhiều việc cần làm với giao diện và chức năng của ứng dụng. Ví dụ, một ứng dụng danh sách việc cần làm sẽ có đối tượng người dùng khác rất nhiều so với một trò chơi bắn súng đẫm máu. Điều này sẽ giúp bạn.
- Giải quyết nhu cầu với ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn là một kiểu tiện ích nào đó, nó cần đưa ra giải pháp cho một vấn đề trước đây chưa được xử lý, hoặc phải làm tốt hơn so với những nỗ lực trước đây. Nếu ứng dụng của bạn là một trò chơi, nó phải có một hoặc nhiều tính năng độc đáo làm nổi bật nó và thu hút những người chơi nhất định.
- Cân nhắc về nội dung. Giao diện người dùng của bạn sẽ được xác định bởi kiểu nội dung mà bạn định thể hiện cho người dùng ứng dụng. Ví dụ, nếu ứng dụng xử lý các bức ảnh, bạn sẽ muốn có một giao diện người dùng để việc xem ảnh và duyệt ảnh dễ nhất có thể.
-
Thực
hành
các
quy
trình
thiết
kế
UI
tốt.
Giao
diện
người
dùng
không
bao
giờ
được
cản
bước
người
dùng.
Điều
này
có
nghĩa
là
các
tùy
chọn
phải
được
thể
hiện
rõ
ràng,
và
người
dùng
không
bao
giờ
phải
hỏi
nút
này
để
làm
gì.
Nếu
bạn
sử
dụng
các
biểu
tượng,
chúng
phải
thể
hiện
chính
xác
chức
năng
của
chúng.
Việc
duyệt
qua
ứng
dụng
phải
trơn
tru
và
tự
nhiên.
- Thiết kế UI giống như một kiểu nghệ thuật hơn là khoa học. Bạn có thể sẽ phải rà soát lại thiết kế của mình liên tục khi dự án tiến triển.
Tạo Ứng Dụng[sửa]
-
Tạo
một
dự
án
mới
trong
Xcode.
Mở
Xcode
ra,
và
bắt
đầu
một
Dự
án
mới
từ
trình
đơn
File
(Tập
tin).
Chọn
“Application”
(Ứng
dụng)
từ
tiêu
đề
“iOS”
trên
khung
bên
trái
của
cửa
sổ.
Trong
phần
khuôn
mẫu,
chọn
“Empty
Application”
(Ứng
dụng
trống).
- Có rất nhiều khuôn mẫu sẵn dùng, tất cả được thiết kế cho các tác vụ khác nhau. Hãy bắt đầu với một khuôn mẫu trống cho tới khi bạn quen hơn với quy trình phát triển. Bạn có thể thử một hoặc nhiều các khuôn mẫu phức tạp sau khi đã quen với cách mọi thứ vận hành.
- Bạn sẽ cần cung cấp một Product Name (Tên sản phẩm), nhận dạng công ty của bạn, và tiền tố lớp. Nếu bạn chưa có một nhận dạng công ty từ Apple, hãy nhập com.example. Đối với tiền tố lớp, nhập vào enter XYZ.
- Chọn "iPhone" từ trình đơn Devices (Thiết bị).
-
Tạo
một
Kịch
bản
Phân
cảnh.
Kịch
bản
phân
cảnh
là
bản
trình
diễn
hình
ảnh
cho
tất
cả
các
màn
hình
ứng
dụng
của
bạn.
Nó
thể
hiện
các
nội
dung
của
mỗi
màn
hình
cũng
như
sự
chuyển
tiếp
giữa
chúng.
Công
cụ
Kịch
bản
phân
cảnh
sẽ
giúp
bạn
phát
triển
được
luồng
mạch
cho
ứng
dụng
của
mình.
- Nhấn File (Tập tin) → New (Tạo mới) → File (Tập tin).
- Dưới tiêu đề iOS, nhấn "User Interface" (Giao diện người dùng).
- Chọn Storyboard (Kịch bản phân cảnh), rồi nhấn Next (Tiếp theo).
- Chọn iPhone từ trình đơn Devices (Thiết bị), rồi đặt tên cho tập tin là “Main”. Đảm bảo rằng tập tin được lưu ở cùng vị trí với dự án của bạn.
-
Gán
Kịch
bản
phân
cảnh
cho
dự
án
của
bạn.
Sau
khi
đã
tạo
ra
Kịch
bản
phân
cảnh,
bạn
sẽ
cần
phải
gán
nó
làm
giao
diện
chính
của
ứng
dụng.
Kịch
bản
phân
cảnh
sẽ
được
tải
khi
ứng
dụng
của
bạn
được
khởi
động.
Nếu
bạn
không
gán
Kịch
bản
phân
cảnh
thì
sẽ
chẳng
có
gì
xảy
ra
khi
ứng
dụng
được
bật
lên.
- Nhấn vào tên dự án của bạn trên cây điều hướng bên tay trái.
- Tìm tới tiêu đề Targets (Mục tiêu) ở trên khung chính. Chọn dự án của bạn từ danh sách Targets.
- Tìm tới mục Deployment Info (Thông tin triển khai) trong thẻ General (Thông tin chung).
- Nhập vào Main.storyboard trong trường văn bản "Main Interface" (Giao diện chính).
-
Thêm
màn
hình
đầu
tiên
của
bạn
bằng
cách
sử
dụng
một
trình
điều
khiển
hiển
thị.
Các
trình
điều
khiển
hiển
thị
quy
định
cách
nội
dung
được
hiển
thị
bởi
người
dùng.
Có
nhiều
trình
điều
khiển
hiển
thị
khác
nhau
được
lập
sẵn,
bao
gồm
các
hiển
thị
và
bảng
tiêu
chuẩn.
Bạn
sẽ
thêm
trình
điều
khiển
hiển
thị
vào
kịch
bản
phân
cảnh
của
mình,
để
cho
ứng
dụng
biết
cách
hiển
thị
nội
dung
cho
người
dùng.
- Chọn tập tin "Main.storyboard" trong trình đơn điều hướng dự án. Bạn sẽ thấy một khung nền trống xuất hiện trong cửa sổ Interface Builder (trình dựng giao diện).
- Tìm tới Object Library (Thư viện đối tượng). Nó nằm ở phía dưới cùng của khung bên phải, và có thể chọn được bằng cách nhấn vào nút hình hộp nhỏ. Thao tác này sẽ tải một danh sách các đối tượng có thể thêm vào khung nền của bạn.
- Nhấn và kéo đối tượng “View Controller” lên khung nền. Màn hình đầu tiên của bạn sẽ hiện lên khung nền.
- "Scene" (Cảnh) đầu tiên của bạn đã hoàn thành. Khi ứng dụng bắt đầu, trình điều khiển hiển thị sẽ tải màn hình đầu tiên của bạn.
-
Thêm
các
đối
tượng
giao
diện
vào
màn
hình
đầu
tiên.
Khi
bạn
đã
thiết
lập
trình
điều
khiển
hiển
thị,
bạn
có
thể
bắt
đầu
làm
đầy
màn
hình
với
các
đối
tượng
giao
diện
bạn
cần,
chẳng
hạn
như
các
nhãn,
các
trường
nhập
liệu
văn
bản,
các
nút
bấm.
Các
đối
tượng
giao
diện
có
thể
được
tìm
thấy
trong
danh
sách
Objects
Library
(Thư
viện
đối
tượng),
nơi
mà
bạn
tìm
thấy
đối
tượng
View
Controller
(Trình
điều
khiển
hiển
thị).
- Nhấn và kéo các đối tượng từ danh sách để thêm vào màn hình của bạn.
- Hầu hết các đối tượng đều có thể điều chỉnh kích cỡ bằng cách nhấn và kéo các hộp bên rìa đối tượng. Khi chỉnh cỡ, các đường dẫn hướng sẽ hiện ra trên màn hình để bạn có thể đảm bảo canh chỉnh mọi thứ chính xác.
-
Tùy
biến
đối
tượng
bạn
thêm
vào.
Bạn
có
thể
điều
chỉnh
thuộc
tính
cho
mỗi
đối
tượng,
cho
phép
bạn
tạo
ra
một
giao
diện
tùy
ý
và
trực
quan.
Ví
dụ,
bạn
có
thể
thêm
một
văn
bản
giữ
chỗ
vào
một
trường
nhập
văn
bản
để
giúp
hướng
dẫn
người
dùng
cách
thức
nhập
liệu.
- Chọn đối tượng mà bạn muốn tùy biến rồi nhấn nút “Attributes Inspector” (Theo dõi thuộc tính) ở phía trên cùng của khung bên phải. Nút bấm này trông giống như một cái khiên.
- Tùy biến đối tượng theo ý thích của bạn. Bạn có thể thay đổi kiểu phông chữ, kích cỡ phông, màu văn bản, cănh chỉnh, hình ảnh nền, văn bản giữ chỗ, kiểu viền, và nhiều thứ khác.
- Các tùy chọn có sẵn có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng mà bạn tùy biến.
-
Bổ
sung
thêm
các
màn
hình.
Khi
dự
án
phát
triển,
bạn
sẽ
có
thể
cần
phải
thêm
nhiều
màn
hình
để
hiển
thị
tất
cả
nội
dung
cần
thiết
để
ứng
dụng
được
hữu
ích.
Ví
dụ,
nếu
bạn
làm
một
ứng
dụng
danh
sách
việc
cần
làm,
bạn
sẽ
cần
ít
nhất
hai
màn
hình:
một
để
nhập
vào
các
việc
cần
làm,
và
một
để
hiển
thị
toàn
bộ
danh
sách.
- Các màn hình được thêm mới bằng cách kéo và thả các đối tượng điều khiển hiển thị lên các phần trống của khung nền của bạn. Nếu bạn không tìm được khoảng trống để thả lên, nhấn vào nút “Zoom out” (thu nhỏ các đối tượng) cho tới khi tìm thấy những khu vực trống. Hãy chắc rằng bạn đã thả điểu khiển hiện thị trên khung chứ không phải trên màn hình hiện có.
- Bạn có thể thay đổi màn hình ban đầu bằng cách chọn trình điều khiển hiển thị bạn muốn đi đầu từ bản phát thảo dự án. Nhấn vào nút Attribute Inspector rồi đánh dấu chọn vào hộp “Is Initial View Controller” (Là trình điều khiển hiển thị ban đầu). Ví dụ, bạn định tạo một danh sách việc cần làm, bạn sẽ muốn danh sách thực sự được người dùng nhìn thấy trước tiên khi mở ứng dụng lên.
-
Thêm
một
thanh
điều
hướng.
Bạn
đã
có
hai
màn
hình
trong
ứng
dụng
của
mình,
giờ
là
lúc
làm
thế
nào
để
người
dùng
có
thể
di
chuyển
giữa
chúng.
Bạn
có
thể
làm
việc
này
thông
qua
việc
sử
dụng
một
Navigation
Controller
(trình
điều
khiển
điều
hướng),
là
một
trình
điều
khiển
hiển
thị
chuyên
dụng.
Trình
điều
khiển
này
sẽ
thêm
một
thanh
điều
hướng
vào
phần
trên
cùng
của
ứng
dụng
của
bạn
để
cho
phép
người
dùng
di
chuyển
qua
lại
giữa
các
màn
hình.[2]
- Trình điều khiển điều hướng của bạn cần phải được thêm vào phần hiển thị ban đầu để nó có thể điều khiển toàn bộ các màn hình tiếp theo.
- Chọn hiển thị ban đầu từ phát thảo dự án.
- Nhấn Editor (Biên tập) → Embed In (Được nhúng vào) → Navigation Controller (Trình điều khiển điều hướng).
- Bạn sẽ thấy một thanh điều hướng màu xám xuất hiện ở trên cùng của màn hình mà bạn thêm trình điều khiển vào.
-
Thêm
chức
năng
vào
thanh
điều
hướng.
Bạn
đã
thêm
thanh
điều
hướng,
giờ
thì
bạn
có
thể
bắt
đầu
thêm
các
công
cụ
điều
hướng
cho
nó.
Việc
này
cho
phép
người
dùng
của
bạn
di
chuyển
qua
lại
giữa
các
màn
hình.
- Thêm một tiêu đề vào thanh điều hướng. Nhấn vào Navigation Item (Mục điều hướng) ở bên dưới trình điều khiển hiển thị mà bạn gán nó vào. Mở Attribute Inspector (Theo dõi thuộc tính) ra và gõ vào tiêu đề của màn hình hiện tại trong trường Title (Tiêu đề).
- Thêm một nút bấm điều hướng. Mở thư viện đối tượng (nếu chưa mở) và tìm mục Bar Button Item (Mục nút bấm cho thanh). Nhấn và thả nó vào thanh điều hướng. Thông thường các nút di chuyển “đi tới” trong ứng dụng được đặt ở bên phải, còn các nút di chuyển “lùi lại” được đặt ở bên trái.
- Đặt thuộc tính cho nút bấm. Các nút bấm có thể được cấu hình để có các thuộc tính riêng giúp chúng dễ thích nghi hơn với hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, nếu bạn tạo một danh sách việc cần làm, bạn sẽ muốn thêm một nút “Add” (Thêm) để tạo một việc mới. Chọn nút bấm, và mở bảng “Attribute Inspector”. Tìm tới trình đơn Identifier (Nhận dạng) rồi chọn “Add”. Nút bấm sẽ thay đổi thành một biểu trưng dấu “+”.
-
Liên
kết
nút
bấm
mới
với
một
màn
hình
sẵn
có.
Để
nút
bấm
của
bạn
hoạt
động,
bạn
sẽ
cần
kết
nối
nó
tới
một
màn
hình
khác.
Trong
ví
dụ
danh
sách
việc
cần
làm
của
chúng
ta,
nút
bấm
được
đặt
trên
danh
sách
toàn
thể,
và
cần
được
liên
kết
đến
màn
hình
ghi
mục.
Để
liên
kết
nút
bấm,
giữ
phím
Ctrl
và
kéo
nút
bấm
lên
màn
hình
thứ
hai.[3]
- Khi bạn nhả chuột ra, trình đơn Action Segue (Chuyển tiếp hành động) sẽ xuất hiện với một danh sách các tùy chọn. Chọn “Push” (Đẩy) để sử dụng chuyển tiếp dạng đẩy khi di chuyển giữa các màn hình. Bạn còn có thể chọn “Modal” (Phương thức), để mở màn hình như một hành động độc lập chứ không phải theo trình tự.
- Nếu bạn chọn Push, một thanh điều hướng sẽ được tự động thêm vào màn hình thứ hai của bạn và một nút bấm “lùi lại” sẽ được tự động tạo ra. Nếu bạn chọn Modal, bạn sẽ cần phải tự thêm vào một thanh điều hướng thứ hai cũng như thêm một nút “Cancel” (Hủy) và “Done” (Xong) (đối với một danh sách việc cần làm, các nhãn cho nút bấm của bạn sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của ứng dụng của bạn).
- "Các nút bấm “Cancel” và “Done” có thể được tạo ra giống như cách bạn tạo ra nút “Add”. Đơn giản là chọn “Cancel” hay “Done” từ trình đơn Identifier trong Attribute Inspector.
-
Thêm
khả
năng
xử
lý
dữ
liệu.
Cho
tới
lúc
này,
bạn
đã
có
thể
tạo
ra
một
giao
diện
điều
hướng
cơ
bản
mà
không
cần
phải
viết
chút
mã
nào.
Nếu
bạn
muốn
thêm
các
chức
năng
nâng
cao,
chẳng
hạn
như
lưu
dữ
liệu
và
xử
lý
thông
tin
đầu
vào
của
người
dùng,
thì
bạn
sẽ
cần
phải
xắn
tay
vào
viết
mã.
Việc
viết
mã
nằm
ngoài
phạm
vi
của
hướng
dẫn
này,
nhưng
có
rất
nhiều
các
bài
hướng
dẫn
về
Objective-C
có
sẵn
trên
mạng.[4]
- Bạn có thể dùng nguyên mẫu giao diện điều hướng được của mình để giúp bạn thuê một nhà phát triển. Có một giao diện hoạt động sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giải thích điều bạn cần ở khía cạnh viết mã cho mọi thứ.
Thử Nghiệm Ứng Dụng[sửa]
- Khởi động iOS Simulator. Xcode có kèm sẵn một bộ giả lập iOS cho phép bạn kiểm tra thử ứng dụng trên nhiều thiết bị iOS được giả lập khác nhau. Để mở Simulator, chọn "Simulator and Debug" (Giả lập và hiệu chỉnh lỗi) từ trình đơn thả xuống ở bên trên cùng của cửa sổ Xcode, rồi chọn thiết bị mà bạn muốn kiểm tra thử trên đó.
- Dựng ứng dụng. Nhấn vào nút Build (Dựng), trông giống như một nút Play truyền thống, để biên dịch ứng dụng và chạy nó. Việc dựng ứng dụng có thể mất vài phút. Bạn có thể theo dõi quá trình trong thanh công cụ. Sau khi quá trình dựng hoàn tất, iOS Simulator sẽ mở và bạn có thể bắt đầu kiểm tra thử ứng dụng của mình.
- Kiểm tra thử ứng dụng trên iPhone của bạn. Trước khi phân phối ứng dụng của bạn để kiểm tra thử, bạn có thể kiểm tra thử nó ngay trên thiết bị của mình (nếu bạn có). Trước hết, cắm thiết bị của bạn vào máy tính thông qua cổng USB. Đóng iTunes lại nếu nó mở ra. Chọn “Device and Debug” (Thiết bị và hiệu chỉnh lỗi) từ trình đơn thả xuống, rồi nhấn vào nút Build (Dựng). Sau vài giây ứng dụng sẽ bắt đầu chạy trên iPhone. Kiểm tra toàn bộ chức năng trước khi đóng ứng dụng lại.
-
Hiệu
chỉnh
lỗi
cho
ứng
dụng.
Nếu
ứng
dụng
của
bạn
gặp
sự
cố,
bạn
cần
phải
bắt
đầu
tìm
hiểu
xem
chuyện
gì
đã
xảy
ra
và
tại
sao
lại
thế.
Đây
là
một
chủ
đề
rộng
lớn
và
có
vô
vàn
lý
do
để
ứng
dụng
của
bạn
gặp
sự
cố.
Hãy
mở
bảng
điều
khiển
hiệu
chỉnh
lỗi
và
đọc
các
thông
báo
lỗi.
Phần
lớn
thì
chúng
khá
khó
hiểu.
Nếu
bạn
không
hiểu
được
lỗi,
hãy
thử
tìm
kiếm
thông
báo
lỗi
với
Google.
Có
thể
là
bạn
sẽ
tìm
thấy
một
bài
đăng
trên
diễn
đàn
phát
triển
Apple
nơi
mà
một
nhà
phát
triển
dày
dạn
kinh
nghiệm
và
thân
thiện
đã
trả
lời
yêu
cầu
giúp
đỡ
của
các
thành
viên.
- Việc hiệu chỉnh lỗi có thể tốn nhiều thời gian và buồn tẻ đối với bạn. Nếu bạn không bỏ cuộc và bền chí, sẽ tới lúc bạn khá hơn với chuyện này. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra các lỗi, theo dấu chúng nhanh hơn, và thậm chí đôi khi còn biết lúc chúng xảy ra. Một sai lầm phổ biến là giải phóng một đối tượng khỏi bộ nhớ nhiều hơn một lần. Một sai lầm khác là quên cấp phát bộ nhớ và khởi tạo một đối tượng trước khi cố thêm hoặc gán với nó. Với mỗi ứng dụng các lỗi của bạn sẽ dần trở nên ít hơn.
-
Kiểm
tra
việc
sử
dụng
bộ
nhớ.
iPhone
có
lượng
bộ
nhớ
rất
hạn
chế.
Mỗi
lần
bạn
cấp
phát
dung
lượng
nhớ
cho
một
đối
tượng,
bạn
phải
giải
phóng
nó
khi
hoàn
tất
với
đối
tượng
và
trả
lại
dung
lượng
bộ
nhớ.
Instruments
(Các
dụng
cụ)
là
công
cụ
của
iPhone
SDK
để
xem
và
phân
tích
việc
sử
dụng
bộ
nhớ
bên
cạnh
những
việc
khác.
- Tới lựa chọn Device and Debug ở trên, chọn Run (Chạy) → Run with Performance Tool (Chạy với công cụ hiệu năng) → Leaks (Thất thoát). Thao tác này sẽ bật Instruments và khởi động ứng dụng trên thiết bị của bạn. Cứ tiếp tục sử dụng ứng dụng bình thường. Đôi lúc ứng dụng sẽ bị đơ khi Instruments ghi chép và phân tích việc sử dụng bộ nhớ của bạn. Bất kỳ sự thất thoát nào cũng sẽ tạo ra một đỉnh nhọn đỏ trên tiến trình của Leaks. Nguồn thất thoát sẽ được hiển thị ở nửa dưới của màn hình.
- Nhấn đúp vào đối tượng bị thất thoát sẽ đưa bạn tới đoạn mã chịu trách nhiệm hoặc nhấn vào mũi tên nhỏ ở cột địa chỉ sẽ hiển thị cho bạn lịch sử thất thoát. Đôi khi chỗ phát hiện thất thoát không nhất thiết là tại chỗ mà nó khởi nguồn.
- Nếu thấy thật sự quá bí, hãy thử quy trình loại trừ. Viết nhận xét và/hoặc cẩn thận bỏ qua những vùng mã và chạy nó. Đôi khi bạn có thể thu hẹp phạm vi chung và rồi thậm chí có thể khoanh vùng được dòng mã chịu trách nhiệm. Khi đã biết nó ở đâu rồi, bạn có thể sửa chữa hoặc viết lại nó. Hãy nhớ là, sử dụng Google thường đem lại cho bạn các liên kết trực tiếp nhanh nhất tới các diễn đàn Apple nội bộ hoặc các tài liệu giải quyết được vấn đề của bạn.
-
Phân
phối
ứng
dụng
của
bạn
để
những
người
khác
cũng
kiểm
tra
thử
được.
Trong
khi
kiểm
tra
thử
ứng
dụng
của
bạn
ở
chế
độ
giả
lập
là
một
cách
hay
để
đảm
bảo
rằng
ứng
dụng
hoạt
động
và
giao
diện
trông
ổn,
không
gì
tốt
hơn
là
được
thử
nghiệm
từ
nhiều
người
dùng
khác
ngoài
chính
bản
thân
bạn.
Chỉ
cần
chắc
chắn
rằng
bạn
đã
giải
quyết
được
các
lỗi
lớn
nhất
trước
khi
đưa
nó
ra
kiểm
tra
thử
bên
ngoài.
Để
phân
phối
được
ứng
dụng
của
bạn
đến
những
người
kiểm
tra
thử,
bạn
sẽ
cần
phải
tạo
một
chứng
nhận
Ad-Hoc
trên
trang
iOS
Dev
Center.
- Những người kiểm tra thử bên ngoài có thể cung cấp nhiều phản hồi mà bạn không thể ngờ tới. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn có một ứng dụng phức tạp.
- Để cấp phép cho các thiết bị của người kiểm tra thử, bạn sẽ cần tới số UDID của mỗi thiết bị.
- Chọn Device từ danh sách thả xuống rồi nhấn biểu tượng “Build”. Trong mục Finder (Tìm kiếm), duyệt tới thư mục dự án của bạn rồi tìm thư mục "Ad-Hoc-iphoneos". Bên trong đó sẽ có một ứng dụng. Sao chép chứng nhận "AdHoc.mobileprovision" mà bạn có từ iOS Dev Center vào cùng thư mục. Chọn ứng dụng và chứng nhận rồi nén chúng lại. Tập tin nén này có thể chuyển cho người kiểm tra thử bên ngoài của bạn. Bạn sẽ cần tạo một tập tin nén riêng cho mỗi chứng nhận Ad-Hoc.[5]
Phát Hành Dự Án Của Bạn[sửa]
-
Tạo
bản
Phân
phối
của
bạn.
Chọn
Device
and
Release
(Thiết
bị
và
Phiên
bản)
từ
trình
đơn
thả
xuống.
Nhấn
biểu
tượng
“Build”
(Dựng).
Trong
phần
Finder
(Tìm
kiếm),
duyệt
tới
thư
mục
dự
án
của
bạn
và
tìm
thư
mục
"Release-iphoneos".
Bên
trong
đó
sẽ
có
một
ứng
dụng.
Nén
lại
thành
một
tập
tin
nén.
- Để các ứng dụng mới nhận được chứng nhận của Apple, chúng sẽ cần phải được tối ưu hóa cho iOS 8 và màn hình hiển thị Retina.
- Mở bảng điều khiển iTunes Connect. Bạn có thể truy cập bảng này từ iOS Dev Center. Nếu bạn còn bước nào chưa hoàn tất để kết thúc việc cài đặt, chúng sẽ được liệt kê ở đầu trang. Hãy đảm bảo là tất cả thông tin ngân hàng và mã số thuế của bạn đã được nhập chính xác.
-
Nhập
vào
thông
tin
ứng
dụng
của
bạn.
Nhấn
“Manage
Your
Applications”
(Quản
lý
các
ứng
dụng
của
bạn)
rồi
chọn
“Add
new
Application”
(Thêm
một
ứng
dụng
mới).
Điền
vào
tên
ứng
dụng,
số
SKU
và
chọn
ID
cho
gói.
Chọn
gói
ứng
dụng
của
bạn
từ
trình
đơn
thả
xuống.
- Điền vào các mẫu cung cấp mô tả cho ứng dụng, các từ khóa, trang hỗ trợ, hạng mục, email liên hệ, bản quyền ...
- Điền vào các mẫu Quyền hạn và Giá cả.
- Chuẩn bị sẵn ảnh minh họa cho iTunes. Bạn sẽ cần một biểu tượng dạng vec tơ lớn kích thước 512x512, cũng như một vài ảnh chụp màn hình ứng dụng của bạn. Các ảnh chụp màn hình có thể lấy từ phần mềm giả lập iPhone sử dụng tổ hợp Command + Shift + 4 rồi kéo con trỏ dạng cross-hair (ống ngắm chữ thập) lên vùng lựa chọn. Hãy đảm bảo chúng có kích thước 320x480 cho iPhone. Các ảnh chụp màn hình là một phần rất quan trọng trong việc tiếp thị cho ứng dụng của bạn, vậy nên hãy đảm bảo rằng chúng thể hiện các phần quan trọng nhất.
-
Tải
ứng
dụng
của
bạn
lên.
Nhấn
vào
“Ready
to
Upload
Binary”
(Sẵn
sàng
để
tải
lên
theo
kiểu
nhị
phân)
và
bạn
sẽ
được
đưa
tới
một
màn
hình
hướng
dẫn
bạn
tải
về
công
cụ
tải
ứng
dụng
lên
(Application
Uploader).
Tải
nó
về
rồi
nhấn
Done.
- Cài đặt công cụ Application Uploader và khởi động nó. Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu thông tin đăng nhập iTunes của bạn.
- Công cụ Application Uploader sẽ kiểm tra tài khoản iTunes Connect của bạn và tìm bất kỳ ứng dụng nào mà bạn sẵn sàng để tải lên theo kiểu nhị phân. Chúng sẽ được hiển thị trong trình đơn thả xuống. Chọn ứng dụng bạn muốn, chọn bản Phân phối đã nén lại được bạn tạo ra trước đây và tải lên. Công cụ tải lên sẽ kiểm tra một vài thứ bên trong gói và sẽ báo lỗi nếu nó phát hiện điều gì không chính xác, chẳng hạn một số phiên bản không chính xác, thiếu biểu tượng …Nếu mọi thứ ổn thỏa, nó sẽ tải tập tin nén lên và hoàn tất.
- Chờ đợi đánh giá. Giờ chẳng còn gì cho bạn làm ngoài việc chờ quá trình đánh giá. Apple sẽ thông báo cho bạn trong một vài ngày hoặc tuần thông qua email nếu trạng thái ứng dụng của bạn chuyển sang “In review” (Đang đánh giá). Khi được đưa vào đánh giá, quá trình sẽ rất nhanh. Nếu không qua được hàng rào những đánh giá ban đầu, bạn sẽ nhận được một thư không chấp thuận trong đó giải thích cho bạn lý do vì sao, và Apple sẽ đưa ra các đề nghị để sửa chữa nó. Nếu ứng dụng của bạn qua được việc kiểm tra, Apple sẽ gửi cho bạn một email thông báo rằng ứng dụng của bạn đã sẵn sàng đem ra bán. Ứng dụng của bạn bây giờ sẽ xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng iTunes.
-
Quảng
cáo
cho
ứng
dụng
của
bạn.
Giờ
thì
ứng
dụng
mới
toanh
của
bạn
đã
có
thể
mua
được,
đã
đến
lúc
để
bắt
đầu
quảng
cáo
cho
nó.
Hãy
sử
dụng
các
phương
tiện
xã
hội,
gửi
đi
các
thông
cáo
báo
chí
tới
các
trang
chuyên
về
ứng
dụng,
tạo
vài
video
trên
YouTube,
và
làm
mọi
thứ
bạn
có
thể
để
mọi
người
phải
nói
về
ứng
dụng
của
bạn.
- Bạn có thể gửi các bản sao miễn phí tới những chuyên gia đánh giá, là những người sẽ viết về ứng dụng của bạn trên trang web của họ hoặc đánh giá nó trên kênh YouTube của họ.Nếu bạn có thể đưa nó tới những chuyên gia đánh giá nổi tiếng, điều này có thể dẫn tới tăng doanh số bán ứng dụng.
- Theo dõi việc bán hàng. Tải ứng dụng iTunes Connect Mobile miễn phí cho iPhone của bạn. Đăng nhập mỗi ngày và kiểm tra việc bán hàng, thị trường và quốc gia hàng bán được. Đây mới chính là phần hay ho! Apple sẽ định kỳ gửi email cho bạn với đường liên kết tới các dữ liệu bán hàng mới nhất của bạn. Bạn có thể tải về để ghi chép lại. Chúc may mắn!
Lời khuyên[sửa]
- Hãy tạo nét độc đáo riêng chứ đừng sao chép các ứng dụng đã có sẵn trên App Store. Hãy nghiên cứu toàn bộ App Store để tìm xem đã có những gì. Dĩ nhiên, nếu ý tưởng của bạn xuất sắc hơn, thì cứ thế mà làm.
- Hãy luôn tìm cách cải tiến ứng dụng của bạn.
- Nếu bạn thích sách giấy tham khảo, hãy vào Amazon.com để tìm vài cuốn sách về phát triển iPhone.
- Cố kiểm tra thử trên càng nhiều thiết bị iDevices khác nhau càng tốt. Càng tốt hơn nữa là chúng cài đặt nhiều phiên bản iOS khác nhau.
- Nếu bạn thuê một nhà phát triển iOS và muốn bảo đảm rằng ứng dụng iOS trông giống như những gì bạn định ra, bạn có thể thiết kế giao diện cho ứng dụng trong Photoshop rồi sử dụng một công cụ để chuyển đổi nó sang một ứng dụng hoạt động được với Xcode/iOS.
Cảnh báo[sửa]
- Bộ công cụ iPhone SDK thay đổi không ngừng khi các thiết bị phát triển. Nếu trong quá trình dự án mà có bản nâng cấp cho SDK, hãy đảm bảo là bạn đã đọc những điểm mới và những thay đổi trước khi chuyển sang nó. Trừ khi Apple thông báo là các đệ trình mới phải được biên dịch với SDK bản mới, còn không thì bạn chưa cần tới nó vào lúc này. Nếu bạn nâng cấp, một vài phương thức bạn sử dụng trước đây có thể sẽ không còn dùng được nữa và mặc dù chưa chắc nó đã tạo ra cảnh báo lúc biên dịch, bạn vẫn nên cẩn trọng.
- Không gì đảm bảo cho bạn bán được nhiều hoặc được tải về nhiều, nhưng đừng thoái chí.
- Khi bạn thành công và đưa được một ứng dụng lên App Store, đừng để mình bị dọa dẫm bởi những kẻ tầm thường chuyên viết những đánh giá ác ý. Có người cho bạn phản hồi hữu ích và cũng có người chỉ thích bất lịch sự.
- Việc này gây nghiện; bạn có thể sẽ không ngừng lại được.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.smashingmagazine.com/2009/08/11/how-to-create-your-first-iphone-application/
- ↑ http://www.raywenderlich.com/1797/ios-tutorial-how-to-create-a-simple-iphone-app-part-1
- ↑ https://developer.apple.com/library/iOS/referencelibrary/GettingStarted/RoadMapiOS/FirstTutorial.html#//apple_ref/doc/uid/TP40011343-CH3-SW1
- ↑ http://codewithchris.com/how-to-make-iphone-apps-with-no-programming-experience/
- ↑ https://www.udemy.com/blog/how-to-build-an-iphone-app-from-scratch-for-non-technical-people/