Tự làm thuốc trị ho từ nước chanh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ho chính là phản xạ của cơ thể nhằm tự đẩy chất nhờn và dị vật ra khỏi phổi và đường hô hấp. Do đó, bạn không nên hoàn toàn ngăn chặn triệt để cơn ho. Có phải bạn cảm thấy rất khó chịu bởi những cơn ho dai dẳng và không bao giờ kết thúc, và bạn muốn làm dịu cơn ho nhưng không hoàn toàn ngăn chặn cơn ho để cơ thể có thể đẩy chất nhầy tích tụ lâu ngày ra ngoài? Đã đến lúc bạn nên tự chế thuốc trị ho tại nhà để giúp làm dịu cơn ho.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Làm thuốc trị ho tại nhà[sửa]

  1. Pha mật ong và chanh để làm thuốc trị ho. Đun một cốc mật ong với lửa nhẹ. Thêm 3-4 muỗng canh nước cốt chanh tươi vào mật ong đã được đun ấm. Thêm ¼ đến ⅓ cốc nước vào hỗn hợp chanh mật ong và khuấy đều trong khi tiếp tục đun nóng với lửa nhẹ. Làm lạnh hỗn hợp. Khi bị ho, bạn có thể dùng 1-2 muỗng canh tùy theo nhu cầu.
    • Loại mật ong dùng làm thuốc, chẳng hạn như mật ong Manuka từ New Zealand, thường được chuyên gia khuyến khích sử dụng, tuy nhiên bất kỳ loại mật ong hữu cơ nào cũng đều có tính kháng khuẩn và kháng virut.[1]
    • Nước chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao. Nước cốt của một quả chanh có thể đủ cho khoảng 51% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước chanh cũng có tính kháng khuẩn và kháng virut cao.[2] Do đó, nhiều người tin rằng kết hợp Vitamin C với đặc tính kháng khuẩn khiến chanh rất hữu ích trong việc chữa trị ho.[3]
    • Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong. Trong mật ong đôi khi có chứa độc tố của vi khuẩn có thể khiến trẻ sơ sinh bị ngộ độc. Có ít hơn 100 ca ngộ độc trẻ sơ sinh ở Mỹ mỗi năm và hầu hết các bé hoàn toàn hồi phục, nhưng tốt hơn không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong![4]
  2. Một phương pháp khác để chế biến thuốc trị ho từ mật ong và nước chanh là rửa sạch chanh, thái thành lát mỏng (cả vỏ và hạt chanh). Cho lát chanh và chén mật ong, bắt lên lửa nhỏ và khuấy liên tục trong 10 phút.
    • Khuấy nát chanh.
    • Sau khi nấu xong, lọc hỗn hợp để lấy xác chanh còn thừa, sau đó để vào tủ lạnh.
  3. Cho thêm tỏi vào mật ong và chanh để làm thuốc ho. Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng virut, ký sinh trùng và kháng nấm.[5] Bóc 2-3 tép tỏi và băm càng mịn càng tốt. Cho tỏi đã băm nhuyễn vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi cho thêm nước. Đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Sau đó thêm khoảng ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp mật ong chanh và khuấy liên tục khi đang đun.
    • Làm lạnh hỗn hợp. Khi ho, uống 1-2 muỗng canh tùy theo nhu cầu.
  4. Có thể thêm gừng vào mật ong và chanh. Gừng thường được dùng để cải thiện tiêu hóa và điều trị buồn nôn và nôn mửa, nhưng theo cổ truyền thì gừng còn được dùng như thuốc long đờm. Gừng có thể trị họ bằng cách làm loãng chất nhầy và đờm. Gừng cũng được dùng như thuốc giãn phế quản.[6]
    • Cắt và bóc vỏ khoảng 4 cm củ gừng tươi. Nạo nhỏ gừng và cho vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi cho thêm nước. Đun nóng trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm ¼ đến ⅓ chén nước, khuấy đều hỗn hợp, và cho vào tủ lạnh.
    • Làm lạnh hỗn hợp.
    • Khi bị ho, bạn có thể dùng 1-2 muỗng canh.
  5. Có thể thêm cam thảo vào hỗn hợp mật ong và chanh. Cam thảo cũng là một loại thuốc long đờm. Cam thảo có tác dụng kích thích nhẹ, giúp làm loãng và giải phóng đơm ra khỏi phổi.[6]
    • Thêm 3-5 giọt tinh dầu Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) hoặc 1 muỗng cà phê rễ cam thảo khô vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi thêm nước. Đun nóng hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút sau đó thêm ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp và tiếp tục đun trên lửa nhỏ.
    • Làm lạnh hỗn hợp. Uống 1-2 muỗng canh khi cần.
  6. Bạn có thể dùng glycerin thay cho mật ong. Nếu bạn không có, không thích, hoặc không thể sử dụng mật ong, bạn có thể thay thế bằng glycerin. Đun nóng ½ chén glycerin với ½ chén nước trên lửa nhỏ. Sau đó thêm 3-4 muỗng canh nước cốt chanh vào hỗn hợp. Thêm ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp glycerin-chanh và khuấy trên lửa nhỏ. Làm lạnh hỗn hợp. Khi bạn cần dùng thuốc ho, uống 1-2 muỗng canh, tùy theo nhu cầu.
    • Glycerin được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ "công nhận là an toàn". Glycerin nguyên chất có trong rau củ, có vị hơi ngọt và không màu, glycerin thường được dùng để chế biến thực phẩm ăn được và sản phẩm chăm sóc cá nhân.[4]
    • Vì glycerine có tính hút ẩm – do đó hút nước – nên một lượng nhỏ glycerin rất hữu ích trong việc giảm bớt sưng trong cổ họng.
    • Bạn nên dùng glycerin tự nhiên (và không phải dạng tổng hợp hoặc nhân tạo).
    • Ngoài ra, glycerin còn được dùng để điều trị táo bón, vì vậy nếu có hiện tượng tiêu chảy, bạn nên giảm lượng glycerin dùng trong hỗn hợp thuốc (giảm xuống ¼ chén glycerin với nước ¾ chén nước).
    • Dùng glycerin trong thời gian quá lâu có thể làm tăng lượng đường và mỡ trong máu.[4]

Đánh giá mức độ ho[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn bị ho. Nguyên nhân dẫn đến ho cấp tính phổ biến nhất là: cảm lạnh, cúm (hay còn gọi là bệnh cúm), viêm phổi (nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm), hóa chất kích thích, và ho gà (bệnh ho do nhiễm trùng phổi do vi khuẩn gây ra và rất dễ lây). Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh ho mãn tính: dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản (viêm ống phế quản hoặc ống khí trong phổi), trào ngược dạ dày (GERD), và chảy dịch mũi sau (chất nhầy nhỏ giọt vào cổ họng từ xoang gây ra ho).
    • Đôi khi cũng có một số nguyên nhân khá khó gặp gây ho bao gồm cả rối loạn phổi như Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính.[7]
    • Đôi khi tác dụng phụ của thuốc cũng gây ho. Đặc biệt nhóm thuốc trị huyết áp cao như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE). [7]
    • Ho có thể do tác dụng phụ của một số bệnh khác bao gồm: bệnh xơ nang, viêm xoang mãn tính và cấp tính, suy tim sung huyết, và lao.
  2. Quyết định có nên đi khám bác sĩ hay không. Thử nhiều biện pháp điều trị trong 1-2 tuần. Hầu hết các loại ho đều được chữa khỏi bằng biện pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, nếu không cải thiện sau 1-2 tuần, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và xác định phương pháp điều trị thích hợp.[8]
    • Ngoài ra, bạn cũng nên khám bác sỹ nếu trong vòng 1-2 tuần có hiện tượng sau: sốt hơn 38 độ C trong hơn 24 giờ, ho ra dịch đặc màu vàng xanh (đây có thể là hiện tượng viêm phổi do vi khuẩn gây ra khá nghiêm trọng), ho ra đờm với những vệt màu hơi đỏ hoặc máu hồng nhạt, nôn mửa (đặc biệt nếu ói mửa chất có màu như cà phê – đây có thể là hiện tượng viêm loét chảy máu), khó nuốt, hoặc khó thở, thở khò khè hoặc cảm thấy khó thở.
  3. Xem xét đưa trẻ đi khám bác sĩ. Có một số bệnh có thể làm trẻ tê liệt một cách nhanh chóng và có một số bệnh trẻ đặc biệt dễ mắc phải. Bởi vậy, bạn cần phải kiểm tra triệu chứng ho khác nhau. Với trẻ em, gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có hiện tượng sau:[9]
    • Sốt trên 38 độ C.
    • Ho ông ổng -- có thể là bệnh viêm thanh quản và khí quản (khí quản, ống thở) bị nhiễm khuẩn. Một số trẻ em cũng có thể thở rít hoặc thở khò khè, tức tiếng thở nghe âm thanh rít lên hoặc nghe hổn hển. Nếu bạn nghe thấy một trong những loại âm thanh này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
    • Chứng ho khò khè hoặc rít lại có âm thanh khàn khàn hoặc giống tiếng rít. Đây có thể là triệu chứng viêm tiểu phế quản, có khả năng gây ra bởi virut hợp bào hô hấp (RSC).
    • Khi trẻ hít sâu vào tạo ra âm thanh “ót” giống tiếng gà kêu, như vậy trẻ có khả năng mắc bệnh ho gà.
  4. Quyết định có cần điều trị hay không. Nhớ rằng ho là cách tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, virut, nấm hoặc chất nhầy, và điều này rất tốt! Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều đến nỗi không thể ngủ hoặc nghỉ ngơi, hoặc gây khó thở, thì bạn nên điều trị ho. Trẻ cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc khi bị ho, vì vậy đó là biện pháp điều trị hữu ích nhất.
    • Bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp điều trị tại nhà tùy thích. Những phương pháp điều trị như vậy cũng có thể giúp giữ cho cơ thể đủ nước, thành phần rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể phục hồi.

Lời khuyên[sửa]

  • Uống 2 thìa thuốc ho ưa thích ngay trước khi đi ngủ để giúp bạn ngủ ngon hơn và giúp cơ thể hồi phục.
  • Đảm bảo uống đủ nước, ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày, mỗi ly chứa khoảng 220 ml nước.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này