Thảo luận:Nguồn gốc Tết Đoan ngọ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mùng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ việc tưởng nhớ đến cái chết của Khuất Nguyên. Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó. Tác giả Trung Hoa tên là Nghê Nông Thủy cũng khẳng định “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa"

Về từ nguyên, Đoan ngọ có thể hiểu nôm na là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan (开) nghĩa là bắt đầu. Ngọ (午) chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Theo lịch kiến Dần (nông lịch hiện nay), tháng năm là tháng Ngọ . “Ngày 5” âm Hán Việt đọc là “ngũ nhật” (五日trong đó “ngũ” (五/wu/) đồng âm với “ngọ” (午/wu/), cho nên Đoan ngọ còn gọi là Đoan ngũ (端五). Như vậy, ngày Đoan ngọ là thời điểm mở đầu những ngày nóng nhất của tháng nóng nhất trong năm (nên gọi tết Đoan dương). Ngày Đoan ngọ rất gần với tiết Hạ chí trong nhị thập tứ tiết khí nông lịch, do vậy tết Đoan ngọ báo hiệu mùa nóng quay về. Vì ngày Đoan ngọ mở đầu quãng thời tiết nắng nóng oi bức, dân chúng nhiều người bị bệnh, cho nên dân chúng đã tổ chức cúng vái để cầu được bình yên, tránh các trắc trở do thời tiết gây ra. Theo quan niệm xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh), nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều hơn và gây tai hại. Thế nhưng nhưng giết sâu bọ không phải là chuyện dễ dàng và không phải vào bất cứ thời gian nào. Chỉ đến ngày mồng 5 tháng năm chúng mới ngoi lên, là cơ hội quan trọng để trừ khử. Thế nên người ta còn gọi ngày này là Tết giết sâu bọ, cũng vì thế vào ngày này dân ta thường ăn rượu nếp và những thứ quả có vị chua chát để giết giun sán và sâu bọ là như thế.

Ngoài ra người ta cũng biết đến ngày này với ý nghĩa là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ (dựa trên nền tảng của nguyên lý học thuật cổ phương Đông), tuy ngày nay nó đã không được phổ biến như xưa nhưng dấu ấn của nó đã đưa thêm bằng chứng xác thực về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ.

(Sưu tầm)

Nguyenthephuc, 16:02, 20/6/2015 (UTC)