Tự tin nói trước đám đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù đây là lần đầu tiên hay lần thứ 100 mà bạn nói trước đám đông, là một bài thuyết trình tại giảng đường đại học hay một dự án học thuật, nếu danh sách người thuyết trình có một vài người thuyết trình rất thành công mà bạn ngưỡng mộ hay nếu bạn là người thuyết trình duy nhất, thì việc thuyết trình trước đám đông có thể sẽ rất đáng sợ dù bạn đã chuẩn bị kĩ hay chưa. Vậy nên làm thế nào để bạn từ một người hay hoảng sợ trước đám đông trở thành người thuyết trình đầy tự tin? Cách tốt nhất là thu thập kinh nghiệm, song cũng có những giải pháp để giúp bạn trở nên tự tin hơn nhiều. Hãy tiếp tục đọc bài viết này.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị trước[sửa]

  1. Hiểu rõ thính giả - điều này sẽ giúp trải nghiệm của bạn dễ dàng hơn. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về kiến thức, tuổi tác và số người mà bạn sẽ phải trình bày. Nếu bạn biết họ hi vọng sẽ học được gì từ bài thuyết trình, bạn sẽ chuẩn bị hiệu quả hơn.
  2. Nếu được hỏi về một đề tài cụ thể, ví dụ “Đấu sĩ La Mã”, điều cần thiết là bạn phải biết liệu thính giả của bài thuyết trình là người mới vào nghề, hay là chuyên gia. Việc này sẽ hiển nhiên tác động tới quá trình nghiên cứu của bạn và khả năng truyền đạt. Nếu là người mới, đừng khiến bài thuyết trình trở nên quá khó hiểu với họ, và cũng đừng nói lại những gì mà ai đó đã biết.
  3. Giọng điệu của bài thuyết trình cũng sẽ khác đối với các nhóm nhỏ. Một nhóm thuyết trình lớn (trên 50 người) sẽ thường trịnh trọng hơn các nhóm nhỏ. Đối với các nhóm nhỏ hơn, bạn có thể thêm vào bài thuyết trình một số hoạt động đặt câu hỏi và trả lời để tương tác với họ.
  4. Đôi khi không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy mọi thông tin trước khi thuyết trình nên bạn cần phải tập thích nghi dần. Ví dụ như tôi mong đợi thuyết trình trước 50 – 70 người với một loạt kiến thức, và vì thời tiết trở xấu nên chỉ có 6 người không chuyên xuất hiện trong buổi nói chuyện. Vậy họ là một nhóm ít trang trọng hơn những gì tôi mong đợi trước đó, thế nên tôi đã bắt đầu hỏi về điều mà họ thực sự mong đợi, những điều họ đã biết, ý tưởng và nhận thức trước của họ.
  5. Nghiên cứu – Càng chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình hay bài phát biểu, thì bạn sẽ càng thuyết trình tốt hơn. Nên chuẩn bị thật kỹ thay vì chuẩn bị quá sơ sài. Khi mới bắt đầu tôi đã ghi chú lại mọi thứ mà mình muốn nói, bao gồm cả chuyện đùa và câu châm biếm. Nhiều người nói đây là cách luyện tập không hay nhưng nếu bạn có thể đọc chúng “tự nhiên” thì bạn có thể vượt qua điều này trong giai đoạn đầu. Chỉ những nhà thuyết trình và những nhà diễn thuyết dày dạn kinh nghiệm mới có thể nói mà không cần ghi chú. Thể loại ghi chú này sẽ mang tính cá nhân, và bạn không nên cảm thấy quá áp lực khi sử dụng một phương pháp cụ thể nào đó.
  6. Lưu ý rằng bất kỳ lỗ hổng nào trong nghiên cứu của bạn đều sẽ bị chú ý, và bạn sẽ bị đặt câu hỏi bởi một trong số các thính giả, thế nên để tránh khỏi những phút giây bỡ ngỡ, hãy chắc chắn rằng bạn không hề có lổ hổng kiến thức nào, câu nói mang tính sâu rộng hay điều không chắc chắn. Không bao giờ giả sử rằng “sẽ không ai chú ý” hay “sẽ không ai hỏi về điều đó”. Luôn nghĩ sẽ có ai đó đặt câu hỏi. Thử nghĩ đến mọi câu hỏi có thể đặt ra cho bạn để đảm bảo đã có câu trả lời.
  7. Nếu bạn nghĩ rằng “Mình hy vọng sẽ không có ai hỏi mình……”, thì chắc một điều rằng rồi sẽ có người đặt câu hỏi cho bạn, nên hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời. Tuy nhiên, nếu bạn được đặt một câu hỏi mà không biết câu trả lời, đừng sợ nhận là mình không biết, dù bạn có thể làm giảm tác động của câu “Tôi không biết”, bằng câu “Tôi vẫn chưa nghiên cứu”, hay “đó là một cách suy nghĩ thú vị nhưng tôi vẫn chưa xem xét tới”. Bạn nên chân thật thì tốt hơn là cố giả vờ trả lời, người khác sẽ nhận ra ngay.
  8. Chú ý thời gian – Bạn sẽ bị giới hạn thời gian cho bài thuyết trình, đôi khi chúng cũng linh hoạt (giữa 10 – 15 phút chẳng hạn) và điều này là tốt, vì nói quá thời gian là một hành vi không hay. Tuy nhiên, nếu được quy định là chỉ có 20 phút, hãy đảm bảo là bạn làm đúng thời gian quy định, khi bạn không thể tăng tốc cho bài thuyết trình vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tải, và bạn cũng không muốn bị cắt ngang trước khi kết thúc. Ví dụ nếu có khoảng thời gian 20 phút, thính giả sẽ biết điều này, và sẽ bắt đầu lo lắng khi bạn làm quá thời gian. Điều này sẽ khiến bạn mất tập trung, và chắc chắn rằng họ sẽ không lắng nghe bạn, mà lại nghĩ miên man tới bữa trưa hay tiệc trà.
  9. Mở đầu bằng 2,000 từ trong vòng 10 phút phát biểu. Vậy thì trong một bản diễn thuyết 1 tiếng đồng hồ bạn sẽ cần nói từ 10,000 – 12,000 từ. Có thể quá khó để viết nhiều như thế cho bài diễn thuyết, nhưng đây là nguyên tắc tốt giúp mang lại đủ lượng thông tin cần thiết. Sau một vài trải nghiệm, điều này sẽ diễn ra tự nhiên và bạn sẽ không cần phải tỏ vẻ đã chuẩn bị thế nào. Tốt nhất là diễn giải nhiều thông tin hơn là kết thúc bài thuyết trình sớm chỉ trong 10 phút đầu, như thể bạn là thuyết trình viên mới và không muốn thêm 10 phút nữa cho phần đặt câu hỏi. Bên cạnh đó, nếu bạn được trả tiền để diễn thuyết thì thính giả có thể thấy không xứng với tiền họ bỏ ra.
  10. Luyện diễn thuyết tại nhà, và sắp xếp thời gian thực hiện. Nhớ nói chậm lại hơn bình thường để dễ nghe và dễ hiểu hơn.

Truyền đạt[sửa]

  1. Bạn đã chuẩn bị xong bài thuyết trình, và giờ là lúc bạn cần thực hiện công việc khó khăn: Truyền đạt nó. Càng chuẩn bị tốt thì việc truyền tải càng dễ dàng hơn. Có hàng nghìn người diễn thuyết xuất sắc sẽ có mặt, vì thế đừng ngại chú ý và quan sát phong cách của họ. Tuy nhiên, điều cần thiết để làm một tay diễn thuyết cừ khôi là hãy làm chính mình.
  2. Khi mỗi nhà diễn thuyết đều có một "vai diễn" khi lên bục, vai diễn đó vẫn phù hợp với tính cách của họ. Ví dụ nếu không thích đùa giỡn trong cuộc sống thực tế thì đừng mang điều đó vào bài diễn thuyết – không gì tồi tệ hơn khi “trò đùa học thuật” bị thất bại. Nếu bạn là người huyên náo và năng động trong cuộc sống thì hãy như thế khi diễn thuyết. Bạn có thể vừa chuyên nghiệp vừa hài hước cùng lúc miễn là điều đó phù hợp.
  3. Để bắt đầu, đơn giản tập trung vào bài diễn thuyết, rõ ràng và súc tích. Có rất nhiều cách khác nhau để làm điều này. Như đã đề cập trong lần nói chuyện trước đám đông đầu tiên của tôi, tôi ghi chú đầy đủ mọi thứ. Một vài người dùng thẻ liệt kê, chứa từ khóa, hay tiêu đề. Tuy nhiên điều này không có tác dụng với tôi. Khi có kinh nghiệm dày dạn hơn, có thể bạn sẽ phải xử lý danh sách các tiêu đề, hoặc thông tin chính, như tên và ngày tháng hay những trang slide nhắc nhở.
  4. Bạn cần thử nghiệm nhiều phương pháp ghi chú, và làm theo những gì bạn cho là đúng. Một nhà diễn thuyết giỏi cần phải tự tin, vì thế, sẽ vô ích khi bạn cứ lo lắng về phương pháp ghi chú và liệu mình có quên điều gì quan trọng. Nếu bạn cần viết lại mọi thứ trong trường hợp tâm trí trở nên “trống rỗng” thì hãy làm như thế. Không có gì sai với liệu pháp tinh thần, điều mà giúp bạn trở thành một nhà diễn thuyết giỏi nếu không lường trước mọi tình huống có thể xảy ra.
  5. Luôn đọc ghi chú trước khi đến điểm hẹn để nhớ rõ hơn và giúp bạn bớt phụ thuộc vào những tờ ghi chú hơn. Luôn nhớ rằng bạn là người duy nhất biết CHÍNH XÁC điều bạn dự định sẽ nói, thế nên nếu có bỏ lỡ điều gì thì cũng sẽ không ai biết.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng lo lắng hay hồi hộp, điều đó sẽ làm giảm đi sự tự tin. Giữ tự tin bằng cách thể hiện sự hào hứng và hăng hái.
  • Thính giả tham dự là để nghe bài diễn thuyết của bạn nên họ cảm thấy thích thú với những điều bạn đang nói. Hãy tận hưởng trải nghiệm khi được là trung tâm của mọi sự chú ý. Không gì tuyệt vời hơn là có người thể hiện sự hứng thú với những ý tưởng, suy nghĩ và kiến thức của mình. Thế nên hãy tận hưởng trải nghiệm đó, và làm cho bài diễn thuyết phản ánh đúng con người bạn, tính cách và sở thích của bản thân. Nói trước đám đông nên là niềm vui chứ không phải là một việc vặt.
  • Mỗi lần diễn thuyết sẽ trở nên dễ dàng hơn, vì vậy đừng căng thẳng nếu bạn lỡ làm hỏng một vài lần, dù bạn phải diễn thuyết với tầm cỡ quốc tế, trên truyền hình, hay chỉ trước một vài người tại nơi bạn sống.