Thảo luận:Những lý giải mới về thời gian và bản chất của ánh sáng từ thí nghiệm của Michelson-Morley, phần I

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chào bạn Cú Mèo, đặt vào ngữ cảnh mình hiểu có thể ý tác giả là: "nếu có quán tính và có lực tác dụng thì vận tốc thay đổi trên đường đi" (theo quan điểm cơ học cổ điển). Và tất nhiên là mình cũng không đồng ý với lập luận trong bài viết, hạt "chịu lực tác dụng" vẫn có thể giữ nguyên vận tốc và thay đổi... khối lượng theo quan điểm thuyết tương đối (tại sao lại không?) Mặt khác, có lẽ thú vị nhất của ánh sáng là nó vừa là sóng, vừa là hạt, hoặc nói đúng hơn nó vừa không là sóng, vừa không là hạt (nhưng cái này liên quan đến lượng tử chứ không dính gì đến thuyết tương đối hẹp) :D.

Phạm Thạch Thảo, 10:10, 17/10/2011 (UTC)

:"khi đã coi sự di chuyển của ánh sáng là hạt thì không thể bỏ qua quán tính của hạt để coi tốc độ di chuyển là một hằng số" Vậy có quán tính thì tốc độ phải thay đổi trên đường đi ư? Phải chăng do quán tính nên vật di chuyển chậm lại giống như quan niệm từ thời Aristot :))

cúmèo89 (thảo luận) 11:00, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (CEST)