Từ trường Trái Đất đảo cực vì dòng nham thạch ở lõi
Sự dịch chuyển lên xuống của dòng nham thạch nằm sâu trong lõi Trái Đất khiến từ trường từng nhiều lần đảo cực. Nhà khoa học Paula Koelemeijer, Đại học Oxford, Anh cho rằng Trái Đất từng nhiều lần chứng kiến hiện tượng từ trường đảo cực do sự nâng lên, hạ xuống của hai vùng lớn nằm trên cùng của lõi Trái Đất ở độ sâu khoảng 3.000 km, theo Livescience.
Thành phần hóa học của hai vùng lớn này khiến chúng nóng lên, nổi lên trên trước khi nguội đi và rơi trở lại vào lõi. Sự nâng lên hạ xuống này làm thay đổi cách nhiệt độ tỏa ra từ bề mặt lõi trong hàng triệu năm.
Từ trường Trái Đất từng nhiều lần đảo cực, với những lần đảo cực diễn ra trong hàng trăm nghìn năm. Vào thời điểm 41.000 năm trước ở kỷ băng hà cuối cùng, kim la bàn luôn chỉ hướng nam trong vài trăm năm.
Hiện tượng đảo cực từ trường diễn ra nhiều lần trong lịch sử cho thấy cấu trúc bên trong Trái Đất có thể sẽ tiếp tục thay đổi.
Lõi Trái Đất là một quả cầu chất lỏng chứa chủ yếu là sắt và nikel nóng chảy. Dòng chất lỏng mang từ tính cuồn cuộn chảy ở nhiệt độ khoảng 4.000 độ C với áp suất gấp 1,3 triệu lần áp suất trên bề mặt Trái Đất, tạo ra và duy trì từ trường để bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ vũ trụ.
Nguồn[sửa]
- Vũ Phong, VnExpress