Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tạo nên thay đổi to lớn trong cuộc sống
Từ VLOS
Có bao giờ bạn đạt đến thời điểm khi bạn nhận ra rằng cuộc sống hiện tại của bạn không như bạn đã tưởng tượng? Có lẽ bạn đã rơi vào trạng thái tự mãn trong công việc, trong học tập, và trong mối quan hệ. Có thể bạn đã phát triển thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc ăn vặt không lành mạnh. Hiểu rằng bạn cần phải thay đổi là hành động sáng suốt. Tự nhận thức là bước đầu tiên. Nhưng, thay đổi to lớn trong cuộc sống đòi hỏi bạn phải thiết lập kế hoạch kỹ càng và quyết tâm thực hiện nó. Bạn có thể tìm hiểu cách để tạo nên thay đổi lớn lao trong cuộc sống bắt đầu từ thời điểm này.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi hành vi[sửa]
-
Xây
dựng
kế
hoạch
thay
đổi
hành
vi.
Nếu
bạn
thật
sự
muốn
tạo
nên
thay
đổi
nghiêm
túc
trong
cuộc
sống,
bạn
không
thể
nào
chỉ
nói
suông
rằng
bạn
sẽ
thực
hiện
nó.
Bạn
cần
phải
quyết
tâm.
Kế
hoạch
thay
đổi
hành
vi
là
biện
pháp
thiên
về
hành
động
để
giúp
bạn
cam
kết
và
giám
sát
thay
đổi
của
mình.
Thay
đổi
hành
vi
có
ý
nghĩa
tương
tự
như
tên
gọi
của
nó
–
là
biện
pháp
thay
đổi
cách
hành
động
của
bạn
trước
tác
nhân
kích
thích
trong
môi
trường
sống.[1]
- Kỹ thuật thay đổi hành vi cho phép bạn thay thế hành động không mong muốn bằng những điều tốt đẹp hơn thông qua vô vàn phương pháp tiếp cận. Một trong những phương pháp tiếp cận phổ biến là tái củng cố một cách tích cực, đây là quá trình tăng cường hành vi cụ thể nào đó bằng cách cung cấp phần thưởng mỗi khi nó xuất hiện.
- Thay đổi hành vi là khái niệm thuộc tâm lý học được sử dụng cho hầu hết mọi hành động mà bạn muốn biến đổi bằng cách loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc gia tăng mức độ thường xuyên mà bạn thực hiện chúng. Bạn có thể tận dụng nguyên tắc này để ngừng hút thuốc lá, giảm cân, thức dậy sớm, hoặc chấm dứt tính trì hoãn của mình.
-
Quan
sát
và
mô
tả
hành
vi.
Thay
đổi
hành
vi
đòi
hỏi
bạn
phải
hiểu
rõ
hành
động
không
mong
muốn
để
thay
thế
nó.
Bạn
có
thể
tự
hỏi
bản
thân
bất
kỳ
câu
hỏi
nào
sau
đây
để
đối
phó
tốt
hơn
với
thái
độ
của
mình
và
tìm
hiểu
về
thời
gian/lý
do/địa
điểm/cách
thức
mà
nó
diễn
ra:[2]
- Bạn thực hiện nó khi nào? Lúc mấy giờ? Nó kéo dài trong bao lâu? Người nào thường có mặt mỗi khi nó xuất hiện? Người đó tác động như thế nào đến hành vi đó? Một vài phút trước khi thực hiện hành động này, môi trường xung quanh bạn có sự hiện diện của yếu tố nào? Sau khi nó đã xảy ra, môi trường xung quanh bạn có sự hiện diện của yếu tố nào?
- Ví dụ, để có thể giảm cân, bạn cần phải giảm thiểu lượng thức ăn nhanh mà bạn tiêu thụ mỗi tuần. Đầu tiên, bạn phải biết liều lượng đồ ăn nhanh mà bạn dùng, và trong điều kiện nào.
-
Đo
đạc
cơ
sở
của
bạn.
Nhảy
ngay
vào
thực
hiện
kế
hoạch
thay
đổi
hành
vi
mà
không
thu
thập
dữ
liệu
trước
sẽ
hủy
hoại
kết
quả.
Bạn
nên
dành
một
vài
ngày
để
xem
xét
cẩn
thận
sự
xuất
hiện
của
hành
động
mà
bạn
muốn
thay
đổi,
trả
lời
một
vài
câu
hỏi
giúp
bạn
mô
tả
nó.[2]
- Phương pháp đo đạc có thể là tính toán liều lượng thức ăn nhanh mà bạn dùng mỗi tuần, cũng như xác định xem liệu bạn thường gọi món ăn nào và khẩu phần ăn mà bạn dùng trong các bữa ăn (ví dụ, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, và sữa lắc với tổng lượng calo là 1238).
-
Thiết
lập
hành
vi
thay
thế.
Vì
bạn
đang
cố
gắng
tạo
nên
thay
đổi
to
lớn
trong
cuộc
sống,
có
thể
bạn
sẽ
muốn
ngừng
thực
hiện
một
vài
hành
động
không
mong
muốn.
Do
đó,
thiết
lập
danh
sách
hành
vi
thay
thế
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
trong
giai
đoạn
chuyển
tiếp
sẽ
rất
hữu
ích.
Một
khi
bạn
đã
hiểu
rõ
lý
do
bạn
tham
gia
vào
hành
động
không
mong
muốn
này
(bắng
cách
mô
tả
và
quan
sát
nó),
bạn
có
thể
tìm
kiếm
hành
động
lành
mạnh
hơn
có
thể
giải
quyết
thôi
thúc
tương
tự
hoặc
trở
thành
tác
nhân
kích
thích.[3]
- Ví dụ, nếu bạn nhận thức được rằng bạn luôn ăn đồ ăn nhanh vào những ngày bạn phải làm việc muộn, bạn có thể đem theo một gói thức ăn nhẹ hoặc chuẩn bị trước một vài món ăn lành mạnh để phục vụ cho mục đích này. Nếu bạn muốn cắt giảm tiêu thụ rượu bia và có xu hướng uống xã giao, bạn nên bỏ qua một vài buổi gặp gỡ bạn bè hoặc đề nghị đi uống cà phê cùng họ.[4]
-
Theo
dõi
sự
tiến
bộ
của
bản
thân.[2]
Khi
bạn
bắt
đầu
kế
hoạch
thay
đổi
hành
vi,
bạn
nên
tiếp
tục
thu
thập
dữ
liệu
trong
suốt
quá
trình.
Biện
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
xác
định
khuôn
khổ
hoặc
thậm
chí
là
tác
nhân
kích
thích
mới
mẻ
thúc
đẩy
hành
động
không
mong
muốn
mà
bạn
không
hay
biết.
- Về mặt tích cực, viết về mức độ diễn ra hành vi không mong muốn cũng như hành vi thay thế sẽ giúp bạn xác định xem liệu bạn có thật sự giảm thiểu khả năng thực hiện hành động này hay không.
Xem xét vấn đề cá nhân[sửa]
-
Đánh
giá
chính
mình.
Trước
khi
có
thể
tạo
nên
thay
đổi
lâu
dài,
bạn
cần
phải
quyết
định
xem
liệu
bạn
phải
thay
đổi
điều
gì
và
hiểu
rõ
lý
do
vì
sao.
Bạn
nên
biết
rõ
giá
trị,
điểm
mạnh,
và
điểm
yếu
của
bản
thân.
Những
thiếu
sót
này
sẽ
hướng
dẫn
bạn
nhận
thức
khía
cạnh
trong
cuộc
sống
mà
bạn
muốn
dành
nhiều
thời
gian,
năng
lượng,
và
nguồn
lực
hơn
để
cải
thiện
chúng.
- Nguồn tự đánh giá tuyệt vời nhất là Bài Trắc nghiệm Tự Đánh giá Giá trị Cuộc sống mà bạn có thể tìm kiếm trên Google.[5] Bài đánh giá này sẽ cho phép bạn xếp hạng giá trị cốt lõi của mình theo tầm quan trọng để xác định xem giá trị nào phù hợp nhất để bạn có thể sở hữu một cuộc sống trọn vẹn.
-
Chuẩn
bị
sẵn
sàng
đối
mặt
với
trở
ngại.
Tạo
nên
thay
đổi
mà
bạn
mong
muốn
là
quá
trình
khó
khăn
và
lý
do
vì
sao
chúng
không
có
sẵn
từ
trước
đều
có
nguyên
nhân
riêng.
Bạn
nên
tìm
hiểu
xem
điều
gì
đang
ngáng
đường
bạn,
có
thể
là
thiếu
thời
gian
hoặc
thiếu
ý
chí.
Nếu
bạn
hiểu
rõ
nguồn
gốc
hình
thành
sự
phản
kháng,
bạn
sẽ
dễ
dàng
đối
phó
với
vấn
đề
hơn.[6]
- Hãy ngồi xuống và liệt kê danh sách mọi yếu tố đang cản trở quá trình thực hiện thay đổi trong cuộc sống của bạn. Bạn nên trung thực với chính mình. Nhiều trở ngại có thể là do sự phản kháng trong nội tâm mà chỉ có bạn mới có thể vượt qua.
- Ví dụ, có lẽ là bạn sợ phải thay đổi. Hoặc, bạn thiếu tự tin vào khả năng tạo nên thay đổi của mình. Bạn nên xem xét tình hình một cách cẩn thận để xác định xem bạn đang chống lại điều gì.
-
Nắm
bắt
cơ
hội.
Ngay
cả
khi
chúng
ta
sở
hữu
đủ
mọi
yếu
tố
cho
một
cuộc
sống
tuyệt
vời,
chúng
ta
vẫn
sẽ
cảm
thấy
bế
tắc
nếu
chúng
ta
quay
đầu
nhìn
lại
và
tiếc
nuối
cơ
hội
mà
chúng
ta
đã
đánh
mất.
Có
thể
là
bạn
đã
có
cơ
hội
để
đi
đến
phía
bên
kia
thế
giới
và
theo
đuổi
công
việc
trong
mơ
của
mình.
Hoặc,
bạn
đã
không
thể
quyết
định
xem
bạn
có
nên
cầu
hôn
người
bạn
yêu
thời
đại
học
hay
không.
Nếu
bạn
thật
sự
muốn
tạo
nên
thay
đổi
nghiêm
túc
trong
cuộc
sống,
bạn
cần
phải
học
cách
để
phát
hiện
ra
cơ
hội
tốt
và
nắm
bắt
lấy
chúng
trước
khi
chúng
biến
mất.
- Cơ hội sẽ khác nhau tùy thuộc vào giá trị và mục tiêu riêng của bạn.[7] Nhìn chung, nó bày tỏ khả năng thực hiện một điều gì đó có ý nghĩa, đầy thử thách, hoặc đáng sợ. Phần khó khăn nhất là lý do vì sao nhiều người lại để cơ hội vụt khỏi bàn tay mình. Chúng thường không xuất hiện sẵn – chúng đòi hỏi chúng ta phải phát triển và thể hiện bản thân để giành được chúng.
- Bạn có thể nắm bắt cơ hội bằng cách loại bỏ ràng buộc mà xã hội đã gán cho bạn. Bạn nên tự hỏi bản thân bạn sẽ làm gì nếu bạn không gặp thất bại. Bạn cần phải cởi mở đón nhận những khả năng hiện diện ở khắp mọi nơi, ngay cả khi chúng xuất hiện hoàn toàn bất ngờ hoặc không có vẻ dễ dàng. Nếu một lựa chọn nào đó trông có vẻ như sẽ đem lại lợi ích cho tương lai của bạn, hãy nhận lấy nó.
-
Xây
dựng
kế
hoạch
với
từng
bước
nhỏ.[8]
Bạn
cần
phải
làm
gì
để
đi
từ
điểm
A
sang
điểm
B?
Bạn
nên
chia
nhỏ
từng
vấn
đề
cho
đến
khi
bạn
có
thể
vẽ
nên
bản
đồ
hướng
dẫn
bạn
đến
nơi
mà
bạn
cần
đến.
Bạn
phải
tự
hỏi
bản
thân
xem
liêu
mục
tiêu
mà
bạn
muốn
đạt
được
có
xứng
đáng
với
công
sức
của
bạn
hay
không.
- Khi lập kế hoạch, bạn nên nhớ bảo đảm tính khả thi cho nó. Bạn sẽ không muốn phát triển kế hoạch hành động đòi hỏi bạn phải ăn cả một con voi trong một ngày. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ nhiệm vụ to lớn để dễ quản lý chúng hơn. Khi bạn thật sự phải đối mặt với việc ăn một con voi, phương pháp khả thi nhất mà bạn có thể thực hiện là ăn từng chút một.
- Thiết lập kế hoạch càng rõ ràng và chi tiết càng tốt. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng để giảm cân, đầu tiên, bạn cần phải thay đổi thói quen sống của mình, như chế độ ăn uống và mức độ hoạt động. Bạn có thể hình thành thời hạn có ghi ngày tháng mà bạn muốn nhận thấy sự thay đổi trong lĩnh vực này. Sau đó, bạn phải tập trung vào việc theo sát chúng, thường xuyên theo dõi kết quả. Mục tiêu "giảm 45 kg" sẽ khá to tát, nhưng câu nói "mình sẽ ăn nhiều rau hơn, ngừng uống nước giải khát trừ nước lọc, và đi bộ khoảng 5 km mỗi ngày" sẽ thực tế hơn.
Trở thành con người tốt hơn[sửa]
-
Lưu
tâm
hơn
đến
mọi
thứ.
Chánh
niệm
là
bài
tập
đem
lại
ảnh
hưởng
tích
cực
cho
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần
bạn.
Học
hỏi
về
nó
sẽ
giúp
bạn
tận
hưởng
sự
tự
nhận
thức
mạnh
mẽ
hơn
về
chính
mình,
và
kết
quả
là,
hạn
chế
hành
vi
không
mong
muốn
của
bạn.
Chánh
niệm
giúp
bạn
phản
ứng
tốt
hơn
với
căng
thẳng,
cải
thiện
chất
lượng
giấc
ngủ,
giảm
thiểu
lo
âu
và
sự
bồn
chồn,
cũng
như
thúc
đẩy
bạn
tham
gia
vào
cuộc
sống.[9]Có
khá
nhiều
kỹ
thuật
chánh
niệm
hữu
ích.
- Thiền chánh niệm đơn giản được sử dụng để đem lại sự thư giãn và bình tĩnh. Bạn nên ngồi với tư thế thoải mái và yên lặng trong một căn phòng không có tác nhân gây xao nhãng. Hít không khí sâu vào mũi và thở ra bằng miệng, chú ý vào nhịp hít thở. Cho phép suy nghĩ của bạn bước vào và rời khỏi tâm trí một cách tự do mà không phán xét chúng. Bạn không cần phải chỉ trích bản thân vì đã để tâm trí suy nghĩ vẩn vơ – chỉ cần nhận thức rằng bạn đang xao nhãng và nhanh chóng tái tập trung vào nhịp hít thở.
- Lướt qua thôi thúc là kỹ thuật tuyệt vời cho người bị nghiện hoặc sở hữu hành vi không mong muốn khác. Bạn chỉ cần ngồi tại nơi yên tĩnh trong khi hít thở sâu khi cơn thèm khát xuất hiện. Bạn sẽ nhận thấy cảm giác vật lý diễn ra trong cơ thể do sự ham muốn. Thay vì hy vọng rằng nó sẽ biến mất, trong thâm tâm, bạn nên nói với bản thân rằng – tương tự như con sóng trên biển khơi – nó sẽ dịu xuống trong giây lát.
-
Đánh
giá
mạng
lưới
xã
hội
của
bạn.[10]
Khi
bạn
mong
muốn
đem
lại
sự
thay
đổi
nghiêm
túc
cho
cuộc
sống,
bạn
cần
phải
lôi
kéo
mọi
người
xung
quanh
vào
quá
trình
này.
Điều
này
không
có
nghĩa
là
bạn
bè,
đồng
nghiệp,
và
người
thân
của
bạn
phải
thực
hiện
chuyến
hành
trình
này
cùng
bạn,
nhưng
là
bạn
phải
xác
định
xem
họ
đang
giúp
đỡ
hay
đang
gây
hại
cho
sự
tiến
bộ
của
bạn.
- Đôi khi, bạn bè đã quá quen với cách hành xử cụ thể nào đó của chúng ta đến nỗi họ sẽ phản đối khi chúng ta thay đổi. Nếu một người nào đó trong mạng lưới xã hội của bạn không vui vì bạn đang tạo nên thay đổi tích cực, hoặc cố gắng hủy hoại sự phát triển của bạn, bạn cần phải hành động.
- Ví dụ, bạn đang giảm cân nhưng bạn của bạn luôn đem bánh ngọt đến cho bạn. Bạn phải thẳng thắn nói với họ để bảo đảm rằng bạn không đi trệch hướng mục tiêu của mình. Bạn có thể nói với người bạn đó rằng “Này Ân, tôi biết là bạn có ý tốt khi đem bánh ngọt đến cho tôi, nhưng tôi đang cố gắng cắt giảm đồ ngọt. Bạn nghĩ sao nếu lần sau chúng ta sẽ cùng nhau làm món kem tầng với hoa quả và sữa chua?”.
-
Tìm
kiếm
người
giám
sát
bạn.[11]
Bất
kể
bạn
đang
tiến
hành
thay
đổi
to
lớn
như
thế
nào
trong
cuộc
sống,
quá
trình
nỗ
lực
này
có
thể
khá
căng
thẳng
và
bực
bội.
Có
một
ai
đó
kề
vai
sát
cánh
trong
chuyến
hành
trình
sẽ
là
tài
sản
vô
giá,
vì
người
này
sẽ
giám
sát
bạn
để
bạn
có
thể
đạt
đến
mục
tiêu
của
mình.
- Đối tác giám sát là người mà bạn sẽ phải liên tục cập nhật về sự tiến triển của mình. Họ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên, sự hỗ trợ, hoặc chỉ đơn giản và tạo động lực cho bạn khi mọi chuyện trở nên khó khăn.[12]
- Họ có thể là một người hoặc nhiều người. Người yêu, vợ/chồng bạn, anh chị em, bạn thân, hoặc đồng nghiệp đều có thể giúp bạn trong quá trình thay đổi. Bạn thậm chí có thể tìm kiếm người giám sát thông qua diễn đàn hoặc phòng chat trực tuyến, người đang trải qua hành trình tương tự như bạn, hoặc người đã thực hiện được thay đổi đáng kể.
- Kiên nhẫn. Cho dù nó có là chương trình luyện tập thể dục mới hoặc công cuộc khôi phục hoàn toàn mối quan hệ với người mà bạn quen biết, một khi bạn đã có sẵn kế hoạch, đừng đầu hàng. Hãy nỗ lực hết mình để bảo đảm rằng bạn sẽ hoàn thành mục tiêu tổng thể. Thay đổi bất kỳ một phần nào trong cuộc sống đều sẽ là quá trình mệt mỏi, bạn nên ăn mừng mọi chiến thắng nhỏ nhặt nhất và tiếp tục cố gắng tiến đến đích.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng đầu hàng. Quá trình này sẽ không quá căng thẳng. Đầu hàng là lý do khiến bạn không thể tạo nên thay đổi trong cuộc sống.
- Sử dụng trang web này để tìm kiếm bài hướng dẫn cho trở ngại mà bạn không biết rõ cách để vượt qua (ví dụ như cách để tăng thêm ý chí).
Cảnh báo[sửa]
- Bạn nên chắc chắn rằng bạn thật sự muốn thực hiện thay đổi mà bạn đã lên kế hoạch cho nó. Một khi bạn đã hình thành thói quen như bạn lựa chọn, bạn sẽ khó có thể loại bỏ chúng, cũng tương tự như với thói quen của bạn trong quá khứ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.minddisorders.com/A-Br/Behavior-modification.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://people.wku.edu/sally.kuhlenschmidt/psy443/projstep.htm
- ↑ https://newsinhealth.nih.gov/issue/jan2012/feature1
- ↑ https://www.ucsfhealth.org/education/behavior_modification_ideas_for_weight_management/
- ↑ http://www.whatsnext.com/content/life-values-self-assessment-test
- ↑ http://www.chopra.com/ccl/transition-plan-10-steps-to-creating-a-major-life-change
- ↑ http://johnmichaelmorgan.com/seize-opportunities/
- ↑ http://www.oprah.com/spirit/The-Fastest-Way-to-Make-Change-How-to-Change-Your-Life
- ↑ http://www.helpguide.org/harvard/benefits-of-mindfulness.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/under-friendly-spell/201301/are-your-friends-bad-influence-you
- ↑ http://seanwes.com/podcast/107-why-you-need-an-accountability-partner-how-to-find-one/
- ↑ http://www.goal-setting-guide.com/the-role-of-an-accountability-partner-in-goal-achievement/