Thảo luận:Lecture:Sinh học Đại cương MIT 7.013

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các thảo luận trong khóa học xin viết tại đây. Và đề nghị ký tên mình bằng cách viết 4 dấu ~ (như thế này ~~~~) sau khi kết thúc thảo luận. WikiSysop 11:37, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (CST)

Phân nhóm[sửa]

To Minh: cậu nên chia nhóm sơ qua đi , rồi mọi người sẽ thắc mắc, xin chuyển đổi sau, chứ bây giờ chưa biết rõ các thành viên, thì cũng khó để nhận ai là người cùng nhóm với mình lắm. Lê đoàn thanh lâm 22:52, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (CST)

Lâm xem phân nhóm sơ bộ ở trang Danh sách học viên xem có thắc mắc gì k? WikiSysop 02:57, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (CST)

Mới có 6 người gửi thông tin thôi, biết đường nào mà chia. Anh Hiếu chia như thế thì nhóm em đi đứt rồi, không đủ khả năng thảo luận. Bây giờ mọi người còn chưa add nick yahoo của em vào nữa. Voime7 06:41, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (CST)

Không cần thiết phải coi trọng việc thảo luận giữa các nhóm đâu. Trong buổi thảo luận là 1vs16 với mục đích tôi luyện kiến thức chứ ko phải là tranh đấu giữa các nhóm. Quan trọng là mọi ng phải tự rèn luyện mình tính tự giác và kỷ luận. Những bài đầu tiên không hề nặng nề gì quá mà chỉ là như đi dạo chơi thôi. Để mọi ng ko coi khóa học là 1 áp lực về thời gian.
Anh đang tính rút tên ra khỏi danh sách học viên vì nếu ở trong 1 nhóm thì anh chỉ giúp được 1 nhóm 4 người (là lệch đi cán cân mà cũng làm các thành viên khác ỉ lại) để anh chỉ quan tâm phụ trách lớp thì anh sẽ có nhiều thời gian thiết kế câu hỏi và mở rộng topic điều này có lợi cho cả course. Mọi người thấy thế nào?. WikiSysop 02:55, ngày 11 tháng 2 năm 2006 (CST)
ok, anh cứ rút. Không phải tranh đấu giữa các nhóm, mà giữa các nhóm phải cân bằng, vì anh sẽ là người phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm, mà từng người trong mỗi nhóm không hiểu mình cần làm gì, cần phối hợp với người khác ra sao thì sẽ rất khó, và họ sẽ càng ỷ lại hơn. Bởi chúng ta không chỉ học kiến thức mà còn học cách hợp tác nữa, có hiểu nhau, rõ sở trường của nhau thì mới dễ hợp tác.
Nếu là 1vs16 hay 17 , 18 thì sẽ có người chẳng bao giờ chịu hỏi. Và em cũng không biết có bao nhiêu người bỏ cuộc giữa chừng nữa (vì bận thi, vì không theo kịp...)
Mở rộng về mảng nào?

Voime7 10:45, ngày 11 tháng 2 năm 2006 (CST)

đồng ý với ý kiến của WikiSysop và voime7. User:Phương
đồng ý User:Hoàng
đồng ý hoàn toàn Hoahoc12a5 11:18, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (CST)
đồng ý.Chiothu 19:24, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (CST)
đồng ý Võ Thị Phương Thảo 05:42, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (CST)
đồng ý Lương 15:00, ngày 28 tháng 2 năm 2006
đồng ý Nga 05:04, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (CST)
đồng ý Vũ Thị Thu Hằng 10:38, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (CST)

đồng ý và sẽ cố gắng hết mình tham gia khóa học Nguyễn Thị Xuân Nguyên 02:41, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (CST)


Tôi đã vào link đăng kí mail group nhưng được báo là không có địa chỉ đó. Và xin hỏi YM nick của Minh vì tôi đã tìm trong trang thông tin cá nhân mà không thấy. Tôi thấy đã là khóa học online thì tính tự giác được đặt lên hàng đầu. Có thể ban đầu sẽ có nhiều người chưa quen và sẽ không theo kịp cho nên chúng ta phải tích cực góp ý xây dựng khóa học cũng như hỏi tất cả những gì mình không rõ trong bài học. Tôi tin khi trả lời một cách cởi mở thì sẽ có nhiều người mạnh dạn hỏi hơn. Phạm thị khánh vân 02:40, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (CST)
Hoan nghênh Vân đăng ký sau nhưng thực hiện nhiệm vụ rất trôi chảy. Mình đồng ý với những nhận xét về khóa học của Vân. Địa chỉ mail group vẫn như vậy http://groups.google.com/group/7013_MIT_2006 bạn xem lại xem. Nick YM của Minh voime7. Chúc Vân đạt kết quả tốt. Cao Xuân Hiếu 02:50, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (CST)

Vũ Thị Thu Hằng 10:38, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (CST)

Cách tính điểm cho huy chương[sửa]

Huy chương nhóm xuất sắc được 1 điểm, huy chương đồng 3 điểm, bạc 5, vàng 7. Huy chương sáng kiến, thông thái và cách tiếp cận khoa học thì tương đương 8 điểm (ko phải tuần nào cũng trao. Huy chương quản lý tốt cũng được 5 điểm (trao ko thường xuyên).

Các bạn có ý kiến thay đổi và hoàn thiện cách tính điểm xin ghi vào đây.

Cộng tác trong học tập[sửa]

Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này. Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:

Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm giải pháp Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ. Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp. Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại

Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?

  • Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm. Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.
  • Nhóm gồm 3 đến 5 người. nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc
  • Các nhóm dưới chỉ định của người lãnh đạo thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ định lẫn nhau
  • Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm
    • Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội
    • Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.
    • Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.
    • Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học. Tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề tăng thêm chi tiết để cân nhắc
  • Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.
    • Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.
    • Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp nếu sau khi mọi biện pháp khuyên can đều không thành.(cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm đó nhận)
    • Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ làm phần lớn công việc trong khi người khác không làm hoặc không giúp đỡ. (Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp của họ)
  • Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm:
    • Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ
    • Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân.
    • Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Và đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh nghiệm, cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy chấp nhận thử thách đó, nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn cần sự giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.

Quá trình:


  • Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải quyết vấn đề.
  • Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn, kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu nhóm có mâu thuẫn.
  • Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công việc cũng như trục trặc nếu có.

Các nhóm gặp khó khăn khi làm việc với nhau nên gặp người hướng dẫn để trình bày hoàn cảnh của nhóm.

lê đoàn thanh lâm 07:34, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (CST)

Bảng thời gian online[sửa]

  • Về việc thời gian online cố định, em nghĩ cần phải linh hoạt, vì trong lớp ta có 5 thành viên không online liên tục được vì không có máy tính nối adsl ở nhà mà phải dùng dial up hoặc ra ngoài quán internet. Do vậy các bạn đó nên viết sẵn những mục mình làm được ở nhà, rồi đem ra quán, hoặc online một lát nếu dùng dial up (chừng 5-10 phút) để gửi nội dung lên.

Voime7 09:04, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)

Anh đồng ý với ý kiến của Minh, mục đích của viết rõ ràng bảng online để mọi ng đều có ý thức là hàng ngày cần phải online tự học chứ ko dồn việc vào hôm thứ 6, thứ 7. Đây không phải là "cố định" đâu. Ngoài ra, việc mọi ng sắp thời gian thì cũng giúp cho họ phát hiện những ng có thể online cùng lúc với mình để tiện trao đổi. WikiSysop 09:09, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)
  • Xin hỏi là có bắt buộc online vào thứ bảy( 20 h )hàng tuần không? Nhưng nếu vắng thì sao? Phương 15:35, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (CST)
Thứ 7 về nguyên tắc là có thể vắng mặt. Nhưng em ko online vào bất kỳ buổi thứ 7 nào thì sẽ ko tham gia trình bày báo cáo /bài giảng được, đó là thiệt thòi cho em. Còn nếu em vẫn thực hiện các nhiệm vụ và theo dõi khóa học sát sao thì ko sao cả. Cao Xuân Hiếu 17:05, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (CST)
Không phải là em không online buổi thứ bảy nào, khi nào đến lượt em trình bày thì em sẽ có mặt. Phương 18:01, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (CST)

Hướng dẫn và giải thích mã wiki[sửa]

Tên người khi có màu xanh hay màu đỏ là do đã đặt liên kết tới trang thành viên của người đó. Nếu trang thành viên này đã được viết thì sẽ có màu xanh. Chỉ cần click vào chữ màu xanh là bạn có thể xem thông tin về học viên này cũng như gửi tin nhắn, email tới người này.
Việc tạo liên kết như vậy rất dễ dàng và mỗi học viên có thể tự làm được bằng cách viết [[Thành viên:nick đăng ký trên VLOS | họ tên muốn hiển thị]] . Giờ đây bạn có thể tự đặt các liên kết tới trang thành viên của chính mình. Chúc các bạn thành công. WikiSysop 10:14, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)

  • Cho hỏi về việc đưa ảnh lên VLOS chưa thạo lắm . Còn mọi vấn đề ở trên đều nhất trí. lê đoàn thanh lâm 10:10, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)
Đưa ảnh lên gồm 3 bước: 1) lưu ảnh thành 1 file trên máy tính (select ảnh khi mở file pdf bằng acrobat reader; chọn copy images, mở 1 chương trình xử lý ảnh (vd. Adobe Photoshop) rồi paste image lên 1 file mới, lưu file image này dưới đuôi là jpg); 2) upload lên host của VLOS bằng công cụ Special:Upload, tìm file đã lưu trên PC, 3) đưa hình ảnh vào bài viết xem tại Trợ giúp:Sửa đổi, Trợ giúp:Hình ảnh. Nếu Lâm cần hỏi thêm chi tiết bước nào thì cứ hỏi. Xem ví dụ tại chương 1. WikiSysop 10:14, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)


Thảo luận[sửa]

  • cho hỏi về phần thảo luận thứ bảy, anh H chia các nhóm thảo luận các luồng khác nhau là sao? và phần thuật ngữ? có phải là phải giải thích được nghĩa là gì? Phương 15:53, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (CST)
Phần thảo luận, tất cả mọi ng đều có quyền tham gia thảo luận tất cả các luồng. Tuy nhiên, nhóm đã được phân công luồng nào thì phải bố trí người tìm hiểu về vấn đề đó và có những lời giải bắt buộc cho vấn đề đã đưa ra. Điều này để trách những luồng ko có người tham gia.
Phần thuật ngữ, mọi ng phải giải thích ý nghĩa của thuật ngữ đó. Viết điều này trên Wikipedia tiếng Việt vì ở đó đã có sẵn một số thuật ngữ rồi. Chúng ta sẽ lưu các liên kết lại trên VLoS để sau này có gặp lại thuật ngữ đó thì tiện tra cứu.
Cao Xuân Hiếu 16:36, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (CST)
  • hello mọi người , cuối cùng thì Phương cũng tìm đươc password để truy cập lại VLOS :). P có ý kiến thế này: nếu có thông tin gì về MIT ( ví dụ như thay đổi giờ...)thì nên báo qua mail , vì nhắn qua YahooMess có nguy cơ người nhận không đọc được vì ko mở YahooMes thường xuyên.

Cảm ơn X.Cường đã nhắn tin. Phương 16:08, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (CST)