Thấu hiểu quyển sách bạn đang đọc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Có bao giờ bạn đọc một đoạn văn trong một quyển sách nào đó và nhận ra rằng bạn không hiểu bất kỳ một từ ngữ nào trong đó? Đây là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể giải quyết. Đã đến lúc bạn cần phải tận dụng toàn bộ năng lượng của sự tập trung!

Các bước[sửa]

  1. Lựa chọn quyển sách mà bạn muốn đọc. Nếu bạn lựa chọn loại sách có thể thu hút và kích thích sự quan tâm của bạn, bạn đã hoàn tất một nửa công việc.
  2. Đọc chương đầu tiên một cách chậm rãi. Không nên nóng vội. Nếu bạn thích một đoạn văn hoặc một câu văn nào đó, bạn có thể đọc lại nó. Cứ từ từ.
  3. Đưa ra sự so sánh. So sánh sự hiểu biết của bạn giữa chương đầu tiên và bản tóm tắt hoặc bản phân tích trực tuyến. Tiếp tục thực hiện tương tự cho các chương còn lại nếu muốn.
  4. Sử dụng ghi chú để hỗ trợ. Sau khi bạn đã đọc xong một vài chương của quyển sách, bạn nên viết ra tên và đặc điểm của nhân vật chính. Nếu bạn hiểu rõ nhân vật, bạn sẽ có khả năng liên kết và cảm thông với họ. Hãy sử dụng một quyển sổ tay.
  5. Tiếp tục đọc sách. Bạn nên đọc sách với tốc độ phù hợp và nghỉ giải lao khi bạn cảm thấy khó chịu.
  6. Xem xét lại cảm giác của bản thân. Khi bạn đọc đến phần cuối của chương sách hoặc chương cuối cùng của quyển sách, bạn nên dành một vài phút để suy nghĩ về cảm xúc mà nó đem đến cho bạn. Buồn bã? Vui vẻ? Bối rối và mụ người hay sôi nổi và hào hứng? Chán nản? Khó chịu? Bạn nên suy nghĩ về chúng, và sử dụng càng nhiều tính từ bộc lộ cảm xúc càng tốt. Bằng cách này, bạn đang in sâu ấn tượng về quyển sách vào tâm trí và kích hoạt kỹ năng học hỏi để giúp bản thân tiếp nhận nhiều ý nghĩa khác nhau của câu chuyện.
  7. Thiết lập bản đồ cốt truyện. Tóm tắt ý chính của từng chương sách trong vòng một vài câu. Biện pháp này sẽ giúp bạn nắm rõ toàn bộ cốt truyện.
  8. Sử dụng âm thanh để hỗ trợ. Nếu có thể, bạn nên lắng nghe toàn bộ câu chuyện trên băng ghi âm. Đây là phương pháp khá thú vị và nếu bạn là người thích nghe âm thanh, biện pháp này sẽ giúp bạn giải mã và ghi nhớ ý nghĩa của câu chuyện một cách tốt hơn. Bạn nên liên hệ chủ đề hoặc phần quan trọng trong quyển sách với cuộc sống của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng câu chuyện trong bài tiểu luận mà bạn viết.
  9. Cố gắng bắt đầu từ đoạn giữa của quyển sách và quay về điểm bắt đầu nếu bạn gặp phải chi tiết mà bạn không hiểu. Ví dụ, chương đầu tiên của The Hobbit khá nhàm chán. Từ chương thứ 2 trở đi, câu chuyện sẽ vô cùng thú vị, có liên quan đến nhau, và trên hết là sự xuất hiện của những con rồng, nhện khổng lồ, yêu tinh, và một chiếc nhẫn có quyền năng khiến người đeo nó trở nên tàng hình. Nếu bạn bắt đầu từ chương đầu tiên, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đọc tiếp câu chuyện.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên đọc sách tại môi trường yên bình, tĩnh lặng, trừ khi bạn sở hữu kỹ năng tập trung khá tốt. Nếu bạn đọc sách trong lớp học hoặc tại trạm chờ xe buýt, có thể bạn sẽ không hiểu được điều bạn đọc.
  • Đọc chậm để có thể tận hưởng câu chuyện.
  • Nếu một đoạn văn nào đó khá khó hiểu, bạn nên đọc lại nó nhiều lần để có thể nắm ý chính.
  • Có lẽ bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho một vài loại sách cụ thể. Vấn đề này tùy thuộc vào sở thích cá nhân hơn là mức độ "hay" hoặc "dở" của quyển sách. Hãy tìm kiếm lý do khiến bạn không thích nó. Nếu nó chứa đầy mô tả và bạn yêu thích câu chuyện có thêm nhân vật và nhiều cuộc đối thoại hơn, bạn có thể bỏ qua những đoạn thông tin nhàm chán này. Bạn luôn có thể quay về đọc nó sau.
  • Nếu bạn muốn tham khảo ý nghĩa tượng trưng sâu sắc hơn, bạn nên tham gia khóa học về văn học, hoặc đọc quyển sách Cách để Đọc Văn học như Một Giáo sư của Thomas Foster.
  • Nguyên tắc cơ bản đó là: Nếu bạn đã đọc khoảng 10% quyển sách mà bạn không cảm thấy hứng thú, bạn nên tìm loại sách khác mà bạn muốn đọc. Tuy nhiên, nếu nó có liên quan đến bài tập được giao trên lớp, điều đáng buồn là bạn phải cố gắng đọc nhiều hơn 10% đó!
  • Đọc sách tại nơi không có tác nhân xao nhãng.
  • Chắc hẳn bạn đọc sách là vì một lý do chính đáng nào đó. Bạn nên tập trung hoặc chú ý nhiều hơn đến chi tiết của quyển sách mà bạn đang đọc.
  • Nếu bạn không hiểu rõ câu chuyện, bạn chỉ cần đọc lại nó càng nhiều lần càng tốt!

Cảnh báo[sửa]

  • Sở thích là của riêng bạn. Không nên cố gắng hoàn tất một quyển sách chỉ bởi vì một người nào đó yêu thích nó. Bạn nên ghi nhớ quy tắc 10% và bạn sẽ làm tốt.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Một quyển sách mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú với nó
  • Một nơi bình yên và tĩnh lặng
  • Giấy
  • Bút chì hoặc bút bi
  • Quan trọng nhất là tư duy dễ lĩnh hội

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này