Tạo ngân sách hiệu quả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngân sách là một cách tuyệt vời để quản lý tài chính của bạn và tiết kiệm cho mục tiêu nào đó hoặc chỉ đơn giản là trả hết nợ.

Các bước[sửa]

Tạo ngân sách hợp lý[sửa]

  1. Tính toán xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền một tháng sau khi trừ thuế. Đối với kế hoạch ngân sách này, bạn có thể sử dụng lương thuần hoặc lương sau khi đã khấu trừ. Bao gồm cả tiền thưởng, thu nhập thêm, việc làm ngoài giờ, đầu tư, v.v., đây là thu nhập của bạn.
  2. Tính toán chi tiêu. Cất giữ biên lai trong một vài tuần hoặc một tháng. Nắm được khoản chi tiêu hàng tháng của bạn đối với đồ dùng trong nhà hoặc xăng dầu (ví dụ) sẽ giúp bước kế tiếp trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn bắt đầu viết ngân sách ngay từ hôm nay nhưng lại không có biên lai, thì điều đó có chút khó khăn.
  3. Đặt mục tiêu. Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiên trì tuân thủ ngân sách, và mang lại cho bạn cách để ước lượng sự thành công hay thất bại khi làm theo kế hoạch. Tại sao bạn lại lập ngân quỹ? Có thể bạn muốn bắt đầu tiết kiệm cho việc học đại học, hoặc muốn trả hết nợ.
  4. Phân chia ngân sách thành nhiều mục cơ bản, ví dụ Nhà cửa, Ăn uống, Xe cộ, Giải trí, Tiết kiệm, Quần áo, Đau ốm, và Thứ khác. Bạn cũng có thể sắp xếp khoản chi tiêu theo nhu cầu – như tiền cho vay và tiền điện, và theo nguyện vọng – như quần áo và giải trí.
  5. Liệt kê mọi khoản chi tiêu cho mỗi mục. Lấy mục Xe cộ làm ví dụ: Ở Mỹ, bạn có thể chi tiêu khoảng $300/tháng (hơn 6 triệu VND) vào xe hơi, khoảng $100/tháng (hơn 2 triệu VND) vào bảo hiểm, khoảng $250/tháng (hơn 5 triệu VND) vào xăng dầu, khoảng $50/tháng (hơn 1 triệu VND) vào bảo trì, và khoảng 10$/tháng (hơn 200,000 VND) vào phí khác như đăng ký. Do đó, tổng ngân sách xe cộ của bạn trong một tháng có thể là $710/tháng (hơn 14 triệu 200 ngàn VND). Nếu bạn không biết chính xác số tiền mà bạn chi tiêu, hãy ước lượng chuẩn xác. Bạn càng chính xác thì càng có khả năng duy trì kế hoạch ngân sách.
  6. Cộng tất cả chi tiêu lại theo mục. Điều này sẽ giúp hiển thị tổng chi tiêu hàng tháng của bạn. So sánh nó với việc bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng sau khi trừ thuế.
  7. Quyết định phương pháp để theo dõi ngân sách. Bạn có thể sử dụng một quyển sổ kế toán thời xưa nhưng chất lượng, thường được bày bán ở trung tâm mua sắm. Một số người thích dùng chương trình máy tính, như Quicken hay Microsoft Money.
  8. Thiết lập sổ kế toán. Để trống 5 trang đầu tiên, và chúng ta sẽ dùng chúng ngay sau đó. Chia phần còn lại của quyển sổ thành nhiều phần sau khi bạn có mục chính. Đặt mỗi mục chính lên trang đầu tiên của mỗi phần. Điều này sẽ giúp bạn có thêm chỗ cho nhiều bút toán (thuật ngữ kế toán ghi nhận giao dịch vào sổ kế toán) trong mỗi mục. Nhiều mục chi tiêu, như ăn uống, sẽ cần nhiều trang hơn.
  9. Quyết định xem kế hoạch ngân sách phải kéo dài trong bao lâu. Ví dụ trường hợp tôi nhận thấy kế hoạch ngân sách hàng tháng là thích hợp với mình nhất bởi vì hầu hết hóa đơn đều theo tháng. Tuy nhiên, tôi đã ghi khoản tiền vào mục ngân sách 2 lần 1 tháng. Nói cách khác, nếu ngân sách xe cộ của tôi là $710/tháng (hơn 14 triệu 200 ngàn VND), tôi sẽ ghi "khoản ứng" $355 (hơn 7 triệu VND) trong mục xe cộ vào ngày 1 và ngày 15 mỗi tháng.
  10. Ghi khoản tiền vào mỗi mục khi bắt đầu mỗi giai đoạn, sau đó ghi tất cả chi tiêu từ mục đó trong suốt giai đoạn. Do đó, với mục xe cộ, bạn có thể bắt đầu với $710 (hơn 14 triệu 200 ngàn VND) cho tháng đó, và sau đó viết nhiều khoản chi tiêu cho xăng xe, một khoản chi tiêu cho tiền xe, và có thể một khoản chi tiêu cho bảo hiểm (phụ thuộc vào việc bạn có muốn trả bảo hiểm hàng tháng hay không).
  11. Sử dụng phần đầu tiên của sổ kế toán để ghi chép thu nhập và sau đó ghi ra ngân sách rút ra trong mỗi giai đoạn. Ví dụ, tôi nhận lương vào mỗi thứ Sáu, vì vậy sẽ có những bút toán tương ứng trong phần thu nhập, giúp ghi ra khoản thu nhập vào mỗi thứ Sáu. Ngân sách của tôi là $2,800/tháng (hơn 61 triệu VND), và bị rút ra và ngày 1 và 15 hàng tháng. Do đó, trong mỗi ngày 1 và 15, phần thu nhập sẽ hiện ra phần ngân sách bị rút khoảng $1,400 (hơn 31 triệu VND).

Lời khuyên[sửa]

  • Khi thời gian trôi qua, bạn sẽ nhận thấy rằng ngân sách gốc của bạn có nhiều lỗi. Một số phạm vi bạn đã đánh giá thấp, trong khi một số phạm vi đã đánh giá cao. Vấn đề ở đây là bạn đã không ghi chép tất cả một cách thỏa đáng. Điều này hoàn toàn bình thường! Chỉ cần xem xét lại khi có tầm nhìn rõ ràng hơn về chi tiêu của mình. Nên nhớ chi tiêu ít hơn thu nhập để có thể đạt được mục tiêu.
  • Vấn đề phổ biến khác là mọi người thường thấy đồ dùng cần phải mua mới và sáng bóng (tên một cửa hàng nào đó) và họ đã mua nó, ngay cả khi nó không nằm trong ngân sách. Có lẽ sản phẩm đang trong chương trình giảm giá và họ không thể bỏ qua! Đó là lý do tại sao sẽ tốt hơn nếu có mục ngân sách tên là "Xài hoang phí" (hay bất cứ tên gì bạn muốn). Đây không phải là mục dành cho cocaine, mà mục này sẽ dành cho việc mua đồ ngẫu hứng! Bạn thực sự nên thêm mục này vào.
  • Bỏ thói quen xấu. Hút thuốc, uống rượu bia, và ăn uống vô độ rất hao tốn tiền bạc. Tương tự như vậy, quá nhiều sở thích và đi du lịch cũng cần phải được quản lý, như một người trưởng thành chính chắn, tức là nên ưu tiên cho gia đình đầu tiên và trước nhất.
  • Có nhiều thời kỳ trả lương vào dịp đặc biệt có nghĩa là bạn sẽ có thêm tiền và khi điều đó xảy ra thì đó được xem là tiền dư! Bạn có quyền trong việc sử dụng tiền dư đó. Bạn có thể dùng nó để trực tiếp thực hiện mục tiêu, hoặc để nó trong tài khoản ngân hàng như một khoản cấp bách.
  • Tháng đầu tiên bạn thiết lập ngân sách, điều đó dường như không hiệu quả với bạn, bởi vì nếu bạn chưa bao giờ nắm rõ khoản ngân sách này trước đây, thì sẽ khó lòng biết được bạn nên bỏ bao nhiêu tiền vào mỗi mục. ĐỪNG NẢN LÒNG. Tháng thứ 2 có thể sẽ khả quan hơn, nhưng hầu hết mọi người đều không sở hữu ngân sách hiệu quả và hợp lý cho đến tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Bạn đã không tập xe đạp mà không có bánh xe thăng bằng trong lần đầu tập chạy, và bạn cũng không phải là tay đua huyền thoại Michael Schumacher khi lần đầu tiên bạn sở hữu chiếc xe hơi. Trăm hay không bằng tay quen!
  • Một vấn đề phổ biến khác mà mọi người thường gặp khi tạo ngân quỹ là có lập một kế hoạch tuyệt vời, nhưng sau đó chiếc xe bị hư và kế hoạch coi như tan biến. Đây là lý do tại sao bạn nên có quỹ cấp bách được đề cập ở trên. Nếu sử dụng quỹ cấp bách này trong tình huống nguy cấp, đừng quên lập lại ngân sách bằng cách bỏ thêm tiền vào đó trong tháng sau!
  • Lần đầu tiên tôi thực hiện điều này, khoản chi tiêu của tôi vượt quá số tiền tôi kiếm được, và đó là lý to tại sao tôi không bỏ gì vào tài khoản! Nếu điều đó xảy ra với bạn, hãy làm như tôi đã từng: bắt đầu cắt giảm kế hoạch chi tiêu lại. Ví dụ, ngân sách đầu tiên của tôi là $150/tháng (hơn 3 triệu VND) cho quần áo. Sau khi thay đổi, tôi cắt giảm chi tiêu xuống còn $80/tháng (hơn 1 triệu 500 ngàn VND) cho quần áo. Bạn có thể thay đổi như vậy để đạt được bất kỳ mục tiêu đã đặt ra cho ngân quỹ.
  • Nếu bạn giữ quỹ cấp bách trong tài khoản tiền gửi thanh toán (hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm!), sẽ khó để tránh được cám dỗ muốn tiêu xài tiền khi nhìn thấy món đồ mới và hấp dẫn mà bạn khao khát muốn có. Tìm một tài khoản thị trường tiền tệ với tỷ lệ thu hồi kha khá (4-5%) và quyền lợi được viết ngân phiếu và bạn sẽ ở trong tình thế có lợi.
  • Tính toán xem bạn chi bao nhiêu cho xăng xe. Nếu bạn chi khoảng $60 (hơn 300,000 VND) một tuần cho xăng xe, hãy thử làm điều gì đó khác. Tiết kiệm tiền xăng bằng cách đi xe buýt hoặc đạp xe. Đạp xe giúp tiết kiệm xăng hiệu quả và là cách để tập thể dục. Một số xe buýt còn bổ sung dịch vụ cho phép hành khách mang xe đạp lên, do đó bạn có thể vừa đạp xe và đi xe buýt cùng một thời điểm và điều này thật tuyệt vời.
  • Sử dụng ứng dụng giúp quản lý thu nhập cá nhân và chi tiêu, như ứng dụng greefi.com giúp bạn tạo báo cáo cho ngân sách cá nhân.
  • Đừng cố gắng bắt đầu lập ngân sách trong tháng đầu tiên sau một sự kiện nào đó trong đời khi bạn phải tiêu tiền hoặc tiết kiệm một khoảng lớn, như kỳ nghỉ lễ hay chuyển nhà, hay nhận được gia sản thừa kế hoặc trúng vé số. Chờ cho đến khi tài chính của bạn "đi vào trật tự" hoặc ở trạng thái ổn định, thông thường từ 3 đến 6 tháng sau đó, trước khi bắt đầu làm mới.

Cảnh báo[sửa]

  • Đôi khi, ngân sách có vẻ rất eo hẹp. Chỉ cần nhớ là bạn có thể tự do tiêu xài khoản đó! Khi kỳ nghỉ lễ đến, bạn đã có một khoản tiền riêng nhờ vào ngân sách, và sẽ không cần phải dành dụm từng đồng để có đủ tiền chi trả.