Thảo luận Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Dạy con bằng nghệ thuật rang lạc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong phần bình luận, chính tác giả bài viết có một bình luận rất đáng lưu tâm:

[Trích] Mùa hè ôn thi tốt nghiệp cấp ba, có một lần cả khối 12 rủ nhau không mặc áo dài. Thầy hiệu trưởng thấy thế giận lắm. Đầu giờ thầy thông báo qua loa, mời tất cả nữ sinh không mặc áo dài lên hội trường. Chúng tôi lo lắng lắm, vì thầy rất nghiêm. Khi chúng tôi đã yên vị, thầy chậm rãi nói, đại ý: Khung cửa vào đời là một khung cửa hẹp, nó không thênh thang như các em nghĩ đâu. Thế nên, các em sẽ luôn phải rèn giũa để có thể lọt qua khung cửa ấy, nếu không, các em sẽ mắc kẹt. Cái áo dài chỉ là một trong rất nhiều những khung cửa cụ thể, thế mà các em đã không thể vượt qua.

Thầy rất buồn... Câu nói của thầy làm cả hội trường lặng đi. Bạn tôi, nhiều người cho đến giờ vẫn nhớ lời thầy để sửa mình.

Tôi đi dạy và hướng dẫn con, cứ khi nào đứng vào vị trí của người dạy dỗ thì tôi cảm thấy mình thất bại.

Tôi thường kể một câu chuyện, hay bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mìnhđể các em tự thảo luận và đưa ra chính kiến. Như thế tôi thấy các em thấm thía và nhớ lâu, và vận dụng sáng tạo... Còn ngược lại bảo các em phải thế này, phải thế kia... thì các em cứ ì ra.

Chỉ là những chia sẻ, còn nhận định đánh giá là của mọi người. Tôi cũng rất ủng hộ trường phái “tùy cơ ứng biến”. Vì cách đó rất phù hợp với bản chất “linh động” của người Việt mình.

Song một đứa trẻ lì lợm nhất, ngang bướng nhất cũng hoàn toàn có thể là một đứa trẻ nhạy cảm và dễ tác động. Vấn đề là ta khó có thể hiểu thấu đáo một thực thể khác ta, để mà có giải pháp chính xác. Nên dẫu sao thì cũng phải thật thận trọng, kỹ càng, kiên nhẫn...

[Hết trích]

(Cù Thị Thanh Huyền, Đồng Nai, gửi lúc 19/10/2009 17:26:34)

Nguyenthephuc, 13:28, 21/4/2015 (UTC)