Từ bỏ Facebook

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thể bạn lên Facebook chỉ để giữ liên lạc với những người bạn cũ hoặc để nhớ ngày sinh nhật của những người bạn mới. Có thể chỉ là vì bạn đang buồn chán. Nhưng giờ đây, bạn cảm thấy khó khăn khi sống một giờ mà không kiểm tra hoặc nghĩ gì đến Facebook. Bạn có thể thoát khỏi Facebook một cách đúng nghĩa bằng việc xóa vĩnh viễn tài khoản Facebook của mình, nhưng làm cách nào bạn có thể dừng cơn nghiện Facebook và học cách thưởng thức cuộc sống không có Facebook một lần nữa? Hãy đọc tiếp để tìm ra câu trả lời.

Các bước[sửa]

Suy ngẫm về Việc sử dụng Facebook[sửa]

  1. Theo dõi việc sử dụng của bạn trong một ngày (hoặc một tuần). Kiểm soát những gì bạn thật sự làm trên Facebook. Sau mỗi lần, hãy tự hỏi bản thân, “Mình đã làm được cái gì nhờ kiểm tra Facebook?”. Kỳ cục là bạn có thể chỉ đăng nhập vào để xem có ai chọc bạn không, kiểm tra cập nhật, viết một ghi chép mới, thêm một bài hát, và nhiều công việc không cần động não khác bạn làm để giết thời gian – kể cả khi bạn đăng nhập có mục đích trước, chẳng hạn như chấp nhận một lời mời kết bạn.
    • Ghi chép lại các hoạt động trên Facebook của mình có thể giúp bạn nhận ra bạn đã thực sự tốn bao nhiêu thời gian mà chẳng làm được gì tích cực.
    • Đánh dấu thời gian khi bạn đăng nhập và thoát ra, hoặc tải một ứng dụng cho trình duyệt để kiểm soát thời gian bạn sử dụng trên các trang khác nhau.
  2. Suy ngẫm về những thứ bạn có thể làm với cùng thời gian đó. Nếu bạn thấy mình tốn mất, ví dụ 10 giờ mỗi tuần cho Facebook, hãy lập một danh sách tất cả những việc khác bạn có thể hoàn thành trong thời gian đó. Nhìn thấy lượng thời gian được viết ra có thể giúp bạn cảm nhận được thực tế phũ phàng là bạn đang lãng phí cuộc sống của mình trên Facebook. Sau đây là vài thứ bạn có thể làm thay thế:
    • Chọn một công việc bán thời gian và tiết kiệm (hoặc thậm chí là đầu tư) khoản tiền đó.
    • Dạy con bạn (hoặc em nhỏ) cách chơi bóng.
    • Tập luyện cho cơ thể khỏe khoắn.
    • Dành giời gian tạo các mối quan hệ xã hội với những người trong cuộc sống thực của bạn.
    • Dọn phòng.
    • Làm việc tình nguyện.
    • Đọc một cuốn sách.
    • Tự học một ngôn ngữ mới.
    • Làm một cái nệm ghế papasan.
    • Nghe nhạc và biến nó thành thói quen. Nghe một album một ngày chẳng hạn.
  3. Cố gắng nhớ lại cuộc sống của mình khi chưa có Facebook. Nếu bạn chỉ mới tham gia Facebook một hoặc hai năm trước, hay bạn đã trải qua cả thời kỳ trung học và đại học trước cả khi Facebook ra mắt, hãy thử nghĩ về tất cả những điều bạn đã làm trước khi có Facebook. Có thể nói chung là bạn dành ít thời gian trước máy tính hơn và dành nhiều thời gian bên ngoài hơn. Lập một danh sách những thứ tích cực trong cuộc sống của bạn mà không có Facebook để tự tạo động lực cho bản thân. Đây là một vài cách mà cuộc sống không có Facebook của bạn có thể đã diễn ra:
    • Có thể bạn dành ít thời gian hơn để theo dõi người yêu cũ, quan tâm đến chuyện bức ảnh của bạn trông thế nào, hoặc so sánh bản thân với tất cả “những người bạn” bạn đã không gặp trong năm năm trời.
    • Có thể bạn đã dành nhiều thời gian hơn để chơi bóng đá hoặc tennis với bạn bè.
    • Có thể bạn đã dành nhiều thời gian hơn để gặp trực tiếp những người khác thay vì chỉ kiểm tra họ trực tuyến.
    • Ghi chép lại tất cả những điều tích cực trong cuộc sống “trước khi có” Facebook sẽ làm bạn thấy rằng bạn không thực sự cần Facebook để cảm thấy hạnh phúc. Trên thực tế, nếu bạn đã nghiện một thứ gì đó rồi, dường như nó còn làm bạn trở nên buồn chán.
  4. Nghĩ cách để có được những lợi ích của Facebook mà không cần dùng nó. Ghi ra tất cả những thứ Facebook làm cho bạn, và những thứ bạn sẽ nhớ nhất khi bạn xóa tài khoản của mình. Sau đó, nghĩ cách để vẫn có được những lợi ích đó mà không cần phải cảm thấy như tâm hồn bạn đang tan nát khi bị trói buộc vào tài khoản Facebook của mình. Đây là vài cách để làm việc đó:
    • Vài người nói rằng họ chỉ lên Facebook để nhớ ngày sinh nhật bạn bè. OK, nếu đó là một trong những lý do để bạn lên Facebook, hãy đánh dấu lên lịch tất cả ngày sinh của “bạn bè thực” của bạn, để bạn không quên chúng, hoặc chỉ cần ghi chúng vào một mẩu giấy mà bạn treo trên bàn. Bạn cũng có thể tạo một bảng sinh nhật theo tháng.
    • Vài người lên Facebook vì họ thích chia sẻ hình ảnh. Thay vì sử dụng Facebook, bạn có thể chia sẻ những bức hình bằng cách bắt đầu sử dụng Instagram và chỉ kết nối với những người bạn cũng như thành viên gia đình mà bạn thực sự muốn chia sẻ cùng.
    • Vài người vào Facebook bởi họ muốn biết bạn bè mình dạo này thế nào. Thay vì lên Facebook để kiểm tra năm người bạn thân nhất trên Facebook bao la, hãy lập mục tiêu gọi cho họ hoặc viết thư điện tử cho họ mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần để xem họ đang làm gì.
    • Vài người lên Facebook để cảm nhận sự tương tác xã hội khi họ cảm thấy đơn độc trong công việc, hoặc họ mắc kẹt ở nhà hay quá bận bịu để tụ tập với bạn bè. Thay vì tương tác với mọi người trực tuyến, hãy đi ăn trưa với một đồng nghiệp, hoặc cố hoàn thành công việc sớm hơn để có thể về nhà và tụ tập với bạn bè.
    • Vài người lại thích Facebook bởi họ thích đọc những bài viết mọi người đăng lên và bình luận. Hãy xem thử một nguồn tin tức phổ biến thay vì Facebook để có thêm nhiều kiến thức và vẫn biết hết mọi thứ. Một vài trang mà mọi người hay đăng lại nhất là The Huffington Post, Buzzfeed, Jezebel, Slate, The New York Times, Gawker, College Humor, và The Onion. Hãy chọn lấy một trang web mới—phổ cập tin tức tốt hơn — để đọc thay vì vào Facebook.

Hành động[sửa]

  1. Tắt toàn bộ thông báo của Facebook qua thư điện tử và điện thoại. Một phần lý do bạn lên Facebook chính là bởi mỗi khi bạn kiểm tra điện thoại hay thư điện tử, bạn lại thấy một thông báo rằng ai đó đăng một bức ảnh hoặc bình luận về bạn, hay hôm đó là sinh nhật của bạn thân thứ hai của người em họ thứ ba của bạn. Thông điệp kiểu này chắc chắn sẽ khiến bạn nhấn vào Facebook để “nhằm mục đích” nhìn thấy cái gì đã được đăng, nhưng nó cũng chắc chắn khiến bạn phí phạm thời gian để duyệt qua những bức ảnh ngẫu nhiên.
    • Tắt thông báo là bước đầu tiên để khiến Facebook kém lôi cuốn hơn.
    • Để làm việc này, nhấn vào biểu tượng hình khóa, rồi nhấn "See More Settings"(Xem những cài đặt khác), tìm đến thẻ Email, nhấn Edit, rồi chọn "Only notifications about your account, security and privacy" (Chỉ nhận thông báo về tài khoản của bạn, về bảo mật và riêng tư).
  2. Lưu lại các mối liên lạc quan trọng. Trước khi xóa Facebook, bạn nên giữ lại những thông tin liên lạc của những người bạn thật sự muốn giữ liên hệ nếu như bạn chưa có chúng. Lưu chúng vào tài khoản thư điện tử của bạn để bạn có thể tiếp tục liên lạc với những người bạn thực sự quan tâm. Nếu sự tương tác của bạn với một ai đó chỉ là thông qua việc gửi những tin nhắn Facebook, ắt hẳn đó không phải là một người bạn thực sự của bạn.
  3. Thử bỏ một thời gian ngắn. Cũng giống như hút thuốc, bỏ ngay lập tức là cách khó khăn nhất. Thay vì thế, thử bỏ Facebook trong một hoặc hai ngày, rồi tiếp tục thử bỏ trong một tuần. Trong thời gian đó, hãy lập một danh sách những điều bạn đã hoàn thành vì bạn không phí thời gian trên Facebook. Đặt ra nhiều mục tiêu để hoàn thành hơn trong tuần tiếp theo không có Facebook và cố gắng đạt được chúng.
    • Một khi bạn có thể trải qua hai hoặc ba tuần không cần Facebook, bạn có thể tiếp tục kéo dài thành một tháng. Sau đó, có thể đã tới lúc để bỏ Facebook vĩnh viễn.
    • Nếu bạn lên Facebook vì bạn lo sợ rằng bạn sẽ bỏ qua những cập nhật quan trọng của bạn bè hay bạn sẽ không được mời tới các bữa tiệc, hãy để một người bạn thân với bạn giúp bạn cập nhật những gì đang diễn ra với bạn bè bạn mà không cần phải bàn về chuyện Facebook tuyệt thế nào.
    • Một cách khác là, bạn có thể nói với bạn bè mình ngừng hẳn việc nói về những gì mọi người đang làm trên Facebook. Tự nhắc nhở bản thân rằng nếu “bạn bè” bạn có điều gì thực sự quan trọng cần nói với bạn, họ chỉ cần gọi cho bạn hoặc nói chuyện trực tiếp—chứ không phải là đăng lên Facebook.
  4. Hãy đưa ra thông báo là bạn sẽ bỏ vĩnh viễn. Đăng một bài đơn giản báo với tất cả bạn bè rằng bạn sẽ rời bỏ Facebook một thời gian. Điều này sẽ nhắc nhở họ nếu họ quen kết nối với bạn trên Facebook, và nó dường như cũng sẽ làm cho bạn giữ lời hứa hơn. Khi bạn thông báo bạn thực sự bỏ Facebook rồi, bạn sẽ trung thành với lời hứa của mình hơn.
    • Nếu bạn thật sự nghiêm túc, nói với bạn bè bạn rằng đừng trêu chọc bạn vì không còn ở trên Facebook, và ngừng nói với bạn rằng bạn nên nhượng bộ và quay lại Facebook.
  5. Rời xa Facebook. Một khi bạn đã thông báo rời Facebook, thì đã đến lúc thực hiện những biện pháp để thực sự rời xa nó, và để kết thúc mọi chủ đề trực tuyến mà bạn bỏ dở phía sau. Đây là một vài điều mà bạn có thể cần làm:
    • Có hai tùy chọn: bạn có thể khóa tài khoản của mình, cách này giúp bạn nghỉ xả hơi mà không mất bất kỳ thông tin nào, hoặc xóa vĩnh viễn tài khoản Facebook của bạn, là cách ổn nhất.
    • Nếu bạn tạo bất kỳ nhóm nào, hãy chuyển quyền quản trị cho người nào đó bạn tin tưởng.
    • Gửi một email tới các liên hệ trong Facebook để giải thích quyết định rời xa Facebook của bạn.Hãy kèm theo thông tin liên hệ hiện tại của bạn để họ có thể liên lạc mà không qua Facebook.
    • Nếu bạn định xóa vĩnh viễn tài khoản, hãy xóa mọi thông tin từ hồ sơ của bạn. Đừng quên gỡ bỏ các bức ảnh của bạn!
  6. Chặn Facebook từ máy tính của bạn (tùy chọn). Bạn có thể chuyển sang bước này trong lúc tuyệt vọng, nếu bạn lo ngại rằng bạn sẽ không thể kiểm soát được cơn bốc đồng lên Facebook của mình—kể cả khi bạn đã xóa tài khoản. Hãy xem Cách chặn các trang web trên Firefox hoặc Cách chặn một trang web trên Internet Explorer để hỗ trợ bạn.
    • Bạn có thể sử dụng các chương trình “kiểm soát bản thân” miễn phí, có thể tải về trực tuyến, để vô hiệu tạm thời truy cập tới các trang web phương tiện xã hội phổ biến.
    • Các chương trình kiểm soát dành cho phụ huynh cũng có thể giúp bạn; nhiều chương trình sẵn sàng và cho phép bạn đặt các giới hạn để cho phép ai có thể truy cập Facebook (hay các trang khác) và trong bao lâu.
  7. Tìm các việc khác ngoài sử dụng Facebook. Nhiều người nghiện Facebook bởi họ kiểm tra nó khi chẳng có việc gì để làm, như giữa các tiết học hoặc trong giờ nghỉ ăn trưa; khi đó sự tò mò choán hết thời gian mà lẽ ra có thể sử dụng làm những việc khác, như học hành hay làm việc. Hãy kiếm việc gì đó để làm trong những khoảng thời gian nhỏ này để ngăn ngừa việc tái nghiện. Sau đây là một số cách hay để lấp đầy thời gian của bạn thay vì lên Facebook:
    • Tránh xa khỏi máy tính tới mức có thể. Đối với nhiều người trong chúng ta, ngồi trước màn hình là một hành động vô thức. Hãy cố gắng tìm kiếm những điều khác để làm mà giúp bạn tránh xa khỏi chiếc máy tính và vì thế, tránh khỏi Facebook. Giữ một quyển sổ ghi chép. Suy tư. Đan ngón tay.
    • Học cách thực hiện những thủ thuật ấn tượng với ván trượt mini.
    • Đặt mục tiêu đọc xong một quyển sách trong một tuần thay vì dành thời gian đó lên Facebook.
    • Gọi điện cho bạn bè hoặc đích thân làm việc gì đó với họ. Bất cứ điều gì bạn có thể làm ở bất cứ đâu và trong những khoảng thời gian ngắn đều tốt.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn đang tìm cách để chủ động giảm tần suất ghé thăm Facebook, hãy thay đổi mật khẩu của bạn thành một chuỗi số dài. Ghi nó lên một mẩu giấy, và đặt nó ở nơi nào đó khó lấy đến phát bực hoặc ngoài tầm với. Với cách này, bất cứ khi nào bạn muốn đăng nhập, bạn sẽ phải moi tờ giấy ra để lấy mật khẩu. Cách này làm bạn nhụt chí khỏi buồn đăng nhập bằng cách biến nó thành một việc vặt. Nếu bạn bắt đầu nhớ được các con số, hãy lặp lại quy trình.
  • Ngừng sử dụng Facebook Mobile để cập nhật trạng thái hoặc làm gì đó tương tự. Gỡ bỏ phần mềm khỏi điện thoại nếu bạn đã có phiên bản tải về (ví dụ iPhone, Palm …)
  • Thử nghĩ về sức khỏe bản thân, máy tính mặt khác cũng có ích (Phải rồi! Chuẩn, chỉ lướt qua vài trang vô bổ thôi mà), nhìn vào màn hình, gõ phím, ngồi hàng giờ, chỉ sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay để nhấn. Đây là những nguyên nhân dẫn tới bệnh tật và vấn đề cho cơ thể của bạn.
  • Khi bạn đã khám phá ra được khả năng mình có thể nghiện Facebook, bạn có thể nên tránh xa các trang mạng xã hội khác như MySpace.
  • Nếu bạn không thể cưỡng lại được việc mở lại tài khoản đã khóa của mình, thử điều này trước khi bạn khóa: mở notepad và gõ vài chữ ngẫu nghiên (lskdjfd chẳng hạn). Đăng nhập vào Facebook và thay đổi mật khẩu. Chép đoạn bạn vừa gõ trong notepad vào trường mật khẩu và đổi mật khẩu. Khóa tài khoản của bạn lại rồi xóa lịch sử bảng ghi tạm.
  • Ngừng việc dán mình vào những chiếc máy tính hoặc điện thoại đang khiến bạn thu mình lại với các giao thiệp xã hội. Hãy cố gắng cưỡng lại nó!
  • Giữ một danh sách lịch trình Facebook của bạn (nếu bạn có) và các mục tiêu phi-Facebook của bạn bên mình và trước mặt bạn mọi lúc mọi nơi.
  • Để luôn cập nhật được các cập nhật tình trạng của bạn bè trên Facebook, hãy đăng ký cập nhật trạng thái của bạn bè theo kiểu RSS feed trong chương trình thư điện thử của bạn hoặc các bộ đọc RSS khác mà bạn đang sử dụng. Ví dụ, bạn có thể cập nhật feed như vậy trong chương trình MS Outlook 2007 nơi bạn có thể đọc được bạn bè đang làm gì cùng với thư điện tử của bạn. Điều này loại bỏ một nguyên nhân chủ yếu khiến người ta thường xuyên đăng nhập vào Facebook.
  • Cũng như với bất kỳ công việc nào liên quan tới kỷ luật, thực hiện cùng với một người bạn luôn tốt hơn. Bạn có thể chọn một thành viên gia đình hoặc một người bạn tin cậy làm việc đó cho bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn có thể nghĩ rằng bạn bè sẽ ghét bạn vì chuyện này. (Tuy nhiên, bạn đang làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn nhiều)

Liên kết đến đây